Bản tin Thủy sản ngày 2/7/2024: Giá tôm có thể tăng vào quý III

Giá tôm có thể tăng vào quý III; Giá cá lồng bè tăng cao nhưng người dân vẫn ngại tái đàn; Bạc Liêu xóa sổ 40 tàu cá không hoạt động.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 2/7/2024: Giá tôm có thể tăng vào quý III

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 2/7/2024: Giá tôm có thể tăng vào quý III

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Giá tôm có thể tăng vào quý III

Thưa quý vị và bà con, Thông tin từ Diễn đàn Phát triển nuôi tôm bền vững, giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL vừa được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức tại Cà Mau cho thấy, 6 tháng đầu năm, nắng nóng, xâm nhập mặn đã gây ảnh hưởng đến tôm nuôi, nhiều địa phương xảy ra bệnh trên tôm ngay từ giai đoạn thả nuôi, gây thiệt hại cho người dân. Mặt khác, giá nguyên liệu, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất vẫn tiếp tục tăng; xuất khẩu tôm các tháng đầu năm có tín hiệu tăng trở lại nhưng vẫn chậm, chủ yếu tập trung size tôm nhỏ, trong Quý II vấn đề tồn kho không còn nhiều, do nhu cầu tiêu dùng phục hồi. Dự báo, giá tôm có thể tăng vào quý III. Do đó người nuôi cần chủ động sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ.

  • Giá cá lồng bè tăng cao nhưng người dân vẫn ngại tái đàn

Với đối tượng nuôi là cá lồng bè, Toàn tỉnh Tiền Giang có mô hình nuôi cá dưới sông với hơn 1.600 lồng bè, chủ yếu là giống cá điêu hồng. Hiện nay, ngư dân nuôi cá điêu hồng theo mô hình nuôi bè thu hoạch bán giá từ 46.000 – 49.000 đồng/kg tùy kích cỡ. Đây là mức giá cao nhất trong 2 năm qua, với mức giá này trừ mọi chí phí ngư dân có lãi trên 6.000 đồng/kg. Điều đáng nói là hầu hết các bè cá trên sông ở tỉnh Tiền Giang vừa qua không bị thiệt hại do nước mặn xâm nhập, tỉ lệ hao hụt thấp. Tuy cá nuôi bè giá cao nhưng giá thức ăn thủy sản cũng tăng theo nên ngư dân Tiền Giang ngại tái thả nuôi cá Điêu Hồng dưới lồng bè mà có chiều hướng chuyển sang loại cá khác để giảm chi phí.

  • Sản lượng tôm từ mô hình tôm – lúa chiếm 55%

Mô hình sản xuất tôm - lúa được nông dân vùng ven biển tỉnh Kiên Giang bắt đầu thực hiện cách đây gần 30 năm và hiện đã trở thành loại hình nuôi trồng kết hợp có thế mạnh của tỉnh. Những năm gần đây, sản lượng tôm nuôi thu hoạch theo mô hình sản xuất này đạt hơn 61.000 tấn, chiếm hơn 55% sản lượng tôm nuôi toàn tỉnh và hàng trăm nghìn tấn lúa phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu. Theo đánh giá của các hợp tác xã sản xuất trên địa bàn, mô hình tôm - lúa hiệu quả hơn rất nhiều so với cách truyền thống. Mô hình đem lại hai nguồn lợi kinh tế từ tôm và lúa, góp phần cải tạo đất, môi trường sinh thái tự nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu.

  • Thời tiết diễn biến phức tạp, người nuôi tôm cần lưu ý

Trong lĩnh vực bảo vệ thủy sản, Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi chủ lực của Hà Tĩnh, đem lại giá trị kinh tế cao. Vụ tôm xuân hè 2024, toàn tỉnh thả nuôi trên diện tích hơn 2.250ha, đến thời điểm này đã thả nuôi được trên 80% diện tích. Hiện tôm nuôi đang trong giai đoạn phát triển quan trọng, một số vùng chuẩn bị bước vào thu hoạch. Theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, thời gian tới, tình hình thời tiết vẫn diễn biến phức tạp. Vì vậy, người nuôi tôm cần nắm vững kỹ thuật nuôi và xử lý nguồn nước ổn định trong ao đầm; đồng thời tăng cường nguồn thức ăn giàu Vitamin C để nâng cao sức đề kháng cho tôm. Những vùng đã xuống giống tôm cần thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để tăng cường vi khuẩn có lợi và ổn định môi trường.

  • Bạc Liêu xóa sổ 40 tàu cá không hoạt động

Thưa quý vị, Chi cụcThủy sản tỉnh Bạc Liêu cho biết, để giám sát và quản lý tốt đội tàu và hạn chế tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định - IUU, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành điều tra, thống kê lại toàn bộ tàu khai thác, đánh bắt thủy, hải sản trong tỉnh. Qua kiểm đếm, Chi cục Thủy sản tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành các thủ tục để xóa đăng ký theo quy định tàu mục nát nằm bờ không hoạt động đối với 40 tàu cá. Đồng thời, tiến hành lắp đặt thiết bị định vị VMS đối với tất cả các tàu cá đăng ký thai thác, đánh bắt xa bờ. Hiện nay, đơn vị tiếp tục tuyên truyền, nhắc nhở các chủ tàu, tài công, ngư phủ kiên quyết không vi phạm khai thác IUU.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 2/7/2024: Giá tôm có thể tăng vào quý III

Giá tôm có thể tăng vào quý III; Giá cá lồng bè tăng cao nhưng người dân vẫn ngại tái đàn; Bạc Liêu xóa sổ 40 tàu cá không hoạt động.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 4/7/2024: Dự báo châu chấu tre tiếp tục hại cây rừng
Thời sự

Dự báo châu chấu tre tiếp tục hại cây rừng; Thoát nghèo, tăng thu nhập từ kinh tế đồi rừng; Nghệ An dự kiến mở hơn 450km đường lâm nghiệp trọng điểm.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 4/7/2024: Dự báo châu chấu tre tiếp tục hại cây rừng
Chất lượng nghiên cứu khoa học công nghệ phải không ngừng tăng lên
Thời sự

Chất lượng nghiên cứu khoa học công nghệ phải không ngừng tăng lên; Thực hiện công bố dịch bệnh động vật theo đúng quy định; Tìm giải pháp khắc phục tình trạng bỏ ruộng.

Chất lượng nghiên cứu khoa học công nghệ phải không ngừng tăng lên