Bản tin Thủy sản ngày 23/5/2024: Cơ hội cuối của Việt Nam trong gỡ ‘thẻ vàng’

Cơ hội cuối cùng của Việt Nam trong gỡ 'thẻ vàng' IUU; Nhận định nguyên nhân khiến tôm hùm, cá biển chết ở Phú Yên; Bảo vệ đa dạng sinh học vùng đầm phá.

Quỳnh Anh  | 13:52 23/05/2024

Bản tin Thủy sản ngày 23/5/2024: Cơ hội cuối của Việt Nam trong gỡ ‘thẻ vàng’

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 23/5/2024: Cơ hội cuối của Việt Nam trong gỡ thẻ vàng

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Cơ hội cuối cùng của Việt Nam trong gỡ thẻ vàng IUU

Thưa quý vị và bà con, tại cuộc họp Phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định – IUU mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Ủy ban châu Âu - EC cơ bản vẫn tập trung vào 4 nhóm khuyến nghị gồm: Hoàn thiện khung pháp lý; tăng cường quản lý tàu cá; kiểm soát việc truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác; xử lý tàu cá vi phạm ở vùng biển nước ngoài. Trong 4 nội dung này, Việt Nam mới hoàn thành tốt nhiệm vụ đầu tiên, 3 nhóm nội dung còn lại đều còn hạn chế. Lần kiểm tra thứ 5 tới đây của EC, dự kiến trong tháng 9 hoặc 10 là cơ hội cuối cùng của Việt Nam. Nếu không thể gỡ thẻ vàng dịp này, chúng ta sẽ phải chờ khoảng 3 năm nữa để đón đoàn kiểm tra tiếp theo.

  • Nhận định nguyên nhân khiến tôm hùm, cá biển chết ở Phú Yên

Liên quan tới hiện tượng, tôm hùm, cá biển chết hàng loạt tại Đầm Cù Mông, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Theo báo cáo mới đây của Sở NN-PTNT Phú Yên, qua khảo sát thực tế, ngành nông nghiệp tỉnh đánh giá nguyên nhân gây ra tình trạng này là do mật độ lồng nuôi quá dày, môi trường nuôi xấu kết hợp với diễn biến thời tiết phức tạp, làm tiêu hao hàm lượng oxy hòa tan trong nước. Ngoài ra, có khả năng hàm lượng một số loại khí độc từ đáy đầm tăng đột ngột vượt ngưỡng cũng gây hiện tượng tôm, cá bị chết. Tuy nhiên, để xác định rõ nguyên nhân, Sở NN-PTNT Phú Yên đã chỉ đạo các đơn vị tiến hành thu mẫu thủy sản để xét nghiệm bệnh và thu mẫu nước để xét nghiệm các chỉ tiêu môi trường.

  • Bảo vệ đa dạng sinh học vùng đầm phá

Trong lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học, đến nay toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành lập 25 khu Bảo vệ thủy sản, với tổng diện tích được bảo vệ nghiêm ngặt khoảng 650ha. Bên cạnh các hoạt động trồng rừng ngập mặn, bảo vệ, khai thác nuôi trồng thủy sản hợp lý, các ban, ngành chức năng địa phương đã tổ chức thả hơn 400 “rạn” lùm cây, bụi trên vùng sông đầm, tạo nơi trú ẩn an toàn cho tôm, cá; thả bổ sung, tái tạo hàng trăm nghìn con tôm, cua, cá giống các loại… để cân bằng, đa dạng sinh học trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Việc thành lập các khu bảo vệ thủy sản dựa vào cộng đồng từng bước thực hiện chính sách của Nhà nước về việc quy hoạch tổng thể, bảo tồn đa dạng sinh học vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

  • Thu nhập cao hơn từ mô hình nuôi tôm, cua biển dưới tán rừng

Với hoạt động nuôi trồng, Trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, nuôi tôm kết hợp trồng rừng là mô hình sinh kế chứng minh được tính bền vững cao và đang được người dân ở các xã đảo của huyện Duyên Hải duy trì, mở rộng. Đến nay, huyện có 2.065 hộ dân nuôi tôm sú kết hợp cua biển dưới tán rừng, diện tích hơn 4.400ha, tăng 846 ha so với năm 2015. Mô hình đã tạo sinh kế cho nông hộ ở khu vực 04 xã đảo ổn định, thu nhập bình quân đầu người cao hơn so với các xã còn lại. Năm 2023 thu nhập bình quân đầu người 04 xã này đều đạt trên 68 triệu đồng/năm, tăng hơn 31 triệu đồng so với năm 2015 và cao hơn từ 08 - 10 triệu đồng/người/năm so với các xã khác của huyện.

  • Nâng chất lượng cá tra giống phục vụ vùng nuôi

Trong lĩnh vực phát triển giống thủy sản, Toàn tỉnh Đồng Tháp có hơn 1.180 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống cá tra. Cá tra giống ở Đồng Tháp cung ứng đủ nhu cầu cho người nuôi trong tỉnh và cung cấp ngoài tỉnh. Để đảm bảo nguồn con giống có chất lượng tốt và từng bước thay thế dần đàn cá tra bố mẹ địa phương đang có dấu hiệu bị thoái hóa. Trong giai đoạn 2022 - 2025, ngành chuyên môn của tỉnh đề xuất Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II tiếp tục chuyển giao cho tỉnh 90.000 con cá tra hậu bị chọn giống mang tính trạng tăng trưởng nhanh, tỷ lệ phi lê cao và kháng bệnh để chuyển giao các cơ sở sản xuất giống đủ điều kiện sản xuất theo quy định.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 23/5/2024: Cơ hội cuối của Việt Nam trong gỡ ‘thẻ vàng’

Cơ hội cuối cùng của Việt Nam trong gỡ 'thẻ vàng' IUU; Nhận định nguyên nhân khiến tôm hùm, cá biển chết ở Phú Yên; Bảo vệ đa dạng sinh học vùng đầm phá.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn
Thời sự

Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn; Trồng rừng gỗ lớn còn nhiều rào cản; Quảng Ngãi chỉ đạo sớm xử lý các điểm sạt lở khẩn cấp.

Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn
Thời tiết nông vụ ngày 23/12/2024: Miền Trung mưa dai dẳng
Thời sự

Miền Trung vẫn đang chìm trong mưa. Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế, mưa vẫn dai dẳng, thậm chí có nơi mưa to.

Thời tiết nông vụ ngày 23/12/2024: Miền Trung mưa dai dẳng