Triển lãm công nghệ nông nghiệp Agritechnica Asia 2024

Philippines đầu tư 88 triệu USD mỗi năm cơ giới hóa sản xuất lúa

Quỳnh Chi - Thứ Tư, 22/05/2024 , 17:46 (GMT+7)

Từ 2019 - 2024, Bộ Nông nghiệp Philippines vận động nguồn lực tài chính, đầu tư 88 triệu USD (tương đương 2.240 tỷ đồng) mỗi năm cho cơ giới hóa trong sản xuất lúa gạo.

Hội thảo “Thúc đẩy triển vọng nội địa hóa giải pháp công nghệ trong nông nghiệp Philippines” trong khuôn khổ sự kiện Agritechnica Asia & Horti Asia 2024. Ảnh: Quỳnh Chi.

Ngày 22/5, trong khuôn khổ sự kiện Agritechnica Asia & Horti Asia 2024, các nhà quản lý của Bộ Nông nghiệp Philippines chia sẻ với thế giới về tiềm năng của nước này tại hội thảo “Thúc đẩy triển vọng nội địa hóa giải pháp công nghệ trong nông nghiệp Philippines”.

Trước đây, Philippines chi tiêu công chủ yếu hướng đến hỗ trợ giá cho một số loại cây trồng và hàng hóa, cũng như trợ cấp cho các chi phí đầu vào như phân bón, máy móc. Tuy nhiên, những năm qua, Philippines liên tục có nhiều đổi mới chính sách, tạo điều kiện phát triển cho ngành nông nghiệp và thủy sản.

Ngành nông - ngư nghiệp chiếm khoảng 10% tổng GDP Philippines những năm qua. Theo đó, đầu tư phát triển nông nghiệp là chìa khóa để nước này có thể tăng tốc độ phục hồi kinh tế sau đại dịch, giảm nghèo và tăng trưởng toàn diện. Chính phủ Philippines nhận diện chương trình nghị sự về nâng cấp ngành nông - ngư nghiệp thông qua hiện đại hóa, công nghiệp hóa là một trong những ưu tiên hàng đầu của đất nước. 

Tuy vậy, ngành nông - ngư nghiệp hiện đối mặt với những thách thức to lớn do năng suất còn thấp, hoạt động sản xuất đa phần có quy mô nhỏ lẻ. Những thay đổi chính trị, xã hội và môi trường gần đây còn gây áp lực nặng nề lên hệ thống sản xuất và phân phối thực phẩm của Philippines, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực, dinh dưỡng trong nước.

Trước những thách thức chồng chéo, năm 2019, Bộ Nông nghiệp Philippines sáng lập Quỹ Nâng cao năng lực cạnh tranh lúa gạo (RCEF). Quỹ lúa gạo quốc gia cải thiện khả năng cạnh tranh gạo Philippines trên trường quốc tế, tăng thu nhập cho nông dân, tạo hành lang thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu gạo.

6 năm qua, Bộ Nông nghiệp Philippines vận động nguồn lực tài chính, đầu tư 88 triệu USD (tương đương 2.240 tỷ đồng) mỗi năm cho cơ giới hóa trong sản xuất lúa gạo. Ảnh: IRRI.

Theo Giám đốc Trung tâm Cơ giới hóa và Phát triển sau thu hoạch Dionisio Alvindla, đến nay, Quỹ lúa gạo đã hoàn thiện giai đoạn 1 và giải ngân 88 triệu USD (tương đương 2.240 tỷ đồng) mỗi năm cho phát triển máy móc nông nghiệp ở Philippines. Tuy nhiên, các giải pháp công nghệ khó nhân rộng do phần lớn máy móc đều được nhập khẩu từ nước ngoài, còn trong nước thiếu cơ sở sản xuất đạt chuẩn chất lượng.

Đến năm 2021, Kế hoạch Hiện đại hóa nông nghiệp và thủy sản quốc gia (National Agriculture and Fisheries Modernization Plan - NAFMIP) đã mở ra tương lai tươi sáng cho toàn ngành, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nền nông nghiệp Philippines. 

Kế hoạch hiện đại hóa nông nghiệp và thủy sản quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) nhằm biến nông nghiệp Philippines trở thành một ngành năng động, tăng trưởng cao. Mục tiêu chính của Kế hoạch là trao quyền cho nông dân, ngư dân, nâng cao trình độ kỹ thuật, đưa họ tham gia vào hệ thống lương thực, thực phẩm của đất nước.

Bà Juana Tapel, Giám đốc Cơ quan Nguồn lực thủy sản và Nông nghiệp Philippines cho biết, con đường 10 năm về hiện đại hóa nông - ngư nghiệp được coi là thiết yếu, mang tính định hướng, chiến lược quốc gia. “Đây là lời kêu gọi của Chính phủ tới khối tư nhân, các hợp tác xã và hiệp hội nông nghiệp, thủy sản cùng đồng lòng với Philippines, góp phần hiện thực hóa tầm nhìn về một nền an ninh lương thực và dinh dưỡng, Philippines kiên cường, vì sự thịnh vượng của nông dân, ngư dân”, nữ giám đốc khẳng định.

Giám đốc Cơ quan Nguồn lực thủy sản và Nông nghiệp Philippines chia sẻ Kế hoạch Hiện đại hóa nông nghiệp và thủy sản của Philippines tại hội thảo.

Kế hoạch hành động cụ thể bao gồm các mục tiêu đa dạng hóa sản xuất và gia tăng giá trị. Điển hình, Philippines sẽ phát triển chuỗi giá trị lúa gạo thông qua kết hợp sản mô hình trồng lúa với nuôi cá và dê để tận dụng tối đa đất nông nghiệp, tăng thu nhập và đa dạng hóa nguồn thực phẩm. Từ đó, nước này sẽ phát triển sản phẩm bánh gạo, cá khô, tạo giá trị gia tăng cho nông sản địa phương.

Đối với lĩnh vực thủy sản, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nghề cá mở rộng hoạt động kinh doanh tại các chợ đô thị, tăng khả năng tiếp cận thị trường tiêu dùng lớn; phát triển các doanh nghiệp thủ công để hỗ trợ ngư dân trong thời gian đánh bắt trái vụ, giúp họ có thu nhập ổn định quanh năm.

Nhằm tích hợp hai mục tiêu an ninh lương thực và an ninh dinh dưỡng, Philippines đẩy mạnh sản xuất các loại rau, trái cây và đậu để cải thiện sức khỏe cộng đồng. Cơ giới hóa giúp đảm bảo tính đồng bộ giữa thực tế sản xuất với nhu cầu tiêu dùng thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng, tránh tình trạng dư thừa và thất thoát sau thu hoạch giá trị sản phẩm.

Bộ Nông nghiệp Philippines xác định mục tiêu của cơ giới hóa là rút ngắn khoảng cách giữa các khâu trong chuỗi giá trị nông sản. Qua đó, tối ưu hóa nguồn lực địa phương; giảm chi phí vận chuyển, tránh tổn thất trong quá trình vận chuyển bằng cách bố trí các trung tâm chế biến lớn có thể tiếp cận được với các khu vực sản xuất tập trung.

Quỳnh Chi
Tin khác
Bí ẩn ‘vàng đen’ ở lưu vực sông Amazon
Bí ẩn ‘vàng đen’ ở lưu vực sông Amazon

Những bí ẩn về loại đất được mệnh danh là ‘vàng đen’ ở lưu vực sông Amazon được các nhà khoa học hé lộ và những tranh cãi chưa có hồi kết.

EC ‘tuýt thẻ vàng’ IUU với Senegal
EC ‘tuýt thẻ vàng’ IUU với Senegal

EC đã đưa ra cảnh báo ‘thẻ vàng’ với Senegal, nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết của nước này là tăng cường nỗ lực trong cuộc chiến chống khai thác IUU.

Những nữ kiểm lâm dũng cảm của bản làng Indonesia
Những nữ kiểm lâm dũng cảm của bản làng Indonesia

Ở Indonesia, đội ngũ nữ kiểm lâm không ngại khó khăn, ngày đêm giữ rừng, đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho người dân trong công tác tuyên truyền bảo vệ rừng bền vững.

Nhu cầu sầu riêng lớn của Trung Quốc giúp nông dân Đông Nam Á đổi đời
Nhu cầu sầu riêng lớn của Trung Quốc giúp nông dân Đông Nam Á đổi đời

Trong bối cảnh mặt hàng sầu riêng phát triển nhanh chóng, nhiều nông dân đã trở thành triệu phú và một công ty Thái Lan sắp niêm yết trên sàn chứng khoán.

Mỹ: Hàng chục đơn vị tham gia phát triển vacxin cúm gia cầm ở gia súc
Mỹ: Hàng chục đơn vị tham gia phát triển vacxin cúm gia cầm ở gia súc

Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack hôm 12/6 cho biết 24 đơn vị đang phát triển vacxin cúm gia cầm cho gia súc trong bối cảnh virus lây lan rộng ở bò sữa.

New Zealand hủy kế hoạch đánh thuế khí thải nhà kính đối với nông nghiệp
New Zealand hủy kế hoạch đánh thuế khí thải nhà kính đối với nông nghiệp

New Zealand hôm 11/6 đã tuyên bố loại bỏ lĩnh vực nông nghiệp khỏi kế hoạch đánh thuế khí thải nhà kính nhằm giảm bớt áp lực tài chính cho nông dân.

Siêu bò đắt nhất thế giới giá 101 tỷ đồng
Siêu bò đắt nhất thế giới giá 101 tỷ đồng

Một ‘siêu bò’ thuộc giống bò bản địa của Brazil đã lập kỷ lục Guinness thế giới với giá bán lên tới hơn 4 triệu USD (khoảng 101 tỷ đồng).

Ngựa hoang trở lại thảo nguyên Kazakhstan sau hai thế kỷ vắng bóng
Ngựa hoang trở lại thảo nguyên Kazakhstan sau hai thế kỷ vắng bóng

Bảy con ngựa Przewalski hoang dã cực hiếm trên thế giới đã được chuyển đến quốc gia Trung Á từ các vườn thú ở châu Âu.

Những công nghệ và kỹ thuật nổi bật của nông nghiệp Trung Quốc
Những công nghệ và kỹ thuật nổi bật của nông nghiệp Trung Quốc

Trung Quốc gần đây đã triển khai nhiều công nghệ và kỹ thuật canh tác hiệu quả cao, trong đó phải kể đến 'bộ não kỹ thuật số', siêu lúa 8022 và hạn canh.

Thái Lan hưởng lợi từ việc hạn chế hóa chất bảo vệ thực vật
Thái Lan hưởng lợi từ việc hạn chế hóa chất bảo vệ thực vật

Thái Lan đã ghi nhận những kết quả tích sau khi cấm thuốc diệt cỏ paraquat và thuốc trừ sâu chlorpyrifos độc hại, cũng như hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ glyphosate.

Trung Quốc 'khoe' nhà kính trồng lúa trên sa mạc trong 60 ngày
Trung Quốc 'khoe' nhà kính trồng lúa trên sa mạc trong 60 ngày

Ở Tân Cương, Trung Quốc, các nhà khoa học đang ứng dụng các công nghệ nhà kính tiên tiến để phát triển nông nghiệp trên vùng đất khô cằn.

Tân Cương - Miền đất thép và những hạt bông vàng rực rỡ
Tân Cương - Miền đất thép và những hạt bông vàng rực rỡ

Câu chuyện về những người nông dân Tân Cương dũng cảm, sáng tạo, làm nên kỳ tích trên vùng đất khô cằn.