Tháo gỡ khó khăn các công trình thủy lợi của Bộ NN-PTNT tại Đắk Lắk. Nuôi cá trong bè gỗ trên sông Hậu thu lãi tiền tỷ. Trao tặng 2.500 vịt giống cho người có công, cư dân biên giới. Ủ phân hữu cơ từ rác để sử dụng cho vườn rau.
Chiều 23/7, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk để tháo gỡ những khó khăn các công trình thủy lợi của Bộ thực hiện trên địa bàn. Hiện, Bộ NN-PTNT đang thực hiện dự án Hồ chứa nước Krông Pắc Thượng; Công trình thủy lợi hồ chứa nước Ia Mơr giai đoạn 2 và hệ thống kênh mương hồ Ea H’leo 1. Các dự án này đều đang khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các Sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc đẩy nhanh giải quyết các khó khăn để các công trình được triển khai và hoàn thành đúng tiến độ.
Cũng trong chuyến công tác, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đã đi kiểm tra khu tái định canh giai đoạn 2 và Công trình đầu mối của dự án Hồ Krông Pắc Thượng.
Nuôi cá trong bè gỗ trên sông Hậu thu lãi tiền tỷ
Lê Hoàng Vũ - Sx
30 bè nuôi cá nước ngọt của ông Lý Văn Bon, ở phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ có tổng diện tích 7.000 m2 nằm giữa dòng sông Hậu có nhiều loại cá đặc sản như: thát lát cườm, chạch lấu, cá hô, tra dầu, cá vồ đém, cá éc, cá cầy, … Trong đó, số lượng cá thát lát và chạch lấu thương phẩm đạt tiêu chuẩn VietGap chiếm tới 60-70%. Cá tươi chủ yếu cung cấp cho các đại lý, thương lái ở TP. HCM, Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Số lượng còn lại được chế biến thành chả cá thát lát cung ứng cho hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện ích trong nước và xuất khẩu sang thị trường Nhật, Úc...
Theo ông Bon, nuôi cá trong bè gỗ giữa sông Hậu rất mau lớn và ít dịch bệnh, chi phí giảm hơn so với nuôi thông thường. Bình quân mỗi năm, ông Bon xuất bán khoảng 600 tán cá thát lát, còn cá chạch lấu là khoảng 15-17 tấn/năm. Sau khi trừ hết chi phí cho lãi khoảng 5 tỷ đồng/năm.
Trao tặng 2500 vịt giống cho người có công, cư dân biên giới
Trần Trung - Sx
Hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), hôm nay (23/7), Chi nhánh Báo Nông nghiệp Việt Nam tại TP.HCM phối hợp Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi gia cầm Vigova (thuộc Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ, Viện Chăn nuôi) và Đồn biên Phòng Phước Chỉ (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh Tây Ninh) tổ chức trao tặng 2.500 con vịt giống cho các gia đình chính sách, người có công cách mạng và cư dân biên giới 2 xã Phước Bình, Phước Chỉ thuộc thị xã Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh có hoàn cảnh khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
Theo Tiến sỹ Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Chăn Nuôi Gia Cầm VIGOVA, giống vịt biển do Trung tâm nghiên cứu và trao tặng là vịt lông màu có nhiều ưu điểm như sức đề kháng tốt, sinh trưởng nhanh, thích ứng với nhiều môi trường sống. Theo đó, giống vịt này có khả năng sinh sản tốt với 240 trứng/con mái/năm. Lượng thịt vượt trội với cân nặng lên tới 3 kg/con khi trưởng thành.
Ủ phân hữu cơ từ rác để sử dụng cho vườn rau
Văn Vũ – Sx
Những năm trở gần đây, hơn 20 hộ dân tại ấp 1 xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã ủ phân hữu cơ để sử dụng cho vườn rau. Tùy vào loại rác thải, bà con phân loại rồi đem ủ trong thời gian từ 1 tháng đến 6 tháng mới bắt đầu sử dụng. Có hộ còn tận dụng, xin cả vỏ trái cây, rau màu bỏ đi ở các chợ để về ủ làm phân.
Theo ông Lê Như Lê, Phó chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, UBND huyện đã chỉ đạo ngành nông nghiệp, tài nguyên môi trường, hướng dẫn người dân đào các hố để đổ rác xuống. Sau đó mới rắc chể phẩm sinh học lên làm hoai mục rác thải và làm đạm bón cho cây trồng. Qua đó giảm thiểu được chi phí xử lý rác, tận dụng trồng rau sạch và bảo vệ môi trường.
TIN CHƯA SỬ DỤNG
Dự báo xuất khẩu gạo năm 2024 vượt 5 tỷ USD
Khai thác
Theo Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 7/2024, Việt Nam xuất khẩu 290.035 tấn gạo với giá trị 177 triệu USD, tăng lần lượt 15% về lượng và 30% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu gạo bình quân cũng tăng 12% so với cùng kỳ, đạt 612,3 USD/tấn.
Còn theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến đầu tháng 7, các địa phương thu hoạch khoảng 388.000 ha, trên 1,46 triệu ha đã xuống giống vụ hè thu, năng suất ước đạt 6,2 tấn/ha. Dự kiến sản xuất lúa cả nước năm nay sẽ đạt 43 triệu tấn, với sản lượng này sẽ đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn, và có thể thu về hơn 5 tỷ USD. Thị trường chủ lực mua gạo Việt trong những tháng cuối năm vẫn là Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Ghana, Malaysia, Singapore... Với diễn biến như hiện nay, xuất khẩu gạo năm 2024 được dự báo sẽ vượt con số 5 tỷ USD.
Ngành tiêu có tiềm năng quay lại nhóm hàng tỷ đô
Khai thác
Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam, Việt Nam đã xuất khẩu được gần 143.000 tấn hạt tiêu các loại. Trong đó phần lớn là tiêu đen, còn tiêu trắng chiếm khoảng 11%. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng hạt tiêu xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm giảm gần 7%. Tuy nhiên, nhờ giá xuất khẩu tăng cao nên kim ngạch xuất khẩu lại tăng hơn 30% và đạt 600 triệu USD. Giá bình quân hạt tiêu đen xuất khẩu đạt hơn 4.300 USD/tấn, tiêu trắng đạt gần 6.000 USD/tấn, tăng trên dưới 1.000 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
Với đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm, cộng với giá xuất khẩu đang tiếp tục ở mức cao, nhiều khả năng xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam trong cả năm 2024 sẽ đạt trên 1 tỷ USD. Qua đó đưa ngành hàng hồ tiêu trở lại nhóm ngành hàng tỷ đô kể từ năm 2017.
Xuất khẩu trứng cá tăng 84 lần
Khai thác
Trong nửa đầu năm nay trứng cá đang là mặt hàng thủy sản có mức tăng trưởng kỷ lục. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã tăng tới gần 84 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong các nhóm hàng của ngành thuỷ sản, giá trung bình xuất khẩu trứng cá đang đứng đầu, ở mức gần 500.000 đồng/kg.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản, trứng cá tầm và cá chuồn của Việt Nam hiện đang được nhiều thị trường ưa chuộng nhờ giá cả cạnh tranh.
Phục dựng ảnh chân dung liệt sỹ
Thảo Phương - Sx
Mới đây, tại xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, nhóm tình nguyện TeamLee đã trao 15 tấm ảnh đã phục dựng gửi đến thân nhân gia đình liệt sỹ. Đại diện nhóm, anh Lê Quyết Thắng cho biết, hiện nay rất nhiều gia đình không có một tấm ảnh nào của các liệt sỹ nên các thành viên trong nhóm mong muốn có thể phục dựng lại di ảnh gửi tặng các gia đình liệt sỹ để phần nào xoa dịu nỗi đau của những người ở lại. Đồng thời, bày tỏ lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh đã hy sinh cho nền độc lập tự do hôm nay.