| Hotline: 0983.970.780

Nhật Bản thí điểm chế biến sò điệp tại Việt Nam

Thứ Hai 08/01/2024 , 08:40 (GMT+7)

Các công ty thủy sản Nhật Bản chuẩn bị đưa sò điệp từ Hokkaido đến chế biến tại Việt Nam và xuất khẩu ngược trở lại Nhật từ ngày 8/1.

Sò điệp được ngư dân đưa về cảng Nemuro ở Hokkaido, Nhật Bản. Ảnh: Reuters.

Sò điệp được ngư dân đưa về cảng Nemuro ở Hokkaido, Nhật Bản. Ảnh: Reuters.

Nhà bán lẻ hải sản Foodison đang hợp tác với các công ty bao gồm nhà bán buôn Ebisu Shokai và các nhà giao dịch Ocean Road và Nosui để thí điểm một container sò điệp nguyên vỏ (hơn 20 tấn) đến Việt Nam chế biến.

Theo thỏa thuận này, sò điệp của Ebisu Shokai sẽ được Ocean Road thu mua và xuất khẩu sang Việt Nam để chế biến và gửi trở lại Nhật Bản để bán cho các nhà hàng và nhà bán lẻ của Foodison, Ebisu Shokai và Nosui. Ocean Road là công ty kinh nghiệm đưa tôm và cua đến Việt Nam để chế biến rồi bán lại sang Nhật Bản.

Lô hàng đầu tiên đã được đưa đến Việt Nam, nơi cơ sở chế biến sẽ tách vỏ sò điệp để nấu nướng cũng dùng làm sushi và đông lạnh để ăn sống. Các công ty sẽ cân nhắc triển khai thêm dựa trên kết quả từ lô này.

"Nếu giá thành sản phẩm giảm, chúng có thể được sử dụng trong các chuỗi sushi băng chuyền và các cửa hàng tiện lợi lớn", người đứng đầu bộ phận hải sản đông lạnh của Nosui, công ty chuyên bán hải sản đã qua chế biến cho mục đích thương mại, cho biết.

Chi phí nhân công chế biến ở Việt Nam chỉ bằng khoảng 20 - 30% so với ở Nhật Bản. Đối với sò điệp dùng làm sushi hoặc ăn sống, giá thành khi chế biến ở Việt Nam dự kiến ​​sẽ thấp hơn so với các sản phẩm chế biến tại Nhật Bản ngay cả sau khi cộng thêm chi phí vận chuyển.

Sò điệp tách vỏ, vốn cần ít công chế biến hơn, dự kiến ​​sẽ có giá tương đương với sò điệp chế biến tại Nhật Bản.

Tuy nhiên, Nhật Bản hiện không không có đủ nhân công và việc chế biến mất nhiều thời gian, theo ông Kenichiro Hoshino, một quản lý tại Foodison, Kenichiro Hoshino, một quản lý tại Foodison, cho biết. "Thay vì để sò điệp nguyên vỏ tồn kho, tốt hơn là nên chế biến chúng ở nước ngoài và bán cho khách hàng", ông Hoshino nói.

Các cơ sở chế biến của Việt Nam có chứng nhận HACCP, tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm, và sò điệp chế biến tại đây có thể xuất sang các thị trường khác ngoài Nhật. Do đó, các công ty Nhật sẽ cân nhắc bán mặt hàng này sang châu Âu và Mỹ.

Theo Cơ quan Thủy sản Nhật Bản, nước này đã sản xuất 500.000 tấn sò điệp trong năm 2022. Khoảng 140.000 tấn được xuất sang Trung Quốc, trong đó 100.000 tấn được gửi nguyên vỏ để chế biến.

Kể từ khi Bắc Kinh cấm nhập khẩu hải sản Nhật Bản hồi tháng 8/2023 nhằm phản đối việc Tokyo xả nước thải đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, lượng sò điệp chưa qua chế biến tồn kho đã tăng lên đáng kể. 

Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra hàng loạt các biện pháp hỗ trợ bao gồm cấp trợ cấp để bù đắp chi phí thiết bị chế biến và bảo quản. Đại sứ quán Mỹ tại Nhật cũng đang xúc tiến bán hải sản Nhật Bản ở các khu vực khác như Đông Nam Á, đồng thời Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản cũng mong muốn xuất khẩu thủy hải sản sang Mỹ thông qua cơ sở chế biến tại Mexico.

Xem thêm
Ngành điều hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm 2024 chỉ trong 10 tháng

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành điều Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo nên kỷ lục mới trong tháng cuối năm 2024.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Dừa hữu cơ Cocohihi - Tinh hoa xứ dừa Bến Tre vươn xa thế giới

Bến Tre không chỉ là xứ sở của dừa mà còn là nơi khởi nguồn của những sản phẩm hữu cơ, như dừa tươi Cocohihi, góp phần đưa nông sản Việt vươn ra thế giới.