Bản tin Thủy sản ngày 29/3/2024: Xuất khẩu cua, ghẹ sống tăng đột phá

Xuất khẩu cua, ghẹ sống tăng đột phá; Cá lồng bè chết hàng loạt ở Cát Bà; Ngư dân Bình Thuận có nhu cầu chuyển đổi nghề khai thác sang nuôi biển.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 29/3/2024: Xuất khẩu cua, ghẹ sống tăng đột phá

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 29/3/2024: Xuất khẩu cua, ghẹ sống tăng đột phá

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Xuất khẩu cua, ghẹ sống tăng đột phá

Thưa quý vị và bà con, TheoHiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2 tháng đầu năm nay, Hồng Kông, Trung Quốc và Singapore đều tăng đột phá nhập khẩu cua sống từ Việt Nam, góp phần quan trọng đưa tổng kim ngạch xuất khẩu cua ghẹ sống của nước ta tăng gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2023, đạt 11,3 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu cua bùn sống và ghẹ sống sang Hồng Kông đã tăng gấp 2,2 lần, đạt trên 1,6 triệu USD. Trung Quốc lục địa là thị trường tiêu thụ chính sản phẩm cua ghẹ sống của Việt Nam, chiếm hơn 80% giá trị xuất khẩu đi các thị trường, với kim ngạch tăng mạnh nhất, gấp gần 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Còn Singapore cũng có nhu cầu nhập khẩu cua sống của Việt Nam tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ.

  • Cá lồng bè chết hàng loạt ở Cát Bà

Về thông tin dịch bệnh trên thủy sản, từ cuối năm ngoái đến nay, tình trạng cá nuôi tại các lồng bè ở Cát Bà bị mắc bệnh lở loét rồi chết hàng loạt diễn ra thường xuyên, từ cá giống mới mua về cho đến cá thương phẩm. Tình trạng cá chết diễn ra ở hầu hết các lồng bè nuôi, trong đó, lượng cá giống mới thả bị chết tỷ lệ cao hơn so với cá thương phẩm, chủ yếu là cá song, dù người dân đã dùng nhiều biện pháp phòng trừ nhưng tình trạng này vẫn diễn ra. Đến thời điểm hiện tại, có hộ đã thiệt hại hơn 1 tấn cá thương phẩm, trị giá khoảng 200 triệu đồng; có hộ thiệt hại hơn 2 vạn cá giống mới thả, thiệt hại khoảng 800 triệu đồng. Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, lượng cá chết đã ít hơn.

  • Xử phạt 8 tàu thuyền vi phạm lĩnh vực thủy sản hơn 340 triệu đồng

Trong lĩnh vực xử lý vi phạm về khai thác thủy sản, Theo thông tin tại Hội nghị sơ kết công tác tuần tra phòng, chống tàu giã cào khai thác thủy sản trái phép trên vùng biển ven bờ năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của tỉnh Thừa Thiên Huế, trong năm 2023, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tổ chức trực tiếp bắt giữ, xử lý 6 vụ với 8 phương tiện, tiến hành xác minh, điều tra và ra quyết định xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền hơn 340 triệu đồng. Đồng thời áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản có thời hạn đối với 3 chủ phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép điều khiển phương tiện tàu cá có thời hạn đối với thuyền trưởng…. Quay phim, ghi hình và lập biên bản phạt cảnh cáo 6 tàu vi phạm.

  • Tổng sản lượng thủy sản Quảng Trị đạt hơn 8.800 tấn trong quý I

Về hoạt động phát triển thủy sản những tháng đầu năm, thời gian qua, nguồn lợi thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá ngừ, cá cơm, cá trích... xuất hiện nhiều; các tàu hành nghề lưới rê, pha xúc, lưới vây của tỉnh Quảng Trị... tranh thủ thời tiết thuận lợi tích cực vươn khơi bám biển sản xuất; các hộ nuôi trồng thủy sản tiến hành công tác cải tạo ao chuẩn bị thả nuôi theo hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi trồng thủy sản. Nhờ đó, trong quý I, tổng sản lượng thủy sảncủa tỉnh ước đạt hơn 8.800 tấn, tăng gần 24% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 24% so với kế hoạch. Trong đó sản lượng khai thác ước đạt gần 6.700 tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt gần 2.000 tấn. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt hơn 2.100 ha.

  • Ngư dân Bình Thuận có nhu cầu chuyển đổi nghề khai thác sang nuôi biển

Còn tại Bình Thuận, Theo Sở NN- PTNT tỉnh này, địa phương hiện có 9 cơ sở ương dưỡng các loại giống cá biển. Ngoài ra, còn có 128 cơ sở/760 trại đang sản xuất giống tôm nên tiềm năng để chuyển đổi sang sản xuất giống cá biển rất lớn. Toàn tỉnh có 218 cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản, trong đó có 31 doanh nghiệp chế biến được xuất khẩu trực tiếp với tổng sản lượng chế biến khoảng 64.800 tấn/năm. Gần đây, ngư dân cũng có nhu cầu chuyển đổi nghề khai thác thủy sản ven bờ sang nuôi biển, trong đó các nghề thường được người dân lựa chọn để chuyển sang như nghề câu, lưới vây và lưới rê; hoặc khi chuyển sang nuôi trồng thủy sản thì người dân chủ yếu lựa chọn nghề nuôi lồng bè trên biển.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 29/3/2024: Xuất khẩu cua, ghẹ sống tăng đột phá

Xuất khẩu cua, ghẹ sống tăng đột phá; Cá lồng bè chết hàng loạt ở Cát Bà; Ngư dân Bình Thuận có nhu cầu chuyển đổi nghề khai thác sang nuôi biển.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi