Bản tin Thủy sản ngày 18/1/2024: Hướng tới kiểm soát 100% sản lượng đánh bắt

Xây dựng các cảng cá hướng tới kiểm soát 100% sản lượng đánh bắt; Khánh Hòa lập danh sách các tàu cá có nguy cơ vi phạm cao để quản lý.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 18/1/2024: Hướng tới kiểm soát 100% sản lượng đánh bắt

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 18/1/2024: Hướng tới kiểm soát 100% sản lượng đánh bắt

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Xây dựng các cảng cá hướng tới kiểm soát 100% sản lượng đánh bắt

Thưa quý vị và bà con, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến vừa làm việc với UBND tỉnh Thái Bình về các vấn đề liên quan đến chống khai thác IUU và tháo gỡ vướng mắc trong quá trình xây dựng cảng cá Thụy Tân (là cảng loại I) trên địa bàn huyện Thái Thụy. Theo đó, ướng mắc lớn nhất hiện nay trong tiến độ xây dựng cảng cá Thụy Tân là chưa thống nhất được vị trí triển khai do liên quan đến vấn đề quy hoạch. Với quyết tâm gỡ “thẻ vàng” của EC, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ và tỉnh sẽ hợp tác để tháo gỡ các khó khăn, sớm triển khai xây dựng cảng cá. Việc quy hoạch, xây dựng các cảng cá cần hướng đến mục tiêu kiểm soát 100% sản lượng đánh bắt thủy hải sản, tránh tình trạng chỉ nắm được 10% như hiện nay.

  • Khánh Hòa lập danh sách các tàu cá có nguy cơ vi phạm cao để quản lý

Cũng liên quan tới hoạt động khai thác thủy sản bền vững, UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt kế hoạch triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chống khai thác IUU để chuẩn bị đón và làm việc với đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) lần thứ 5; đồng thời đặt ra các nhiệm vụ trong việc triển khai chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh trong năm 2024. Theo đó, yêu cầu các lực lượng chức năng, chính quyền các địa phương lập danh sách các tàu cá không tham gia khai thác thủy sản và các tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU để theo dõi, quản lý. Từ nay đến cuối tháng 2, tỉnh sẽ hoàn thiện thủ tục để ban hành nghị quyết hỗ trợ cước thuê bao duy trì hoạt động giám sát hành trình tàu cá trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2024 – 2026.

  • Bình Thuận phấn đấu khai thác 210.000 tấn thủy sản

Về nhiệm vụ phát triển thủy sản năm 2024 tại các địa phương, nhiều năm qua, người dân Bình Thuận phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn lợi thủy sản phong phú, có giá trị kinh tế cao. Trong năm 2023, tình hình khai thác thủy sản biển trong tỉnh tương đối thuận lợi. Phát triển khai thác thủy sản vùng khơi hiệu quả, bền vững trên cơ sở giảm dần cường lực khai thác, tổ chức tốt dịch vụ hậu cần nghề cá. Năm 2023 sản lượng thủy sản khai thác đạt hơn 235.000 tấn, tăng 1,7% so với năm 2022. Trong năm 2024, tỉnh phấn đấu sản lượng khai thác thủy sản đạt 210.000 tấn. Để hoàn thành chỉ tiêu đề ra, ngành nông nghiệp có kế hoạch cơ cấu lại đội tàu khai thác hải sản xa bờ gắn với dịch vụ khai thác thủy sản. Tiếp tục phát triển khai thác thủy sản xa bờ hiện đại, bền vững, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

  • Quảng Ninh đặt mục tiêu thả 5 triệu con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

Đối với hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bước vào năm 2024, Quảng Ninh xác định duy trì việc quản lý, giám sát nghiêm các tàu cá đang hoạt động trên địa bàn, không để xảy ra vi phạm là nhiệm vụ quan trọng. Tỉnh cũng đã thành lập, duy trì hoạt động nhóm thông tin quản lý tàu cá cấp tỉnh đối với tàu từ 15m trở lên, tổ chức trực ban 24/24 giờ, theo dõi, giám sát tàu cá trên biển thực hiện ghi chép, lưu trữ thông tin tàu cá vi phạm, hướng dẫn, hỗ trợ chủ tàu cá thực hiện giám sát hành trình... Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu thả được tối thiểu 5 triệu con giống thủy sản tái tạo nguồn lợi cho các vùng biển ven bờ và sông, hồ, đập trên địa bàn.

  • Tuyên Quang nhân rộng mô hình nuôi thủy sản gắn với du lịch

Trong lĩnh vực phát triển thủy sản gắn với du lịch, UBND tỉnh Tuyên Quang vừa tiến hành khảo sát thực tế các mô hình xây dựng, phát triển trang trại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. Đoàn công tác đã khảo sát 3 mô hình tại Hợp tác xã Thủy sản Làng Chài, thị trấn Na Hang có quy mô 140 lồng cá, doanh thu đạt trên 5,6 tỷ đồng/năm, 2 mô hình du lịch trải nghiệm tại xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, một mô hình có trên 3.000 con cá bỗng, cá trắm, doanh thu trên 3 tỷ đồng/năm và mô hình còn lại có 280 lồng cá, trong đó có 6 lồng cá tầm, doanh thu khoảng 5 tỷ đồng/năm. Các mô hình được đánh giá cao về hướng đi, quy mô sản xuất và trong thời gian tới cần chú trọng hơn trong việc liên kết tìm đầu ra sản phẩm.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 18/1/2024: Hướng tới kiểm soát 100% sản lượng đánh bắt

Xây dựng các cảng cá hướng tới kiểm soát 100% sản lượng đánh bắt; Khánh Hòa lập danh sách các tàu cá có nguy cơ vi phạm cao để quản lý.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Thời sự

Thủ tướng yêu cầu tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì; Diện tích rừng nâng mức báo động ở Cà Mau có thể lên đến gần 40.000 ha.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã
Thời sự

Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã; Việt Nam phát triển nuôi biển theo 4 vùng chính; Cua nuôi thiệt hại - Nông dân khó khăn.

Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã