Cống ngăn mặn 550 tỷ đồng lớn nhất Sóc Trăng đang xây dựng như thế nào?
Thứ Ba 26/03/2024 , 15:55 (GMT+7)Công trình âu thuyền Rạch Mọp do Bộ NN-PTNT đầu tư khoảng 550 tỷ đồng, đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, dự kiến vận hành ngăn mặn vào cuối năm 2024.
Mới đây, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cùng các Sở, ban ngành liên quan đã đến kiểm tra, khảo sát tiến độ thi công công trình âu thuyền Rạch Mọp thuộc Dự án Kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.
Dự án Kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu do Ban Quản lý Đầu tư và xây dựng Thủy lợi 10 (Bộ NN-PTNT) làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí 900 tỷ đồng. Bao gồm 1 âu thuyền Rạch Mọp và 5 cống ngăn mặn: Mương Khai 2, Trà Ếch, Cái Trưng, Cau Trường và Trà Quýt.
Âu thuyền Rạch Mọp nằm trên sông Rạch Mọp, ở vị trí giáp ranh giữa xã Nhơn Mỹ (huyện Kế Sách) và xã Song Phụng (huyện Long Phú). Công trình được đánh giá là cống ngăn mặn lớn nhất được đầu tư trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Công nhân trên công trường âu thuyền Rạch Mọp đang tích cực triển khai các hạng mục thi công để đảm bảo tiến độ.
Thời gian thi công công trình âu thuyền Rạch Mọp trong 26 tháng, dự kiến toàn bộ dự án sẽ hoàn thành vào tháng 3/2025.
Ông Kiều Văn Công (đội mũ trắng) Phó Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 cho biết, hiện công trình âu thuyền Rạch Mọp đã thực hiện trên 60% khối lượng công việc. Chủ đầu tư đang huy động nhiều nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công.
Một số hạng mục thi công tại âu thuyền Rạch Mọp bao gồm: Cống có chiều rộng thông nước 85m (2 khoang cống và 1 âu thuyền), cổng van cống bằng thép được đóng mở bằng xi lanh thủy lực, hệ thống quan trắc, giám sát tự động…
Theo Chủ đầu tư dự án, dự kiến đơn vị sẽ hoàn thành lắp đặt cửa van, vận hành cống ngăn mặn trên sông Rạch Mọp vào cuối năm 2024.
Các hạng mục phụ trợ tại công trình âu thuyền Rạch Mọp sẽ tiếp tục hoàn thành theo đúng tiến độ.
Sau khi hoàn thành, âu thuyền Rạch Mọp sẽ góp phần kiểm soát nguồn nước, bảo vệ vùng sản xuất và cơ sở hạ tầng; giảm hiện tượng sụt lún đất, ngập do triều cường và nước biển dâng cho một số địa phương phía bờ Nam Sông Hậu của tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang.
tin liên quan
Trại gà Móng 7.000 con, đặc sản trứ danh của Hà Nam
Gà làng Móng hay còn gọi là gà Móng cùng với cá kho làng Vũ Đại là những đặc sản trứ danh của tỉnh Hà Nam.
Bình minh trên những đầm rươi
Khi mặt trời ló rạng, nước bên trong đầm dần rút đi để lộ ra những lỗ nhỏ chi chít trên mặt bùn, đó chính là lỗ rươi.
Đào rừng cổ thụ giá hàng chục triệu đồng xuống phố
Hà Tĩnh Những gốc đào rừng tuổi đời hàng chục năm vừa được hạ sơn, đem về thành phố Hà Tĩnh phục vụ khách hàng chơi Tết. Giá bán trung bình từ 10 đến 60 triệu đồng/gốc.
Mộc Châu chính thức trở thành thị xã, ngày hội lớn của người dân Sơn La
Với nhiều thành quả xuất sắc, Mộc Châu đạt tiêu chí đô thị loại IV và khu vực dự kiến thành lập phường đủ điều kiện hạ tầng đô thị theo quy định.
Thương lái săn lùng gà ‘thái giám’
Thời điểm này, các thương lái từ khắp nơi đổ về thị xã Sơn Tây thu mua gà phục vụ thị trường Tết. Gà 'thái giám' có giá đắt đỏ được tiểu thương săn lùng.
Về làng cổ Bát Tràng, thưởng thức 'món ăn trăm tuổi'
Vào các dịp lễ, Tết, người Bát Tràng lúc nào cũng có 2 món đặc trưng là su hào xào mực và canh măng mực trên mâm cơm.