Cần nâng cấp công trình thủy lợi Thượng Mỹ Trung
Qua hơn 10 năm được đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả lớn, hệ thống thủy lợi Thượng Mỹ Trung đã phải gồng mình chống chọi với hàng chục trận mưa lũ lớn.
Tâm Phùng | 16:16 24/07/2024
Bài Phát thanh gói Thủy lợi:
Cần nâng cấp công trình thủy lợi Thượng Mỹ Trung
Thực hiện: Tâm Phùng-…
MC1:
Xinh kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Thủy lợi và phát triển
Thưa quý vị và bà con, công trình thủy lợi Thượng Mỹ Trung (tỉnh Quảng Bình), được đưa vào sử dụng từ năm 2012. Đây là công trình thủy lợi với hệ thống đê bao ngăn lũ tiểu mãn, lũ sớm, đảm bảo sản xuất lúa vụ đông xuân và hè thu của nhiều địa phương thuộc hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy. Tuy nhiên, phần lớn đê bao, cống ngăn thoát lũ đã bị xuống cấp cần được đầu tư, nâng cấp để phát huy hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Ghi nhận của phóng viên Tâm Phùng:
MC2: Qua hơn 10 năm được đưa vào sử dụng, hệ thống thủy lợi Thượng Mỹ Trung đã phát huy được hiệu quả lớn. Những cánh đồng rộng hàng trăm ha thẳng cánh cò bay của các xã Gia ninh, Võ Ninh, Vạn Ninh (huyện Quảng Ninh và Hoa Thủy, Hồng Thủy, Thanh Thủy, An Thủy… (huyện Lệ Thủy) … đã liên tục có được những vụ mùa bội thu. Người nông dân an tâm hơn trong việc canh tác, đưa giống mới về ruộng và tăng cao thu nhập trên cánh đồng.
Tuy nhiên, cũng trong thời gian đó, hệ thống thủy lợi Thượng Mỹ Trung gồng mình chống chọi với hàng chục trận mưa lũ lớn. Có năm, 2 - 3 trận lũ dồn dập đổ xuống, lũ xiết đã làm sạt lỡ, hư hỏng khiến tuyến đê đã xuống cấp nhiều đoạn. Theo đó, tuyến đê dài khoảng 20km phía tả sông Kiến Giang (đoạn từ xã Gia Ninh của huyện Quảng Ninh và xã Hồng Thủy của huyện Lệ Thủy), do luôn hứng chịu nhiều trận lũ lớn nên bị hư hại nhiều điểm. Đặc biệt, trong thời gian cuối năm 2020, trận lũ lịch sử kéo dài đã làm nhiều điểm trên tuyến đê bị hư hại, sạt mái ta luy, mặt đê bị sạt…Nhiều cống ngăn thoát lũ bị xói lở nặng và cánh cửa cống không còn sử dụng được. Sau năm đó, một trận lũ sớm đã đổ về. Do đê yếu và cống ngăn bị hỏng chưa kịp khắc phục nên gần 600ha lúa của bà con xã Hồng Thủy bị ngập sâu trong biển nước. Bị ngập sâu kéo dài nên sau đó, cây lúa đã chết héo rũ trên đồng. Nhớ lại vụ mùa thất bát ấy, ông Trần Xuân Thế, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hồng Thủy cho hay:
Phỏng vấn 1, ông Trần Xuân Thế
Trước thực trạng đó, trong năm 2023, Trung ương đã bố trí nguồn vốn trên 12 tỷ đồng để nâng cấp, mở rộng, bê tông mặt đê và hai mái đập với tổng chiều dài trên 1,2 km. Ngoài ra, có 8 cống đã được làm mới, đáp ứng được nhiệm vụ ngăn lũ cho đồng ruộng thuộc các xã Võ Ninh, Gia Ninh (huyện Quảng Ninh).
Hiện tại, phần đê và cống trên địa bàn xã Hồng Thủy vẫn chưa được nâng cấp nên không thể phát huy hiệu quả của công trình Thượng Mỹ Trung. Hàng trăm ha lúa 2 vụ của bà con nông dân xã Hồng Thủy, Thanh Thủy (huyện Lệ Thủy)…đang khá bấp bênh trước sự đe doạ của thiên tai khi tuyến đê, cống ngăn, thoát lũ…không thể phát huy tác dụng. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ánh Ngọc, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Thủy cho biết: “
Phỏng vấn 2 ông Nguyễn Ánh Ngọc
Được biết, công trình thủy lợi Thượng Mỹ Trung, được đưa vào sử dụng từ năm 2012. Đây là công trình thủy lợi với hệ thống đê bao dài hơn 82km của hai bên tả, hữu sông Kiến Giang đoạn từ cống ngăn mặn Mỹ Trung (xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh) lên đến xã Thanh Thủy (huyện Lệ Thủy) và làm mới trên 50 cống có cửa nâng. Tổng kinh phí đầu tư ở giai đoạn này gần 250 tỷ đồng.
Do các xã Gia Ninh, Hồng Thủy, Thanh Thủy…là rốn lũ nên tuyến đê và cống ngăn thoát lũ bị ảnh hưởng lớn và xuống cấp nghiêm trọng cần phải đầu tư để nâng cấp. Tuy nhiên, kinh phí của địa phương rất khó khăn nên cần sự hỗ trợ từ Trung ương. Ông Đinh Khánh Hậu, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng ngành Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình, nhìn nhận:
Phỏng vấn 3 ông Đinh Khánh Hậu
MC1: Vâng thưa quý vị, qua thực trang mà phóng sự vừa nêu có thể thấy, bà con nông dân vùng rốn lũ của tỉnh Quảng Bình rất mong muốn được Trung ương quan tâm hỗ trợ để hoàn thiện việc nâng cấp tuyến đê, các cống điều tiết nước để an tâm sản xuất hai vụ lúa. Để vùng Thượng Mỹ Trung luôn có những mùa vàng trĩu hạt. Từ những mùa vàng đó, nâng cao đời sống cho người dân hai bên sông Kiến Giang của hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy, để xứng với câu ca “nhất Đồng Nai, nhì hai huyện”.
MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực thủy lợi.
MC 1: tin 1
Thưa quý vị và bà con,
Mưa lớn những ngày qua đã làm 767ha sản xuất nông nghiệp và nhiều khu vực của Hà Nội bị úng ngập. Để bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp, hạ thấp mực nước sông Nhuệ hỗ trợ tiêu úng khu vực dân sinh, các doanh nghiệp thủy lợi thành phố Hà Nội đã vận hành 178 trạm bơm với 579 tổ máy, tổng lưu lượng khoảng 2,2 triệu mét khối/giờ. Để ứng phó hiệu quả với mưa lớn trong thời gian tới, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố yêu cầu Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển thủy lợi sông Nhuệ vận hành tối đa các trạm bơm: Yên Nghĩa, Vân Đình, Ngoại Độ, Khai Thái bơm tiêu ra sông Đáy, sông Hồng để hạ thấp mực nước sông Nhuệ. Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội tổ chức ứng trực, vận hành Trạm bơm Yên Sở để hỗ trợ tiêu nước cho sông Nhuệ, bảo đảm ứng phó với ngập lụt, an toàn công trình...
MC 2: tin 2
Theo Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Hải Dương, do ảnh hưởng của mưa bão, đến sáng 24/7 toàn tỉnh còn 360 ha lúa ngập trắng. Trước tình trạng đó, Công ty đã vận hành 107 trạm bơm tiêu úng với hơn 580 máy bơm hoạt động để rút nước cho diện tích lúa ngập úng. Dự kiến đến chiều 24/7, Hải Dương sẽ khắc phục được tình trạng lúa bị ngập trắng. Tuy nhiên, Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh vẫn tiếp tục bơm để hạ thấp mực nước kênh trục, đề phòng diễn biến thời tiết trong những ngày tới.
MC 1: tin 3
Khánh Sơn là địa phương có thế mạnh về phát triển nông nghiệp của tỉnh Khánh Hòa, với nhiều cây trồng có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, do chưa chủ động được nguồn nước nên mỗi khi mùa khô đến, người dân lại lo thiếu nước tưới. Theo báo cáo của UBND huyện, hiện nay, địa phương có 41 công trình thủy lợi hoạt động, nhưng chỉ là các đập và kênh mương nhỏ, trong đó có 19 công trình hoạt động không hiệu quả. Công suất tưới thiết kế của các công trình thủy lợi trên địa bàn khoảng 225ha, nhưng thực tế chỉ tưới cho khoảng 198ha, chủ yếu là cây hàng năm, chỉ mới đáp ứng được khoảng 4% nhu cầu nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp toàn huyện. Đối với 96% diện tích sản xuất nông nghiệp còn lại chủ yếu sử dụng nước mưa hoặc người dân bơm nước tưới từ các sông, suối.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Cần nâng cấp công trình thủy lợi Thượng Mỹ Trung
Qua hơn 10 năm được đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả lớn, hệ thống thủy lợi Thượng Mỹ Trung đã phải gồng mình chống chọi với hàng chục trận mưa lũ lớn.
Tâm Phùng
Tin liên quan
Các chương trình
Trước diễn biến xâm thực và xói lở, Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ tuyến bờ biển mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.
Những mảnh đất từng bỏ hoang vào mùa đông giờ đây sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, giúp bà con có thêm hy vọng về một cuộc sống bền vững hơn.