| Hotline: 0983.970.780

Ngô trị bệnh cao huyết áp và viêm túi mật

Thứ Tư 20/12/2017 , 08:46 (GMT+7)

Râu ngô rất có ích cho những trường hợp bị viêm thận, viêm bàng quang cấp hay bệnh mãn tính, bệnh gút, bệnh tim. Râu ngô còn có thể làm tăng lượng nước tiểu lên từ 3- 6 lần...

Các nghiên cứu khoa học cho biết trong hạt bắp (ngô) chứa rất nhiều đạm, chất mỡ, chất đường và đặc biệt dồi dào hydrat carbon và còn chứa rất nhiều vitamin E, nên bắp (ngô) là một thức ăn vừa bổ dưỡng, giúp tái tạo và tăng cường năng lượng. Do đó người ta sử dụng dưới nhiều hình thức như dùng nguyên bắp ngô luộc hay nướng, dùng hạt để hầm hay rang, hoặc xay thành bột để làm bánh hay nấu chè, ghế vào cơm.

Theo Đông y, bắp ngô có vị ngọt tính bình có tác dụng lợi tiểu, chữa viêm thận phù thũng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, đái tháo đường, huyết áp cao.

 

Đặc biệt chứa rất nhiều kali, tinh dầu, vitamin C (chống bệnh hoại huyết, tăng cường sức đề kháng, chống các bệnh đề kháng, nhiễm trùng (tham gia chuyển hóa thức ăn). Nhờ râu ngô còn chứa khá nhiều vitamin K (có tác dụng chống bệnh xuất huyết) với tỷ lệ muối kali rất cao, làm tăng bài tiết mật, có tác dụng lợi tiểu mạnh. Vì thế, râu ngô rất có ích cho những trường hợp bị viêm thận, viêm bàng quang cấp hay bệnh mãn tính, bệnh gút, bệnh tim. Râu ngô còn có thể làm tăng lượng nước tiểu lên từ 3- 6 lần. Nước sắc hạt ngô là một loại thức uống bổ dưỡng. Dùng 50 hạt ngô bỏ vào 1 lít nước, đun sôi khoảng 1 giờ để nguội rồi uống tuỳ nhu cầu. Những trường hợp mắc các bệnh trên, mỗi ngày có thể dùng từ 20- 40g râu ngô đun sôi với một lít nước, uống dần trong ngày.

Dưới đây là một số bài thuốc từ cây ngô

* Chữa bệnh huyết áp cao: Ngô non để cả bẹ gồm cả râu. Đem luộc lấy rồi ăn trong ngày, nước luộc ngô uống thay nước.

* Trị bệnh cao huyết áp: Lấy râu ngô sắc nước uống hàng ngày, tốt nhất nên phối hợp thêm với ngưu tất, hoa hòe, cỏ ngọt, câu đằng bệnh cao huyết áp dần thuyên giảm và tiến tới ổn định. Cũng có thể lấy râu ngô luộc lấy nước, uống hằng ngày, ngày 2 - 3 lần. Uống liền 2 - 3 tháng huyết áp trở lại bình thường.

* Chữa viêm túi mật: Ngô non: 100g (để cả bẹ và râu). Nhân trần: 30g. Cam thảo: 10g. Đem những thứ trên sắc chung, uống ngày ba lần, mỗi lần 60ml ăn kèm ngô đã luộc.

* Chữa sỏi đường tiết niệu: Hãm hoặc sắc nước râu ngô uống hàng ngày, có thể dùng nước ngay sau khi luộc bắp ngô để uống cũng được. Cũng có thể phối hợp với các vị thuốc lợi tiểu khác như rễ tranh, rễ sậy, kim tiền thảo,… để tăng cường hiệu quả tác dụng.

* Chữa phù thũng, đái đỏ: Râu ngô 40g, ruột bấc cây ngô 150g. Tất cả băm nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

* Chữa viêm thận, viêm bàng quang: Râu ngô 100g, rau má 50g, ý dĩ 50g, mã đề 50g, sài đất 40g. Sắc uống ngày 1 thang.

* Chữa đái tháo đường: Hạt ngô tẩm nước, ủ cho mọc mầm. Lấy mầm sấy khô, tán bột, ngày uống 20 - 30g với nước sắc đọt khoai lang đỏ. Hoặc ăn chè ngô non nấu với củ mài và ăn rau khoai lang đỏ nấu với canh hằng ngày.

* Chữa bệnh xuất huyết: Dùng râu ngô tươi hoặc phơi khô sắc nước uống hàng ngày, có thể kết hợp thêm các vị khác như cỏ nhọ nồi, huyết dụ, trắc bách diệp, lá sen,… để làm tăng thêm công dụng. Cách sử dụng này để trị các chứng như chảy máu cam, xuất huyết cho các trường hợp tiểu tiện ra máu, băng huyết, tử cung xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu niêm mạc miệng lưỡi,…. rất hiệu quả.

 

* Kháng viêm: Ngoài hàm lượng vitamin C và potassium cao, râu bắp còn cung cấp thêm những chất quan trọng khác như allantoin, mucilage và saponin... Chất allantoin có tác dụng làm lành vết thương, làm lành bệnh; chất saponin đóng vai trò kháng viêm; mucilage có tác dụng làm dịu sự kích ứng ở các mô.

* Khử độc cho cơ thể: Cách đơn giản để tận dụng những giá trị từ râu bắp là làm trà để uống. Dùng một nắm tay râu bắp cho vào nước đang sôi và ngâm khoảng 10 phút. Uống trà râu bắp có tác dụng làm giảm sự ứ nước của cơ thể và cũng có tác dụng khử độc cho cơ thể.

Xem thêm
Tập thể dục vào sáng và tối giảm nguy cơ ung thư ruột kết hơn 10%

Hoạt động thể chất vào các thời điểm khác nhau trong ngày có thể dẫn đến những kết quả khác nhau cho sức khỏe về lâu dài.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.