| Hotline: 0983.970.780

‘Trong nguy có cơ’ để doanh nghiệp thủy sản tái cơ cấu sản xuất

Thứ Bảy 06/01/2024 , 15:46 (GMT+7)

Đó là nhận định của lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng tại buổi gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp ngày 6/1, tạo cầu nối giúp chính quyền kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn ghi nhận và đánh giá cao sự đồng lòng, đoàn kết chung sức của cộng đồng doanh nghiệp, người dân và cả hệ thống chính trị của tỉnh vượt qua khó khăn năm 2023, trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động.

Ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng đánh giá cao những nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh, vượt qua khó khăn trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động trong năm 2023. Ảnh: Kim Anh.

Ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng đánh giá cao những nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh, vượt qua khó khăn trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động trong năm 2023. Ảnh: Kim Anh.

Đến nay, tỉnh Sóc Trăng đã hoàn thành nhiều nội dung, mục tiêu đề ra. Với tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 5,57%, đứng thứ 7 ở khu vực ĐBSCL và thứ 39 trong cả nước. Đặc biệt, lần đầu tiên trong 10 năm qua, tỉnh Sóc Trăng có tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP tăng trưởng liên tục trong 4 quý.

Ngoài ra, trong năm 2023 tỉnh Sóc Trăng đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ, công trình trọng điểm. Nhất là hoàn thành Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng, thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là cơ sở để cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh nghiên cứu, thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh dài hơi, bài bản, căn cơ phù hợp với định hướng Quy hoạch của tỉnh.

Ông Lâm Văn Mẫn khẳng định đây là những tiền đề quan trọng góp phần vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội những năm tiếp theo của tỉnh Sóc Trăng.

Dịp này, nhiều doanh nghiệp lĩnh vực thủy sản, nhất là ngành tôm bày tỏ khó khăn khi lượng đơn hàng xuất khẩu sụt giảm, giá thành chưa đảm bảo tính cạnh tranh. Ngoài ra còn những tác động từ các yếu tố môi trường, dịch bệnh…

Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đề nghị Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phát huy vai trò cầu nối để kịp thời giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp. Ảnh: Kim Anh.

Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đề nghị Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phát huy vai trò cầu nối để kịp thời giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp. Ảnh: Kim Anh.

Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng đánh giá, bối cảnh “trong nguy có cơ” này là cơ hội để ngành thủy sản có điều kiện tái cơ cấu. Từng doanh nghiệp sẽ suy nghĩ lại chiến lược và đưa ra kế hoạch kinh doanh mới, đổi mới công nghệ, quản trị, để giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh.

Trước bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, nhất là đối với lĩnh vực nuôi tôm nước lợ ở Sóc Trăng, ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh cho biết, ngành nông nghiệp đã kiến nghị với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) xây dựng các định hướng, giải pháp cải thiện ngành tôm, tăng sức cạnh tranh với một số quốc gia như Ecuador, Ấn Độ…

Bên cạnh đó, hiện Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng, giảm giá thành. Trong đó, chú trọng cải thiện chất lượng tôm giống bố mẹ đảm bảo sạch bệnh, kháng bệnh, cho ra con giống tốt. Đồng thời, ngành cũng tập trung quản lý việc lưu hành tôm giống để phục vụ tốt vùng nuôi.

Chương trình gặp gỡ, dùng điểm tâm sáng với cộng đồng doanh nghiệp được lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng triển khai từ tháng 5/2023, để lắng nghe kiến nghị, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Kim Anh.

Chương trình gặp gỡ, dùng điểm tâm sáng với cộng đồng doanh nghiệp được lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng triển khai từ tháng 5/2023, để lắng nghe kiến nghị, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Kim Anh.

Riêng đối với các quy trình nuôi tôm nước lợ, do đặc thù lĩnh vực ngành nuôi chịu tác động bởi các yếu tố sinh học và môi trường rất lớn, khó xây dựng một quy trình nuôi thống nhất và cố định. Vì thế, việc chủ động kiểm soát tốt nhất từng quy trình nuôi phù hợp với điều kiện thực tế là giải pháp đang được ngành thủy sản Sóc Trăng thực hiện.

Ông Nhã nhìn nhận, trước bối cảnh biến đổi khí hậu, dịch bệnh và những tác động về giá thành, việc nâng cao vai trò của cán bộ quản lý và cải thiện kiến thức nuôi tôm cho bà con nông dân là rất cần thiết.

Trong năm 2023, Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng đã phối hợp với các chuyên gia Trường Thủy sản (Đại học Cần Thơ) tổ chức đào tạo nguồn nhân lực nuôi tôm chất lượng cao, chuyên nghiệp cho bà con nông dân, HTX, cán bộ quản lý và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng cho biết đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp để đồng hành cùng doanh nghiệp thủy sản trong tỉnh vượt qua khó khăn. Ảnh: Kim Anh.

Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng cho biết đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp để đồng hành cùng doanh nghiệp thủy sản trong tỉnh vượt qua khó khăn. Ảnh: Kim Anh.

Đến nay chương trình đã phối hợp tổ chức được 2 lớp đào tạo, cấp chứng nhận “người nuôi tôm chuyên nghiệp” cho khoảng 200 đối tượng tham gia. Trong năm 2024 chương trình dự kiến sẽ tiếp tục được triển khai, lan tỏa kiến thức nuôi tôm tới sâu rộng nông dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 7/12/2023, Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Nghị quyết số 113/NQ-HĐND về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Với mục tiêu tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Trong đó, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt từ 7 – 7,5%. Tỷ lệ sản lượng lúa đặc sản, chất lượng cao chiếm 93,37% tổng sản lượng lúa toàn tỉnh. Tổng sản lượng thủy, hải sản đạt 380.000 tấn. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt trên 240 triệu đồng/ha.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.