Bản tin Thủy sản ngày 27/5/2024: Phòng, chống trộm cắp thủy sản trên đầm phá

Phòng, chống trộm cắp thủy sản trên đầm phá; Số lượng lắp đặt VMS rất cao nhưng nhiều tàu cá không duy trì hoạt động; Quảng Bình quản lý tàu cá '3 không'.

Quỳnh Anh  | 11:55 27/05/2024

Bản tin Thủy sản ngày 27/5/2024: Phòng, chống trộm cắp thủy sản trên đầm phá

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 27/5/2024: Phòng, chống trộm cắp thủy sản trên đầm phá

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Số lượng lắp đặt VMS rất cao nhưng nhiều tàu cá không duy trì hoạt động

Thưa quý vị và bà con, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ NN-PTNT, Ban Chỉ đạo IUU Bộ NN-PTNT vừa tổ chức cuộc họp về tình hình, kết quả lắp đặt, quản lý và sử dụng thiết bị VMS với các cơ quan, đơn vị có liên quan. Thông tin tại cuộc họp cho biết, tính đến ngày 21/5, số lượng tàu cá từ 15m trở lên đã được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đạt gần 28.600 tàu, tỷ lệ trên 98%. Số lượng tàu cá chưa được lắp đặt tại các tỉnh còn hơn 500 tàu. Mặc dù số lượng tàu cá đã lắp đặt thiết bị VMS rất cao, nhưng rất nhiều tàu không duy trì hoạt động. Tình trạng tàu cá bị mất kết nối trên biển hằng ngày còn nhiều, gây khó khăn trong việc kiểm soát.

  • Phòng, chống trộm cắp thủy sản trên đầm phá

Cũng trong lĩnh vực thực thi pháp luật về thủy sản, Phường Thuận An, TP.Huế có diện tích mặt nước đầm phá Tam Giang rộng lớn. Tuy nhiên, khi hoạt động nuôi trồng thủy sản trên đầm phá được mở rộng cũng là lúc xuất hiện tình trạng các đối tượng đánh bắt trái phép, trộm cắp tôm, cá gần đến thời kỳ thu hoạch của người dân. Từ thực tế này, Công an phường Thuận An đã phối hợp với lực lượng chức năng cùng tổ dân phố thành lập mô hình “Phòng, chống trộm cắp thủy sản trên đầm phá”. Hàng tuần, 40 thành viên trong tổ tham gia mô hình đều luân phiên nhau phối hợp với lực chức năng đi tuần tra dọc khu vực này. Từ khi mô hình đi vào hoạt động đến nay, tình trạng trộm cắp tài sản, thủy sản trên địa bàn không còn xảy ra, người dân yên tâm sản xuất.

  • Quảng Bình đưa vào quản lý gần 1.000 tàu ‘3 không’

Còn tại Quảng Bình, Để tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp chống khai thác IUU, chuẩn bị đón Đoàn Thanh tra của EC lần thứ 5, Sở NN-PTNT Quảng Bình chỉ đạo Chi cục Thủy sản phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện đợt cao điểm cấp giấy tờ tàu cá “3 không”. Trước đó, Quảng Bình có gần 1.000 tàu cá của ngư dân đang trong tình trạng không có đăng ký, không đăng kiểm hoặc không có giấy phép khai thác. Chi cục Thủy sản phối hợp với các địa phương lên danh sách, kê khai từng trường hợp cụ thể và hướng dẫn chủ tàu thực hiện quy định, thủ tục về cấp giấy tờ. Sau 2 tuần, đã có gần 400 phương tiện được cấp các thủ tục đưa vào quản lý. Số còn lại tiếp tục được kiểm tra, rà soát và cấp thủ tục hoàn thành vào đầu tháng 9.

  • Nuôi sò huyết trong vuông tôm thích ứng với biến đổi khí hậu

Về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, Để tích nghi với điều kiện thời tiết thay đổi, những năm gần đây, nhiều hộ dân tại Cà Mau đã đẩy mạnh phát triển mô hình nuôi kết hợp một số loài thuỷ sản có giá trị trong vuông tôm để tăng thu nhập, trong đó, phải kể đến mô hình nuôi sò huyết. So với các loài thuỷ sản khác, nuôi sò huyết chỉ tốn chi phí đầu tư lưới mành bao quanh khu vực nuôi và con giống. Ngoài ra, sò huyết không ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng tôm nuôi, mặt khác, còn tạo điều kiện thích hợp cho con cua phát triển. Vì thế, mang lại lợi nhuận gấp nhiều lần. Theo thống kê của Sở NN&PTNT Cà Mau, diện tích nuôi sò huyết trên địa bàn tỉnh đến thời điểm hiện nay là hơn 9.600 ha, tổng sản lượng trên 9.600 tấn/năm.

  • Người dân miền núi thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng

Cũng liên quan tới hoạt động nuôi trồng, Năm 2017, sau khi doanh nghiệp ngăn đập làm thủy điện trên dòng sông Quàng, nhiều hộ dân ở xã Châu Thắng, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An đã đầu tư nuôi cá lồng trên lòng hồ. Hiện nay, địa phương đã có hàng chục hộ nuôi cá lồng trên sông Quàng, mỗi hộ nuôi từ 4-6 lồng. Nhiều hộ còn đầu tư mua thuyền máy để tiện trong việc chăm sóc, vận chuyển, tiêu thụ cá lồng. Ngoài ra, nhiều gia đình cũng liên kết thành lập tổ, hội nuôi cá lồng để tiện lấy giống, chia sẻ cách chăm sóc cá và thống nhất giá bán ra thị trường. Trung bình mỗi năm, 1 hộ nuôi 4 lồng cá có thu nhập từ 50-70 triệu đồng. Nghề nuôi cá lồng đã trở thành một sinh kế ổn định, giúp người dân từng bước thoát nghèo.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 27/5/2024: Phòng, chống trộm cắp thủy sản trên đầm phá

Phòng, chống trộm cắp thủy sản trên đầm phá; Số lượng lắp đặt VMS rất cao nhưng nhiều tàu cá không duy trì hoạt động; Quảng Bình quản lý tàu cá '3 không'.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Cần 'tinh tế' trong lựa chọn công nghệ chế biến rau quả
Thời sự

Lưu ý trong xây dựng cơ sở chế biến rau quả; Hơn 2.000 Hợp tác xã có sản phẩm OCOP; Chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các vụ cháy rừng tại Sóc Sơn.

Cần 'tinh tế' trong lựa chọn công nghệ chế biến rau quả
Thời tiết nông vụ ngày 13/12/2024: Bắc bộ chìm trong rét 'ngọt'
Thời sự

Không khí lạnh tăng cường mang theo rét buốt ở nhiều khu vực của miền Bắc. Từ đêm nay 13/12, không khí lạnh được tăng cường thêm và ảnh hưởng đến Nam Trung Bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 13/12/2024: Bắc bộ chìm trong rét 'ngọt'