Bệnh cao huyết áp không còn là vấn đề của người cao tuổi
Bệnh cao huyết áp dễ phát hiện nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ, dễ dẫn đến nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim…
Lê Bình - Yến Nhi | 13:17 05/07/2024
Bệnh cao huyết áp không còn là vấn đề của người cao tuổi
Cứ 5 người trưởng thành sẽ có 1 người bị cao huyết áp. Huyết áp tăng cao dễ phát hiệu nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Đây là bệnh lý gắn liền với tim mạch, có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim,...
Tăng huyết áp là bệnh được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi việc chẩn đoán tăng huyết áp đơn giản, tuy nhiên rất nhiều người, mà theo thống kê là khoảng trên 50% trường hợp không được phát hiện bệnh sớm. Đáng lưu ý hơn, khi được chẩn đoán tăng huyết áp, chỉ khoảng 40% bệnh nhân tuân thủ điều trị. Và cứ 5 người điều trị bệnh, có 1 người không đạt mục tiêu điều trị như mong muốn.
Hậu quả không chẩn đoán sớm, không được điều trị kịp thời hoặc điều trị nhưng không đạt mục tiêu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ví dụ biến chứng trên tim mạch: nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, đột quỵ, mất thị lực (bệnh lý về mắt) do Tăng huyết áp kéo dài, gây nguy hiểm đến tính mạng…
Vậy chúng ta đã thực sự hiểu đúng về bệnh cao huyết áp, những biến chứng khủng khiếp mà nó gây ra với sức khoẻ con người, cách phòng bệnh cũng như điều trị khi mắc bệnh hay chưa,? Để trả lời câu hỏi naỳ, mời quý bà con cùng chúng tôi lắng nghe những ý kiến chia sẻ của BS dưới đây.
+ Thưa bác sĩ, chúng ta hiểu thế nào là tăng huyết áp và phân loại bệnh ra sao ạ?
+ Đâu là những nguyên nhân gây tăng huyết áp ạ?
+ Những yếu tố nguy cơ nào làm tăng nguy cơ cao huyết áp thưa bác sĩ? Nhiều người cho rằng tăng huyết áp là bệnh của người già, người trẻ không bị, bác sĩ nghĩ sao về ý kiến này ạ?
+ Vậy cao huyết áp có những triệu chứng biểu hiện nào ạ?
+ Những biến chứng có thể xảy ra bởi tăng huyết áp là gì ạ?
+ Cách điều trị tăng huyết áp ra sao thưa BS?
+ Thưa bác sĩ, tới thời điểm này, không ít bệnh nhân do sợ thuốc tây y sẽ nhiều tác dụng phụ hơn thuốc thảo dược. Họ nghe truyền tai và tự mua rễ cây và lá cây về nấu nước uống. Vậy ỹ kiến bác sĩ về vấn đề bày ra sao? Việc uống lá cây, rễ cây có giúp đặc trị Tăng huyết áp hay không và BN có phải đối diện với nguy cơ gì không ạ?
+ Chúng ta phòng bệnh cao huyết áp ra sao ạ?
+ Nhiều người cho rằng khi chúng ta khoẻ mạnh bình thường không cần phải kiểm tra huyết áp và nếu BN cao huyết áp đã được chỉ định thuốc từ BS thì đã ‘’an toàn’’, không cần phải kiểm tra huyết áp, bác sĩ có lời khuyên gì cho họ?
Thưa quý bà con, như BS Phước đã chia sẻ cách tốt nhất để bảo vệ bạn trước bệnh tăng huyết áp nói riêng cũng như các bệnh lý khác đó là sống cuộc sống khoa học, lành mạnh và khám sức khỏe định kỳ. Bởi đa số người bệnh tăng huyết áp không có triệu chứng và không biết bản thân mình đang mắc bệnh.
Vì thế, đi khám sức khỏe định kỳ và đo chỉ số huyết áp thường xuyên sẽ giúp quý vị phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp. Đặc biệt, đối tượng người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) nên đi thăm khám sức khỏe thường xuyên từ 1 - 2 lần/ năm. Vì đây là nhóm đối tượng dễ bị tăng huyết áp và có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao nhất, cần được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Bệnh cao huyết áp không còn là vấn đề của người cao tuổi
Bệnh cao huyết áp dễ phát hiện nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ, dễ dẫn đến nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim…
Lê Bình - Yến Nhi
Tin liên quan
Các chương trình
Thường xuyên ngồi xổm, bẻ khớp, đi giày cao gót, tập luyện quá sức… sẽ làm tăng áp lực lên khớp, khiến xương khớp thoái hóa nhanh hơn.
Thói quen ăn mặn khiến cơ thể dễ bị nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ, các bệnh về thận, suy tim, mù lòa...