Bản tin Thủy sản ngày 18/3/2024: Bảo vệ hệ sinh thái ven biển ĐBSCL

Bảo vệ hệ sinh thái ven biển ĐBSCL; Hà Tĩnh: Tạm dừng mở rộng diện tích nuôi nhuyễn thể; Bảo vệ môi trường khi khai thác xa bờ.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 18/3/2024: Bảo vệ hệ sinh thái ven biển ĐBSCL

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 18/3/2024: Bảo vệ hệ sinh thái ven biển ĐBSCL

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Bảo vệ hệ sinh thái ven biển ĐBSCL

Thưa quý vị và bà con, tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, lãnh đạo Cục Thủy sản và các tỉnh ĐBSCL phối hợp cùng Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên - WWF Việt Nam vừa tổ chức lễ khởi động Dự án Bảo vệ hệ sinh thái ven biển vùng ĐBSCL. Kiên Giang và Sóc Trăng là 2 tỉnh ở vùng ĐBSCL được chọn triển khai và hưởng lợi từ dự án này. Dự án có kinh phí 2,9 triệu USD, với mục tiêu tập trung hỗ trợ nhằm giảm thiểu các mối đe dọa đến đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản ven bờ, cũng như tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của vùng ven biển tại khu vực ĐBSCL.

  • Hà Tĩnh: Tạm dừng mở rộng diện tích nuôi nhuyễn thể

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, để đảm bảo môi trường nuôi an toàn, hạn chế dịch bệnh và đầu ra sản phẩm ổn định, năm 2024 ngành nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh chủ trương tạm dừng mở rộng, ổn định diện tích vùng nuôi nhuyễn thể theo quy hoạch; chú trọng đưa các giống nhuyễn thể có lợi thế vùng miền vào nuôi trồng. Theo thống kê, năm 2023, diện tích nuôi nhuyễn thể toàn tỉnh này đạt 422 ha, chiếm hơn 15% diện tích nuôi trồng thủy sản mặn lợ, với các đối tượng nuôi chính gồm: ngao, hàu, vẹm, ốc hương. Sản lượng nuôi đạt hơn 3.500 tấn, tăng 4% so với kế hoạch. Hiện nay bà con đang xử lý môi trường, củng cố các vùng nuôi để chuẩn bị thả giống vào đầu tháng 4 theo đúng lịch thời vụ.

  • Bảo vệ môi trường khi khai thác xa bờ

Cũng liên quan tới hoạt độngbảo vệ môi trường nhung trong lĩnh vực khai thác, ngành chức năng tỉnh Bình Định vừa ban hành quy trình kiểm soát, quản lý rác thải nhựa trên tàu cá trong các chuyến biển của ngư dân trong tỉnh. Mục tiêu đến năm 2030, 100% ngư dân Bình Định hoạt động khai thác thủy sản trên các tàu cá được tuyên truyền, tập huấn về quản lý, hành động giảm thiểu rác thải nhựa đại dương; 100% tàu khai thác thủy sản thu gom rác thải nhựa của tàu cá đưa vào bờ  xử lý. Quy định này áp dụng đối với chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên các tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên khi tham gia khai thác thủy sản xa bờ và các đơn vị, tổ chức tham gia quản lý, kiểm soát rác thải nhựa đại dương tại các Cảng cá Quy Nhơn, Đề Gi và Tam Quan.

  • Nuôi tôm công nghệ cao cho kết quả tốt nhưng chi phí đầu tư lớn

Những năm gần đây, tại các huyện Cần Giờ, Nhà Bè của TP.HCM, nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm thẻ chân trắng đã mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân. Tại Cần Giờ, hiện có khoảng 2.200 ha nuôi tôm. Nuôi theo phương pháp truyền thống gặp nhiều rủi ro, do đó người dân đang tích cực đầu tư phát triển nuôi tôm theo hướng ứng dụng công nghệ cao… Bước đầu, các mô hình nuôi tôm ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao đều cho kết quả khả quan, từng bước thích ứng với sự biến đổi của khí hậu, kiểm soát được dịch bệnh, tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, theo người dân địa phương, khó khăn lớn nhất hiện nay là kinh phí đầu tư mô hình nuôi tôm theo công nghệ cao rất lớn, từ 800 triệu đến cả tỷ đồng/5.000 m2 ao.

  • Hải Phòng: Sản lượng thủy sản 2 tháng đầu năm đạt 8 nghìn tấn

Thưa quý vị, theo Chi cục Thủy sản Hải Phòng, hiện nay, trên địa bàn thành phố đang có tổng số 842 tàu cá đang còn hoạt động và đã được đăng ký trên hệ thống VnFishbase. Năm nay, kế hoạch khai thác của Hải Phòng đặt ra là 124 nghìn tấn. Từ đầu năm đến nay, có 524 lượt tàu thông báo vào cảng, 480 lượt tàu thông báo rời cảng. Lực lượng chức năng đã tiếp nhận 200 sổ nhật ký và 12 bản báo cáo khai thác thủy sản. Sản lượng thủy sản kiểm đếm trên toàn thành phố Hải Phòng đạt gần 8 nghìn tấn, trong đó, sản lượng bốc dỡ ước khoảng 209 tấn.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 18/3/2024: Bảo vệ hệ sinh thái ven biển ĐBSCL

Bảo vệ hệ sinh thái ven biển ĐBSCL; Hà Tĩnh: Tạm dừng mở rộng diện tích nuôi nhuyễn thể; Bảo vệ môi trường khi khai thác xa bờ.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Thủy sản ngày 17/5/2024: Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch
Thời sự

Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch; Năng nóng giảm, người nuôi tôm đồng loạt thả giống; Chủ động nguồn giống, phát triển thương hiệu cá Bỗng Hà Giang.

Bản tin Thủy sản ngày 17/5/2024: Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch
4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ
Thời sự

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ; Nhiều loại sâu bệnh có thể phát sinh gây hại lúa xuân.

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ