Bình Thuận chật vật điều tiết nước trong mùa kiệt

Do mùa mưa năm 2023 kết thúc sớm, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao, nhiều hồ chứa tại Bình Thuận có quy mô nhỏ nên đã và đang cạn kiệt.

Kim Sơ  | 15:51 27/03/2024

Bình Thuận chật vật điều tiết nước trong mùa kiệt

Tự động

Bình Thuận chật vật điều tiết nước trong mùa kiệt

Bài: Kim Sơ

MC1: Minh Thủy

MC2: Sơn Tùng

MC 1: Thưa quý vị và bà con: Do mùa mưa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2023 kết thúc sớm, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao dẫn đến lưu lượng dòng chảy trên các sông, suối tự nhiên và mực nước ngầm giảm. Nhiều hồ chứacó quy mô nhỏ như: Tân Lập, Tà Mon, Tân Hà, lâm trường Sông Dinh, Sông Khán, Trà Tân nên khả năng tích trữ nguồn nước không nhiều đã và đang cạn kiệt. Từ đó đã có hàng trăm ha cây trồng chủ yếu là thanh long, rau màu đang bị thiệt hại và hàng chục ngàn hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Ghi nhận phóng viên Kim Sơ về tình hình khô hạn tại Bình Thuận.

MC2: Chúng tôi đến thôn Tà Mon, xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, chứng kiến nắng hạn diễn ra gay gắt. Hồ chứa nước Tà Mon với dung tích 0,67 triệu m3 trên địa bàn đã cạn kiệt trơ đáy gần 1 tháng nay, khiến nhiều cây trồng, nhất là cây thanh long trở nên xơ xác vì thiếu nước tưới.

Để giữ vườn thanh long, bà con nơi đây tận dụng nguồn nước giếng khoan bơm lên các ao, hồ đã đào sẵn để tích nước tưới cầm chừng cho vườn thanh long. Tuy nhiên hiện nguồn nước giếng khoan cũng đang dần cạn kiệt. Bà con bơm nước giếng chỉ trong thời gian ngắn phải tạm dừng để nguồn nước mới hồi trở lại.

Ông Khổng Minh Tiến, một người dân ở thôn Tà Mon cho biết, năm nay tình hình hạn hán, thiếu nước tưới sản xuất trên địa bàn diễn ra trầm trọng. Từ tháng 10 đến nay, trời chẳng có mưa nên nguồn nưới tưới rất khó khăn.

Băng ông Tiến 27 s

Do nguồn nước hồ Tà Mon cạn kiệt nên hiện nay có khoảng 500 ha thanh long ăn nước từ hồ này bị khô hạn, thiếu nước tưới. Trước tình hình khô hạn thiếu nước, chính quyền địa phương khuyến cáo bà con chủ động dùng nước giếng khoan để tải về các ao, hồ để tưới cầm chừng, hợp lý, đặc biệt không nên chong đèn thanh long thời điểm này. Ông Nguyễn Lộc, Chủ tịch UBND xã Tân Lập chia sẻ:

(Băng ông Lộc 24 s)

Theo ghi nhận của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận thì, toàn tỉnh đã có 365 ha chủ yếu là thanh long và rau màu trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam đang bị thiệt hại do hạn hán, thiếu nước. Ngoài ra còn có đến 1.175 ha cây trồng, chủ yếu là thanh long có nguy cơ thiệt hại do hạn hán, thiếu nước.

Ngoài ra hiện toàn tỉnh Bình Thuận có 41 xã, phường, thị trấn tại 5 huyện gồm Bắc Bình, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh và TP Phan Thiết với 26.872 hộ dân thiếu nước sinh hoạt cục bộ.

Trước tình hình hạn hán, thiếu nước tưới, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận đang triển khai hàng loạt các giải pháp ứng phó. Ông Hồ Đắc Nghĩa, Phó giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận cho biết:

(Băng ông Nghĩa 36 S)

MC1: Thưa quý vị và bà con: Theo tính toán của Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận, trong mùa khô năm 2024, tổng lượng nước tiếp tục cấp tính đến ngày 30/6 là hơn 174 triệu m³. Trong đó nước sinh hoạt 22,83 triệu m³; tưới cho thanh long 70,72 triệu m³ và tưới cho lúa vụ đông xuân 2023 - 2024 là 80,52 triệu m³.

Riêng nước tưới cây thanh long và cây ăn quả tùy lượng nước tại các công trình mà thời gian từ ngày 3/3 đến khoảng ngày 30/5/2024. Riêng địa bàn huyện Hàm Thuận Nam do thiếu nước đã ngưng tưới sớm nhất, cụ thể hồ Tà Mon ngưng tưới từ ngày 3/3, kênh bắc Ba Bàu dự kiến ngừng tưới vào ngày 4/4/2024. Với các giải pháp nỗ lực cấp nước sinh hoạt và sản xuất, công ty đề nghị các địa phương tiến hành nạo vét các tuyến kênh mương nội đồng; tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân biết về khả năng có thể xảy ra nguy cơ hạn hán, thiếu nước để nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm, đúng mức, đúng mục đích.

MC2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với một số hoạt động trong công tác thủy lợi diễn ra trên địa bàn cả nước:

MC1: Thưa quý vị và bà con, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết, đối với sản xuất nông nghiệp năm 2024, khả năng thiếu nước sẽ xảy ra cục bộ tại các công trình thủy lợi nhỏ, lòng hồ bị bồi lắng, vùng không có công trình, vùng nghèo nước ngầm, như các huyện Cư M’gar, Ea Súp, Krông Pắc, Krông Bông, Buôn Đôn, Ea Kar, Krông Búk, Krông Năng, Lắk... với khoảng 8.000 ha cây trồng bị ảnh hưởng. Do đó, nông dân, cơ quan chuyên môn và chính quyền các địa phương cần chủ động triển khai biện pháp phòng, chống hạn. Trước diễn biến này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk yêu cầu ngành chức năng, chính quyền các địa phương đánh giá nguồn nước dự trữ tại các hồ chứa nước, công trình thủy lợi trên địa bàn, tính toán cân bằng nước để có phương án sử dụng nước hợp lý; ưu tiên sử dụng nguồn nước tại sông, suối trước, sau đó, đến nguồn nước ao, hồ tạm, nguồn nước ở hồ chứa công trình thủy lợi, thủy điện.

MC2: Còn tại Thái Nguyên, trong những năm qua, hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn TP. Phổ Yên được quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, một số tuyến kênh mương xây dựng từ lâu đã xuống cấp, cần kịp thời sửa chữa, nâng cấp để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Từ thực tế này, cơ quan chuyên môn của thành phố đã phối hợp với các địa phương kiểm tra, đánh giá thực trạng hệ thống thủy lợi, từ đó bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa. Cùng với nâng cấp, cải tạo hệ thống kênh mương, UBND thành phố đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn thường xuyên theo dõi diễn biến, cập nhật mực nước tại các ao, hồ, từ đó xây dựng kế hoạch tưới tiết kiệm, luân phiên. Điạ phương cũng tích cực phối hợp với các đơn vị quản lý và khai thác công trình thủy lợi, hồ chứa trên địa bàn tiếp tục sửa chữa, nạo vét hệ thống kênh mương nội đồng, lắp đặt hệ thống bơm tăng cường, đảm bảo đủ nước phục vụ gieo trồng.

MC1: Thưa quý vị và bà con, Hồ Dầu Tiếng là hồ thủy lợi lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á, nằm trải rộng trên địa bàn 4 huyện: Dầu Tiếng (Bình Dương), Dương Minh Châu, Tân Châu (Tây Ninh) và Hớn Quản (Bình Phước) với diện tích mặt hồ lên đến 270km², tổng dung tích là 1,58 tỷ m³ nước. Ngoài điều tiết nước xuống sông Sài Gòn, nhiệm vụ chính của hồ Dầu Tiếng là phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp cho các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh và Long An. Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông và chống “cát tặc” trên lòng hồ thủy lợi Dầu Tiếng thuộc địa bàn huyện Dầu Tiếng, các cơ quan chức năng ở Bình Dương đã và đang tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trên tuyến hồ này. Các đơn vị chức năng sẽ đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, vi phạm công trình thủy lợi, xả nước thải vào công trình thủy lợi và các phương tiện hết hạn đăng ký, đăng kiểm hoạt động trái phép trên hồ thủy lợi Dầu Tiếng.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Thủy lợi và phát triển hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con. Xin kính chào và hẹn gặp lại.

 

Tự động

Bình Thuận chật vật điều tiết nước trong mùa kiệt

Do mùa mưa năm 2023 kết thúc sớm, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao, nhiều hồ chứa tại Bình Thuận có quy mô nhỏ nên đã và đang cạn kiệt.

Kim Sơ

Tin liên quan

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng