Bản tin Thủy sản ngày 19/7/2024: Doanh nghiệp thủy sản cần thích nghi thị trường
Doanh nghiệp thủy sản cần thích nghi thị trường để về đích; Hà Nội phát triển nuôi trồng thủy sản hữu cơ; Ngăn chặn khai thác thủy sản trái phép trên sông.
Quỳnh Anh | 12:31 19/07/2024
Bản tin Thủy sản ngày 19/7/2024: Doanh nghiệp thủy sản cần thích nghi thị trường
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.
- Doanh nghiệp thủy sản cần thích nghi thị trường để về đích
Thưa quý vị và bà con, với những lợi thế về trình độ chế biến thủy sản giá trị gia tăng, tay nghề của người lao động cao cũng như tín hiệu tích cực từ thị trường, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP kỳ vọng năm nay, tình hình xuất khẩu thủy sản sẽ ổn định đúng chu kỳ thông thường, tăng tốc vào quý III và quý IV. Dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng cuối năm sẽ cao hơn khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2023, đạt trên 5,5 tỷ USD, đưa kết quả xuất khẩu cả năm 2024 đạt 10 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2023. Theo các chuyên gia, để đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay, các doanh nghiệp thủy sản cần thích nghi và điều chỉnh kế hoạch hoạt động phù hợp với bối cảnh của thị trường.
- Hà Nội phát triển nuôi trồng thủy sản hữu cơ
Theo định hướng phát triển của ngành nông nghiệp Hà Nội, giai đoạn 2022 - 2025, TP sẽ tập trung xây dựng các vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ, các mô hình lúa - cá hữu cơ, trong đó tập trung với các giống cá thương phẩm có chất lượng cao như chép, trắm đen… Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích thủy sản nuôi trồng hữu cơ có chứng nhận đạt 10ha; diện tích thực hiện chuyển đổi sang nuôi trồng theo hướng hữu cơ khoảng 150ha. Đến năm 2030, toàn TP Hà Nội phấn đấu sẽ có 80ha nuôi trồng thủy sản hữu cơ được chứng nhận và diện tích chuyển đổi sang hướng hữu cơ vào khoảng 500ha. Để thực hiện hiệu quả mô hình này, Sở NN-PTNT Hà Nội đang tiếp tục nghiên cứu, đề xuất thành phố ban hành một số chính sách riêng, nhằm khuyến khích nuôi trồng thủy sản hữu cơ trên địa bàn.
-
Kiên Giang kiên quyết ngăn chặn tàu cá ‘3 không’
Vớ hoạt động thực thi pháp luật về thủy sản, Theo thống kê của sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, tỉnh đang thực hiện đăng kiểm, đánh dấu, đăng ký và cấp giấy phép khai thác thủy sản cho hơn 2.700 tàu cá “3 không” trên địa bàn tỉnh. Ông Lê Hữu Toàn, giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang cho biết, nguyên nhân còn nhiều tàu cá “3 không” chủ yếu do người dân địa phương đi làm ăn xa, khai thác thủy sản ngoài tỉnh trong thời gian dài, khai báo không kịp thời, trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan quyết liệt xử lí triệt tình trạng tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Ngăn chặn khai thác thủy sản trái phép trên sông
Cũng trong lĩnh vực này, thời gian qua, trên tuyến sông Đồng Nai xuất hiện tình trạng người dân thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến khai thác khoáng sản, thủy sản trái phép. Trước thực trạng này, Ban Chỉ huy Đội Cảnh sát đường thủy, tỉnh Đồng Nai đã phân tuyến địa bàn, khu vực cho từng cán bộ, chiến sĩ; bố trí các tổ công tác thường xuyên tuần tra, kiểm soát trên các tuyến sông và bắt giữ các đối tượng, thu giữ các phương tiện vi phạm. Đồng thời, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để ngăn chặn, đấu tranh với các đối tượng vi phạm và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong hoạt động khai thác khoáng sản, thủy sản trên các tuyến sông.
-
Ngư dân Bình Thuận chuyển đổi số trong khai thác thủy sản
Thưa quý vị, Những năm gần đây, ngư dân trong tỉnh Bình Thuận đã mạnh dạn áp dụng trang thiết bị hiện đại trong khai thác, đánh bắt hải sản. Một số tàu đánh bắt xa bờ còn sử dụng các thiết bị hỗ trợ khai thác tiên tiến như hệ thống định vị vệ tinh GPS, thiết bị giám sát hành trình, máy dò cá, thiết bị mành chụp 4 tăng gông, đèn led chiếu sáng… Nhiều chủ tàu cũng đang tích cực ứng dụng chuyển đổi số trong quy trình đánh bắt nhằm nâng cao hiệu quả. Tuy nhiên, việc thay đổi thói quen của hàng nghìn ngư dân hoạt động trên tàu cá vẫn chậm so với yêu cầu thực tế. Hiện nay, việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính vẫn còn thực hiện bằng hình thức trực tiếp. Bên cạnh đó, việc yêu cầu ngư dân áp dụng viết nhật ký khai thác điện tử cũng còn nhiều vướng mắc.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Bản tin Thủy sản ngày 19/7/2024: Doanh nghiệp thủy sản cần thích nghi thị trường
Doanh nghiệp thủy sản cần thích nghi thị trường để về đích; Hà Nội phát triển nuôi trồng thủy sản hữu cơ; Ngăn chặn khai thác thủy sản trái phép trên sông.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Khoa học công nghệ cho thủy lợi cần thay đổi để đáp ứng thực tiễn; Bắc Kạn chi 26 tỷ đồng hỗ trợ người chăn nuôi; Bình Thuận tổ chức lại sản xuất thanh long.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay 15-11, thời tiết ba miền nắng ráo thuận lợi cho bà con ra đồng sản xuất nông nghiệp.