Bảo vệ cầu Trung Hà khi lấy nước vụ đông xuân

Bảo vệ cầu Trung Hà khi lấy nước vụ đông xuân; Khoảng 3.000 mã nông sản được phép xuất khẩu sang Trung Quốc; Cà Mau mất 5.200ha đất và rừng phòng hộ trong 10 năm.

Quỳnh Anh  | 08:10 16/01/2024

Bảo vệ cầu Trung Hà khi lấy nước vụ đông xuân

Tự động

Bảo vệ cầu Trung Hà khi lấy nước vụ đông xuân

  • Bảo vệ cầu Trung Hà khi lấy nước vụ đông xuân

Thưa quý vị và bà con, Cục Thủy lợi vừa có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ về việc đảm bảo an toàn cầu Trung Hà trong các đợt Đợt lấy nước vụ đông xuân năm 2023 – 2024, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ. Theo đó, trong thời gian lấy nước đợt 1 từ ngày 23/1 đến ngày 30/1, các nhà máy thủy điện sẽ vận hành tối đa công suất phát điện để tăng cường nguồn nước về hạ du. Mực nước dự kiến trung bình đạt khoảng 1,7 đến 1,9m tại trạm thủy văn Hà Nội. Việc lòng sông dưới chân cầu Trung Hà bị xói lở nói riêng và hạ thấp lòng dẫn hệ thống sông Hồng – Thái Bình nói chung trong những năm gần đây diễn biến phức tạp. Do đó, Bộ NN-PTNT đề nghị Sở Giao thông Vận tải tỉnh Phú Thọ khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền tổ chức thực hiện các giải pháp cấp bách, chủ động đảm bảo an toàn công trình cầu trong các đợt lấy nước.

  • Khoảng 3.000 mã nông sản được phép xuất khẩu sang Trung Quốc

Theo Văn phòng SPS Việt Nam, hiện, Trung Quốc đã phê duyệt khoảng 3.000 mã sản phẩm nông sản làm thực phẩm để xuất khẩu sang thị trường này, tương đương gần 3.000 doanh nghiệp Việt Nam. Trong số đó, có khoảng 1.570 mã thuộc nhóm sản phẩm có nguy cơ cao về mất an toàn thực phẩm, do cơ quan thẩm quyền quản lý. Số cơ sở còn lại do doanh nghiệp tự đăng ký theo quy định số 248 - quy định về quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu của Trung Quốc. Những mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chủ yếu là sản phẩm thủy sản và sản phẩm có nguồn gốc thực vật.

  • Cà Mau mất 5.200ha đất và rừng phòng hộ trong 10 năm vì sạt lở

Khu vực ĐBSCL có chiều dài khoảng 720km nhưng hiện nay hơn 50% chiều dài đang bị xói lở. Trong đó, hơn 70km đang bị xói lở với tốc độ từ 20 đến 50m mỗi năm. Tại khu vực nàu, Cà Mau được xem là “điểm nóng” khi có đến 187/254 km bờ biển bị sạt lở với nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, có hơn 90km chiều dài bị sạt lở ở mức độ nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm. Giai đoạn 2011 - 2021, sạt lở bờ biển đã làm mất đất và rừng phòng hộ ở Cà Mau với diện tích hơn 5.200 ha. Trước hiểm họa sạt lở, trong nhiều năm liên tục, tỉnh Cà Mau ban bố tình huống khẩn cấp vùng ven biển và nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ và bộ, ngành Trung ương. Nhờ đó mà đến nay, tỉnh này đã xây dựng hoàn thành được gần 63km kè bảo vệ bờ biển, với tổng kinh phí hơn 2.000 tỷ đồng.

  • Ngành nông nghiệp Đắk Lắk có một năm thành công ngoài mong đợi

Năm 2023, các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản của Đắk Lắk đạt khoảng 22.400 tỷ đồng, bằng 37,8% tổng sản phẩm toàn tỉnh. Trong đó, ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất với trên 17.500 tỷ đồng, chăn nuôi trên 2.800 tỷ đồng và khoảng 1.400 tỷ từ nghề nuôi trồng thủy sản, riêng các sản phẩm gỗ xuất khẩu giảm mạnh nhưng cũng đạt trên 700 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Hoài Dương – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Nông thôn Đắk Lắk, ngành nông nghiệp tỉnh đã có một năm thành công ngoài mong đợi. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp của Đắk Lắk gần gấp rưỡi so với mức trung bình cả nước. Tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp tăng 13% so với năm 2022.

  • 100% số hộ tham gia liên kết trồng mía ở Sơn La đã thoát nghèo

Niên vụ 2023-2024, Công ty cổ phầnmía đường Sơn La tiếp tục ổn định vùng nguyên liệu hơn 9.100 ha mía, sản lượng năm nay ước đạt 650.000 tấn. Từ đầu tháng 12/2023 đến nay, trên khắp những đồng mía của các huyện Yên Châu, Mai Sơn, Bắc Yên và Thành phố Sơn La, hàng nghìn hộ nông dân hối hả vào mùa thu hoạch. Mặc dù thời tiết không thuận lợi, nhưng với các chính sách hỗ trợ kịp thời và nâng giá thu mua lên hơn 1.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, người trồng mía vẫn thu về từ 50-60 triệu đồng/ha. Cây mía đã trở thành cây chủ lực trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hơn 10.000 hộ nông dân nơi đây. Không những vậy, 100% số hộ tham gia liên kết trồng mía với Công ty cổ phần mía đường Sơn La đã thoát nghèo, nhiều hộ giàu lên từ cây mía.

 

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, Năm 2023, ngành lâm nghiệp triển khai thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Biến đổi của thời tiết, khí hậu; xung đột tại một số quốc gia đã làm ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng gỗ nói riêng và các mặt hàng nông lâm thủy sản nói chung. Mặc dù vậy, ngành lâm nghiệp đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành NN&PTNT, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Năm 2023, diện tích trồng rừng đạt khoảng 250.000 ha, trồng phân tán đạt 127 triệu cây, tỉ lệ che phủ rừng đạt mục tiêu đề ra với trên 42%. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đánh giá:

Băng:

Bảo Thắng

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 16/1/2024.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Tham Tham dự kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Họp triển khai các Đề án lĩnh vực Thủy sản đã được Chính phủ phê duyệt. Dự Tổng kết Ban Quản lý dự án Nông nghiệp. Sau đó, Họp tổng kết Chương trình “Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030” theo Quyết định 703 ngày 28/5/2020 của Thủ tướng năm 2023, kế hoạch triển khai năm 2024.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam đi Công tác nước ngoài

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Nghe báo cáo về một số nghiên cứu phát triển thủy lợi sông Quảng Huế.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Họp về công tác truyền thông về lĩnh vực Lâm nghiệp.

Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung Tham gia Đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, bản tin do BTV Xuân Hào biên soạn và thực hiện, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Bảo vệ cầu Trung Hà khi lấy nước vụ đông xuân

Bảo vệ cầu Trung Hà khi lấy nước vụ đông xuân; Khoảng 3.000 mã nông sản được phép xuất khẩu sang Trung Quốc; Cà Mau mất 5.200ha đất và rừng phòng hộ trong 10 năm.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Theo dõi hoạt động, hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản xuyên Tết
Thời sự

Theo dõi hoạt động, hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản xuyên Tết; Nhức nhối tình trạng gian lận mã số vùng trồng trái cây xuất khẩu.

Theo dõi hoạt động, hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản xuyên Tết
Thời tiết nông vụ ngày 10/01/2025: Miền Bắc rét đậm, miền Trung mưa diện rộng
Thời sự

Đợt không khí lạnh có cường độ mạnh, mang lại sự thay đổi rõ rệt với nhiệt độ giảm sâu, ở vùng núi cao có nguy cơ xảy ra băng giá và sương muối.

Thời tiết nông vụ ngày 10/01/2025: Miền Bắc rét đậm, miền Trung mưa diện rộng