Đã đến lúc cần nâng cao 'sức khỏe' cho đất trồng
Trước tình trạng thoái hóa đất trở nên đáng báo động, Bộ NN-PTNT đang xây dựng Đề án Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030.
Quỳnh Anh | 10:56 13/08/2024
Nâng cao sức khỏe đất bền vững tích hợp quản lý dinh dưỡng cây trồng
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio.
Thưa quý vị và bà con, trước tình trạng thoái hóa đất đang trở nên đáng báo động với nhiều loại hình khác nhau, để phục hồi, bảo vệ tài nguyên đất, Bộ NN-PTNT đang xây dựng Đề án Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. Đây là một căn cứ để Bộ NN-PTNT và các địa phương, dựa trên quy hoạch tổng thể đất sử dụng cho nông nghiệp, có những biện pháp quản lý tốt sức khỏe đất, phục vụ sự phát triển bền vững của toàn ngành.
Tại cuộc họp nghe báo cáo việc xây dựng đề án diễn ra vào sáng nay, Cục BVTV, đơn vị được Bộ giao xây dựng Đề án thông tin:
Chất lượng đất nông nghiệp nước ta hiện đã ở mức báo động, sức khỏe đất đã đến mức suy kiệt. Hàm lượng hữu cơ trong đất canh tác tại nhiều vùng giảm xuống dưới 1%, hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng như đạm, lân dễ tiêu và kali dễ tiêu trong đất đều ở mức nghèo kiệt. Độ chua của đất tăng lên thể hiện qua giá trị pH đất chỉ dao động từ 4,2-5,0.
Thời gian qua, đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm khắc phục tình trạng thoái hóa đất, ô nhiễm đất, sử dụng hiêu quả tài nguyên đất nhưng chưa được triển khai hiệu quả trong thực tiễn, các chương trình, đề án về sức khỏe đất và dinh dưỡng cây trồng chưa được ưu tiên thực hiện một cách hệ thống, bài bản trên quy mô toàn quốc.
Xác định, Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng là vấn đề không thể tách rời, bổ trợ cho nhau để hướng tới mục tiêu một nền nông nghiệp sinh thái, bền vững, tuần hoàn góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học. Đề án được xây dựng với các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, phấn đấu đến năm 2050, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu và điển hình trong quản lý sức khỏe đất bền vững, có trách nhiệm trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hội nhập thương mại toàn cầu. Tích hợp sức khỏe cây trồng, dinh dưỡng cây trồng, bảo vệ đa dạng sinh học có trong đất, bảo vệ sinh kế bền vững của nông dân sản xuất nhỏ và góp phần giảm phát thải khí nhà kính quốc gia, phục vụ phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Kết luận tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung nhấn mạnh:
Băng TT
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình của nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Đã đến lúc cần nâng cao 'sức khỏe' cho đất trồng
Trước tình trạng thoái hóa đất trở nên đáng báo động, Bộ NN-PTNT đang xây dựng Đề án Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh tại AgroViet 2024; Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên - Huế.
Từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100 - 250mm, có nơi cao hơn 350mm.