| Hotline: 0983.970.780

Vẻ đẹp cá trắm sông Son

Thứ Hai 01/07/2024 , 16:33 (GMT+7)

Hội thi 'cá trắm sông Son' đã trở thành thường niên, thúc đẩy nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở miền di sản Quảng Bình.

Phần thi tài cắt (thái) chuối làm thức ăn cho cá trắm. Ảnh: T. Phùng.

Phần thi tài cắt (thái) chuối làm thức ăn cho cá trắm. Ảnh: T. Phùng.

Sông Son bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, chảy xuyên qua vùng núi đá vôi miền di sản Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng rồi qua giữa những vùng dân cư của thị trấn Phong Nha, xã Hưng Trạch, Liên Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình).

Theo ông Trần Đức Bình, Chủ tịch thị trấn Phong Nha, nghề nuôi cá trắm sông Son là một làng nghề truyền thống mang đặc trưng riêng của vùng núi Phong Nha-Kẻ Bàng. Cá trắm được người dân nuôi trên dòng sông Son, nơi có nguồn nước rất sạch, nguồn thức ăn chủ yếu của cá trắm là rong, tảo.

“Vì vậy, thịt cá trắm thơm, có vị ngọt, một hương vị mang nét riêng đã trở thành thương hiệu của vùng sông Son, của di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng", ông Bình cho hay.

Hiện nay, gần 350 hộ dân thị trấn Phong Nha tham gia nuôi cá lồng trên sông Son với gần 650 lồng cá. Mỗi năm thu nhập từ nuôi cá trắm sông Son cho người dân có nguồn thu khoảng 18 tỷ đồng.

“Ngoài việc xây dựng thương hiệu “cá trắm song Son”, chúng tôi cũng rất quan tâm đến kế hoạch phát triển nhằm ổn định đầu ra và tăng thu nhập cho bà con”, ông Bình nói.

Những năm gần đây, Trung tâm du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng cùng thị trấm Phong Nha tổ chức hội thi “cá trắm song Son”.

Hội thi “cá trắm sông Son” là hoạt động thường niên nhằm góp phần quảng bá thương hiệu cá trắm sông Son, giúp bà con nông dân tìm được đầu ra ổn định, cải thiện đời sống dân sinh, tạo công ăn việc làm cho người dân trên địa bàn.

Từ đó giảm thiểu việc phá rừng, săn bắt động vật, đồng thời cuộc thi cũng gắn kết tính cộng đồng, gặp gỡ, giao lưu, góp phần tăng cường sức khỏe, phát huy sức mạnh đoàn kết tạo không khí vui tươi phấn khởi để bước vào mùa du lịch hàng năm.

Cá trăm sông Son được tuyển chọn để đưa vào phần thi cá trắm đẹp. Ảnh: T. Phùng.

Cá trăm sông Son được tuyển chọn để đưa vào phần thi cá trắm đẹp. Ảnh: T. Phùng.

Hội thi "Cá trăm sông Son" gồm có 3 nội dung: thi cắt chuối làm thức ăn cho cá; thi cá to, cá đẹp; thi chế biến món ăn từ cá trắm.

Ở phần thi cá trắm to, đẹp là sự tham gia tranh tài của 5 đội đến từ 5 tổ dân phố của thị trấn Phong Nha. Mỗi đội chọn 1 con cá to, đẹp còn sống, khỏe mạnh bỏ vào bể kính. Ban Tổ chức hội thi sẽ lấy cá ra cân, chấm điểm.

Đội chiến thắng sẽ là đội có cá màu sắc tươi sáng, khỏe mạnh, không bị dị tật, dị hình, vây đuôi, lưng, bụng không bị rách hoặc mòn; cân đối giữa 3 phần đầu, thân, đuôi. Cá trắm đoạt ngôi vị cao được bà con gọi vui là “hoa hậu cá trắm”.

Kết quả, giải Nhất thuộc về đội tổ dân phố Xuân Tiến, giải Nhì đội tổ dân phố Xuân Sơn và giải ba tổ dân phố Na.

Ông Nguyễn Xuân Tiến, đến từ đội thi Xuân Sơn vui vẻ cho hay: “Giải thưởng dù nhỏ nhưng có sức động viên người dân trong việc phát triển nuôi cá trắm, đồng thời giữ gìn môi trường trên song Son, cho di sản và muốn mang đến cho khách du lịch biết sản phẩm của bà con”.

Phần thi chế biến các món ăn, có sự tham gia của 4 đội thi đến từ xã Hưng Trạch, Liên Trạch, thị trấn Phong Nha và Trung tâm Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng. Các đội sẽ chọn chế biến 3 món ăn ngon từ cá trắm, trưng bày tại bàn tiệc, thuyết trình và được Ban Tổ chức hội thi chấm, lựa chọn món ăn đẹp mắt và đặc sắc nhất.

Phần thi này được người xem quan tâm hơn vì sự hấp dẫn của từng món ngon được chế biến từ cá trắm song Son.

Món ăn ngon từ cá trắm sẽ mang đến cho du khách niềm vui khi đến với Phong Nha. Ảnh: T. Phùng.

Món ăn ngon từ cá trắm sẽ mang đến cho du khách niềm vui khi đến với Phong Nha. Ảnh: T. Phùng.

Ông Hoàng Minh Thắng, Giám đốc Trung tâm du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng cho hay, nhiều năm qua, đơn vị đã chú trọng việc giới thiệu ẩm thực từ sản phẩm cá trắm sông Son đến với du khách. Có hội thi, đơn vị đã mời đầu bếp có tiếng tham dự để nâng tầm những món ăn từ cá trắm.

“Chúng tôi cũng mong muốn được phục vụ du khách những món ăn dân dã như cá trắm nướng, hấp hay món cá trắm đen kho xổi ăn với cơm… Đó cũng là nét riêng trong ẩm thực mang đến cho khách du lịch hay cho người tiêu dùng khi đến với miền di sản”, ông Thắng bộc bạch thêm.

Cũng theo ông Thắng, đây cũng là hoạt động để quảng bá hình ảnh và bản sắc văn hóa của người dân vùng sông nước Bố Trạch.

“Không chỉ giới thiệu sản phẩm cá trắm đến với khách du lịch mà địa phương đang từng bước xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường đối với sản phẩm cá trắm sông Son”, ông Thắng nhìn nhận. 

Xem thêm
40 năm Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III: [Bài 1] Tạo ra nhiều giống giá trị cao

Đến nay, nhiều đối tượng thủy sản được người dân ven biển thả nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó có công lớn của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III.

Ngư dân Cù Lao Xanh sống tốt nhờ chuyển đổi nghề

BÌNH ĐỊNH Sau khi những nghề truyền thống không còn hiệu quả, ngư dân Cù Lao Xanh (thành phố Quy Nhơn, Bình Định) chuyển sang các nghề khai thác hải sản khác cho thu nhập cao…

Nữ giám đốc hợp tác xã đưa nước mắm xuất sang Úc

HÀ TĨNH Sau hơn 3 năm chuyển sang hoạt động theo mô hình hợp tác xã, nữ giám đốc 9x ở Hà Tĩnh đã đưa thương hiệu nước mắm Phú Sáng vươn thị trường quốc tế.

Quảng Bình chậm hỗ trợ xử lý mất kết nối

Đã có hàng trăm lá đơn của ngư dân đề nghị gửi các cơ quan chức năng để xin được hỗ trợ xử lý việc mất kết nối thiết bị giám sát hành trình…

Bình luận mới nhất