Cải thiện chất lượng con giống để nâng tầm ngành chăn nuôi

Đề án phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030 là cơ sở quan trọng để thúc đẩy công tác quản lý, đầu tư, phát triển lĩnh vực chăn nuôi.

Quỳnh Anh  | 

Cải thiện chất lượng con giống để nâng tầm ngành chăn nuôi

Tự động

Cải thiện chất lượng con giống để nâng tầm ngành chăn nuôi

MC 1

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Đầu tư nông nghiệp.

Thưa quý vị và bà con, là một lĩnh vực quan trọng của nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi nước ta đang từng bước chuyển dịch từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại tập trung, quy mô lớn. Các hình thức chăn nuôi công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi theo chuỗi khép kín và thân thiện với môi trường đang có xu hướng phát triển mạnh. Đặc biệt, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi thời gian qua đã bổ sung nguồn vốn đầu tư, nguồn lực đáng kể cho ngành, góp phần nâng cao, cập nhật công nghệ, chuyển đổi phương thức chăn nuôi, nâng cao sức cạnh tranh và tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm. Bên cạnh sự chủ động của các chủ thể chăn nuôi, địa phương và các doanh nghiệp, các đơn vị quản lý nhà nước cũng đã có nhiều chính sách quan trọng, thiết thực để thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi bền vững.

MC 2:

Thưa quý vị và bà con, nhằm giữ vững vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của ngành chăn nuôi trong tình hình mới, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, năm 2020, Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045. Gần đây nhất, tháng 12 năm ngoái, 03 đề án quan trọng của ngành chăn nuôi cũng được phê duyệt. Trong đó, có Đề án phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030 với mục tiêu chung nhằm nâng cao năng lực sản xuất giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, giống vật nuôi đặc sản đáp ứng nhu cầu sản xuất chăn nuôi trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

Là đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm toàn diện về tính khả thi, hiệu quả của Đề án, Bộ NN-PTNT đang xây dựng kế hoạch triển khai Đề án này với 7 nội dung ưu tiên và dự kiến nhu cầu vốn cho từng nội dung, Bà Phạm Thị Kim Dung – đại diệnCục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT chia sẻ về nội dung này:

Băng bà Phạm Thị Kim Dung

MC 2:

Việt Nam là một trong những quốc gia có sự đa dạng cao về nguồn giống vật nuôi. Nhiều năm qua, cùng với sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, tổng đàn vật nuôi ở nước ta cũng tăng khá nhanh. Các giống bản địa được đầu tư và khai thác tốt hơn, các giống ngoại được du nhập nhiều hơn, đồng thời các giống lai cũng phát triển nhanh hơn, góp phần cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào, có giá trị cao cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Việc tăng dần quy mô chăn nuôi ở các nông hộ và việc đầu tư, mở rộng các mô hình chăn nuôi quy mô lớn - tập trung - hiện đại đã và đang đặt ra những vấn đề cấp bách về công tác giống, quản lý giống, khai thác và phát triển nguồn giống vật nuôi ở nước ta. Do đó, Đề án phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030 là cơ sở quan trọng đề thúc đẩy công tác quản lý, đầu tư, phát triển lĩnh vực này, ông Phạm Kim Đăng – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi khẳng định:

Băng ông Phạm Kim Đăng

MC 2:

Trên thực tế, giống là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng các sản phẩm chăn nuôi. Các giống vật nuôi khác nhau sẽ cho chất lượng sản phẩm chăn nuôi khác nhau. Đồng thời, giống còn có vai trò ảnh hưởng đến khả năng thích nghi và hiệu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi. Do đó, việc đầu tư phát triển ngành công nghiệp sản xuất giống vật nuôi sẽ giúp nước ta chủ động được con giống chất lượng, đáp ứng nhu cầu giống vật nuôi ngày càng cao. Đặc biệt, có thể bảo tồn, khai thác và phát triển các nguồn gen vật nuôi bản địa gắn với lợi thế của các vùng miền, tạo tiền đề quan trọng để góp phần nâng tầm sản xuất chăn nuôi ở Việt Nam. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chia sẻ:

Băng TT Tiến

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, trong bối cảnh hiện nay, khi các hình thức chăn nuôi công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi theo chuỗi khép kín đang có xu hướng phát triển mạnh. Các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi ngày một nhiều hơn với quy mô lớn hơn, việc cập nhật công nghệ, chuyển đổi phương thức chăn nuôi, trong đó có lĩnh vực phát triển công nghiệp sản xuất nguồn giống vật nuôi sẽ là điểm tựa quan trọng để ngành chăn nuôi nâng cao sức cạnh tranh, chọn tạo giống có năng suất cao mang thương hiệu Việt Nam. Từ đó, nâng cao giá trị và tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, từng bước nâng tầm sản xuất chăn nuôi ở Việt Nam theo hướng hiện đại, bền vững.

 MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn liên quan tới lĩnh vực đầu tư nông nghiệp.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con, năm 2024, ngành Nông nghiệp có tổng cộng 289 dự án/dự án thành phần, trong đó có: 164 dự án đã khởi công; 80 dự án đã phê duyệt, chưa khởi công; 31 dự án đang hoàn thiện chờ phê duyệt và 14 dự án tạm dừng. Theo Bộ NN-PTNT, năm 2024, Bộ được giao kế hoạch vốn hơn 9.900 tỷ đồng. Tính hết ngày 30/4, giải ngân của bộ đã đạt hơn 3.100 tỷ đồng, bằng 31,5% kế hoạch. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, thời gian tới Bộ NN-PTNT tập trung cho các dự án chuyển tiếp còn vướng mắc. Đồng thời, Bộ yêu cầu chủ đầu tư thực hiện giải ngân theo kế hoạch đã đăng ký với bộ; điều hành vốn linh hoạt, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án có khả năng giải ngân cao.

MC 2: tin 2

Mới đây, UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành danh mục dự án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2024. Trong đó, có 9 dự án lĩnh vực nông nghiệp. Trước đó, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ông Nguyễn Thanh Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cho biết, quy hoạch đã mở ra đường hướng, tầm nhìn và không gian phát triển mới, tạo động lực, giá trị mới cho Tây Ninh. Mục tiêu đến năm 2030, Tây Ninh trở thành tỉnh phát triển năng động, văn minh, có môi trường sống tốt, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu; đến năm 2050, Tây Ninh trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển dựa vào công nghiệp sạch và nông nghiệp công nghệ cao.

MC 1: tin 3

Năm 2024, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu thu hút từ 10 - 12 nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát theo định hướng phân vùng không gian phát triển của huyện; thu hút đầu tư theo các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, phát triển đô thị, trong đó có tối thiểu 80% các dự án được cấp chủ trương đầu tư. Do đó, huyện đã và đang tăng cường thông tin quảng bá hình ảnh, tiềm năng lợi thế và cơ hội đầu tư của địa phương; tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ thu hút đầu tư; đặc biệt quan tâm phát huy vai trò của Tổ công tác tháo gỡ khó khăn của huyện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà đầu tư để nắm bắt tình hình, động viên, đề ra các giải pháp tháo gỡ nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Đầu tư nông nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Cải thiện chất lượng con giống để nâng tầm ngành chăn nuôi

Đề án phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030 là cơ sở quan trọng để thúc đẩy công tác quản lý, đầu tư, phát triển lĩnh vực chăn nuôi.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Câu chuyện 'sống chung với hạn mặn', làm sao để duy trì sự bền vững?
Phóng sự

Nếu như trước đây, ĐBSCL hay được nhắc đến với hình ảnh 'sống chung với lũ' thì nay đã chuyển thành 'sống chung với hạn mặn'.

Câu chuyện 'sống chung với hạn mặn', làm sao để duy trì sự bền vững?
Người lan tỏa câu chuyện nông nghiệp tử tế
Phóng sự

Nông nghiệp Radio gửi đến quý vị và bà con câu chuyện về Giám đốc một doanh nghiệp từ bỏ công việc của mình để về quê lan tỏa câu chuyện nông nghiệp tử tế.

Người lan tỏa câu chuyện nông nghiệp tử tế