Bản tin Thủy sản ngày 22/7:100% xã có đường dây nóng về khai thác hủy diệt

100% xã thiết lập đường dây nóng về khai thác thủy sản hủy diệt; Xuất khẩu thủy sản sang Nga tăng 105,5%; Bảo vệ thủy sản nuôi trên sông Hồng.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 22/7:100% xã có đường dây nóng về khai thác hủy diệt

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 22/7/2024: 100% xã có đường dây nóng về khai thác hủy diệt

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Xuất khẩu thủy sản sang Nga tăng 105,5%

Thưa quý vị và bà con, Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 6 năm nay, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 840,7 triệu USD, tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng đầu năm, xuất khẩu của Việt Nam đạt trên 4,4 tỷ USD, tăng hơn 6% so với cùng kỳ. Về thị trường, tháng 6 vừa qua, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang 2 thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc đều tăng trưởng khả quan với mức tăng trưởng 2 con số. Đáng chú ý, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Canada và Nga tăng mạnh, tăng lần lượt hơn 37% và 105,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Dự báo trong 6 tháng cuối năm, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nhiều khả năng sẽ tiếp tục phục hồi khi kinh tế thế giới cải thiện.

  • 100% xã thiết lập đường dây nóng về khai thác thủy sản hủy diệt

Về hoạt động thực thi pháp luật, Theo thông tin từ Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, đến thời điểm này có 100% đơn vị cấp xã trên địa bàn đã thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh về khai thác nguồn lợi thủy sản mang tính hủy diệt. Tính đến hết tháng 6 năm nay các địa phương, đơn vị có liên quan trên địa bàn đã vận động gần 34.300 hộ dân ký cam kết không sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép và sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác nguồn lợi thủy sản, phát hiện và xử lý 346 vụ vi phạm các quy định về khai thác nguồn lợi thủy sản có tính hủy diệt với số tiền xử lý gần 1,4 tỉ đồng. Bên cạnh đó, người dân cũng tự giác giao nộp gần 600 bộ dụng cụ kích điện mang tính khai thác hủy diệt.

  • 4 tàu cá bị nước ngoài bắt giữ sử dụng biển số giả của Kiên Giang

Trong lĩnh vực chống khai thác IUU, Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, đơn vị vừa có công văn gửi Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU và Bộ NN-PTNT kiến nghị đưa 4 tàu cá của tỉnh ra khỏi danh sách tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài. Cụ thể, từ đầu năm 2024 đến nay tỉnh Kiên Giang có 9 vụ/12 tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác thủy sản trái phép bị lực lượng chức năng nước ngoài bắt giữ. Theo đó, 4 tàu cá của ngư dân Kiên Giang đều bị lực lượng chức năng Thái Lan bắt giữ trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2024. Tuy nhiên, qua điều tra xác minh của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang các tàu cá bị bắt giữ nghi là tàu cá sử dụng biển số giả để hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp.

  • Bảo vệ thủy sản nuôi trên sông Hồng

Với đối tượng là các loại thủy sản nuôi, Toàn tỉnh Hà Nam hiện có 560 lồng nuôi cá của các hộ và nhóm hộ. Nuôi cá lồng trên sông Hồng đóng góp mỗi năm khoảng trên 1.000 tấn cá vào sản lượng thủy sản chung của tỉnh. Do điều kiện thuận lợi về nguồn nước, các loại cá được lựa chọn nuôi đều có giá trị kinh tế cao. Giá trị của mỗi lồng cá bình quân lên đến hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên, nuôi cá lồng trên sông Hồng cũng có nguy cơ rủi ro rất lớn mỗi khi mùa lũ, bão về, nếu người nuôi không có biện pháp chủ động phòng, chống bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất. Vì thế, các hộ dân cũng như các địa phương cần có sự chủ động phòng, chống nhằm bảo đảm an toàn sản xuất, nhất là trong mùa mưa, bão. 

  • Khánh Hòa tìm giải pháp cho nuôi trồng thủy sản công nghệ cao

Thưa quý vị, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Sở NN-PTNT vừa tổ chức Diễn đàn trí thức tỉnh lần thứ nhất năm 2024 với chủ đề "Giải pháp hỗ trợ tổ chức, cá nhân triển khai việc nuôi trồng thủy sản công nghệ cao trên địa bàn tỉnh". Tại diễn đàn, các đại biểu đã thảo luận, làm rõ thêm nhiều vấn đề để triển khai việc nuôi trồng thủy sản công nghệ cao như: Thực trạng nghề nuôi biển hiện nay trên địa bàn; định hướng và cơ chế chính sách cho phát triển nuôi biển tại Khánh Hòa; việc ứng dụng vật liệu HDPE,công nghệ cho ăn tự động, giám sát dưới nước trong việc nuôi trồng thủy sản bền vững; giải pháp hỗ trợ tài chính, những thành tựu nghiên cứu phục vụ nuôi biển hiện nay…

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 22/7:100% xã có đường dây nóng về khai thác hủy diệt

100% xã thiết lập đường dây nóng về khai thác thủy sản hủy diệt; Xuất khẩu thủy sản sang Nga tăng 105,5%; Bảo vệ thủy sản nuôi trên sông Hồng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Ngành nông nghiệp quyết tâm khôi phục sản xuất, đảm bảo mục tiêu xuất khẩu
Thời sự

Ngành nông nghiệp quyết tâm khôi phục sản xuất, đảm bảo mục tiêu xuất khẩu; Đóng hết cửa xả đáy thủy điện Tuyên Quang; Nấm bệnh đẩy mô hình trồng thanh long vào ngõ cụt.

Ngành nông nghiệp quyết tâm khôi phục sản xuất, đảm bảo mục tiêu xuất khẩu
Thời tiết nông vụ 18/09/2024: Các tỉnh miền Trung cần khẩn trương thu hoạch hoa màu
Thời sự

Để giảm thiểu những thiệt hại, bà con cần khẩn trương thu hoạch sớm các lứa hoa màu, đặc biệt ở những vùng trũng thấp, ven sông suối.

Thời tiết nông vụ 18/09/2024: Các tỉnh miền Trung cần khẩn trương thu hoạch hoa màu