Dấu ấn ngành Thủy sản, lực lượng Kiểm ngư trong bảo vệ, phát triển vùng biển

Dấu ấn ngành Thủy sản, lực lượng Kiểm ngư trong bảo vệ, phát triển vùng biển; Nhà cửa, hoa màu tan hoang sau mưa đá; Người trồng sầu riêng lo lắng khi cây cháy lá.

Quỳnh Anh  | 08:56 01/04/2024

Dấu ấn ngành Thủy sản, lực lượng Kiểm ngư trong bảo vệ, phát triển vùng biển

Tự động

Dấu ấn ngành thủy sản, lực lượng Kiểm ngư trong bảo vệ, phát triển vùng biển

ý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đang theo dõi bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.

Headline ( 45 giây)

  • Dấu ấn ngành thủy sản, lực lượng Kiểm ngư trong bảo vệ, phát triển vùng biển
  • Nhà cửa, hoa màu tan hoang sau mưa đá, giông lốc
  • Người trồng sầu riêng vùng ĐBSCL lo lắng khi cây cháy lá
  • Bình Định không sản xuất 1.085ha vụ hè thu do thiếu nước
  • Vụ điều ‘thiệt hại kép’ ở Gia Lai
  • Sử dụng ong ký sinh khống chế sâu đầu đen mang lại hiệu quả cao
  • Trà Vinh dành hơn 260 tỷ đồng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
  • Đồng Tháp triển khai, nhân rộng mô hình nông nghiệp thuận thiên

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Dấu ấn ngành thủy sản, lực lượng Kiểm ngư trong bảo vệ, phát triển vùng biển

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, Bộ NN-PTNT tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành thủy sản và 10 năm ngày ra mắt Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam. Tại buổi Lễ, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ, trọng trách gìn giữ, bảo vệ, phát triển bền vững vùng nước, vùng biển rộng lớn của quê hương luôn có sự đóng góp, chung sức, chung lòng của ngành thủy sản, lực lượng kiểm ngư, cùng bà con ngư dân, cộng đồng doanh nghiệp, người dân gắn bó với ngành nghề thủy sản… 65 năm qua, ngành thủy sản vững bước phát triển nhanh, toàn diện và ổn định, trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng của đất nước, đóng góp quan trọng vào việc giữ gìn an ninh, khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng Tổ quốc. Thông tin thêm về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Nhà cửa, hoa màu tan hoang sau mưa đá, giông lốc

Trong tuần qua, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã xuất hiện mưa to, gió lốc kèm theo mưa đá, gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con. Đơn cử như tại Sơn La, mưa đá kèm mưa to, gió mạnh vào ngày 28/3 đã làm ảnh hưởng khoảng 2.500 ha mận hậu đang ra quả của địa phương này. Bên cạnh đó là nhiều thiệt hại khác về hoa màu, chăn nuôi và cơ sở vật chất của bà con. Cùng ngày, tại Hà Giang, hơn 1.200 ngôi nhà đã bị hư hỏng, tốc mái trong trận mưa đá, dông lốc. Cùng với đó là hơn 270ha ngô, hoa màu bị thiệt hại và 69 chuồng trại chăn nuôi hư hỏng. Còn tại Quảng Trị, một trận lốc xoáy xảy ra vào chiều 28/3 khiến 27 ngôi nhà bị hư hỏng, tốc mái.

  • Người trồng sầu riêng vùng ĐBSCL lo lắng khi cây cháy lá

Thời gian qua, nhiều nông dân trồngsầu riêngĐBSCL lo lắng trước tượng cây bị cháy lá trầm trọng hơn các năm trước. Theo ghi nhận của Sở NN-PTNT Tiền Giang, tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có gần 5.600ha sầu riêng bị ảnh hưởng bởi hiện tượng cháy lá, chiếm gần 26% diện tích sầu riêng toàn tỉnh. Tỷ lệ cháy lá dưới 30% chiếm đa số với diện tích hơn 5.100ha. Cháy lá từ 30 - 40% là hơn 470ha. Còn tại Bến Tre, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh này cũng cho hay, bệnh cháy lá có xảy ra ở địa phương nhưng mức độ thấp. Nhiều ngày qua nắng nóng nên một số vườn bị thiếu nước, đất bị xì phèn nên xảy ra hiện tượng này. Bệnh xảy ra ở tất cả các giống, Ngành cũng đã có khuyến cáo bà con phòng ngừa.

  • Bình Định không sản xuất 1.085ha vụ hè thu do thiếu nước

Trong năm 2023, lượng mưa tại Bình Định thấp hơn trung bình nhiều năm qua, nguy cơ thiếu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp đã được dự báo từ trước. Vụ hè thu năm nay, theo kế hoạch, riêng Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định đảm nhiệm tưới cho hơn 35.700ha diện tích canh tác trong hệ thống tưới. Theo dự báo, hiện tượng El Nino tiếp tục kéo dài, nên trong vụ hè thu 2024 này, nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp có nguy cơ thiếu hụt, trong đó có 17 hồ chứa cầm chắc thiếu nước tưới. Qua cân đối nguồn nước của các công trình, đơn vị này chỉ đảm bảo tưới chắc cho hơn 34.660ha diện tích sản xuất, còn 1.085ha phải khoanh vùng không sản xuất do thiếu nước tưới.

  • Vụ điều ‘thiệt hại kép’ ở Gia Lai

Trong bối cảnh thời tiết bất lợi khiến năng suất sụt giảm, cùng với giá cả xuống thấp, mùa thu hoạch điều năm 2024 của người dân tại Gia Lai đang gặp rất nhiều khó khăn.  Toàn tỉnh Gia Lai có hơn 20.000ha diện tích trồng điều. Ghi nhận từ thực tế cho thấy, năng suất điều năm nay giảm 1/2 so với năm ngoái. Nguyên nhân do thời tiết làm ảnh hưởng đến quá trình ra hoa và đậu quả, hạt điều nhỏ, nhân lép. Trong khi đó, giá điều hiện nay chỉ khoảng 21.000 đồng/kg, giảm 4 - 5 nghìn đồng/kg so với năm trước. Trước tình hình này, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh hỗ trợ từ việc rà soát sản lượng, mở rộng liên kết với các doanh nghiệp thu mua nhằm giảm bớt thiệt hại cho người dân.

  • Sử dụng ong ký sinh khống chế sâu đầu đen mang lại hiệu quả cao

Từ đầu năm đến nay, sâu đầu đen hại dừa có dấu hiệu gia tăng nhanh trên địa bàn tỉnh Bến Tre, bà con đang sử dụng nhiều biện pháp phòng trừ. Tại huyện Mỏ Cày Nam, hơn một năm nay, địa phương khống chế sâu đầu đen chủ yếu bằng biện pháp sinh học, sử dụng ong ký sinh và đạt được hiệu quả rất tích cực. Hiện diện tích dừa bị nhiễm mới trên địa bàn huyện là gần 34ha. Huyện đang có phòng nhân nuôi ong ký sinh tại Trạm Trồng trọt và BVTV khu vực Cù lao Minh. Mỗi đợt ong nở, đơn vị thông báo cho các xã đến nhận để phóng thích vào vườn dừa có sâu hại. Xã ưu tiên thả ong ký sinh vào các vườn dừa hữu cơ để quản lý sâu đầu đen theo biện pháp sinh học. Song song đó thực hiện biện pháp hóa học ở những vườn dừa chưa thả ong, sau đó sẽ tiếp tục thả ong để khống chế sâu tái phát.

  • Trà Vinh dành hơn 260 tỷ đồng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024 của tỉnh Trà Vinh, năm nay, tỉnh tiếp tục thực hiện 9/10 dự án với tổng mức vốn trên 260 tỷ đồng. Cụ thể, giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số 0,5%. Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh vùng miền để sản xuất theo chuỗi giá trị. Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc. Phát triển giáo dục đào tạo. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em.

  • Đồng Tháp triển khai, nhân rộng mô hình nông nghiệp thuận thiên

Hướng đến nền nông nghiệp bền vững, Đồng Tháp đã và đang xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp thuận thiên, điều này không chỉ giải quyết bài toán về kinh tế mà còn là sự đầu tư cho tương lai trên tinh thần thích nghi, đảm bảo sự hài hòa giữa con người với tự nhiên... Theo đó, địa phương triển khai, nhân rộng trên 30 mô hình sản xuất nông nghiệp thuận thiên, thích ứng với biến đổi khí hậu và tận dụng phụ phẩm nông nghiệp tại các huyện, thành phố. Bên cạnh đó, toàn tỉnh hiện có 9.800ha áp dụng mô hình tưới tiết kiệm trên cây ăn trái và hoa màu. Hệ thống kênh mương, thủy lợi nội đồng đảm bảo theo hướng tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước. Đến nay, hầu hết các trạm bơm dầu đang được thay thế bằng các trạm bơm điện giúp giảm tiêu hao nhiên liệu, an toàn môi trường.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, trải qua 65 năm, ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển và hội nhập với nhiều thành tựu nổi bật. Bằng sự năng động sáng tạo, vượt qua bao khó khăn thử thách, sản phẩm thủy sản Việt Nam hiện đã xuất khẩu tới hơn 170 thị trường, kim ngạch xuất khẩu lần đầu vượt ngưỡng 1 tỷ USD năm 1999 và gần 11 tỷ USD năm 2022, đưa nước ta vào vị trí số 3 trong các nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Và để tiếp tục phát triển ngành khai thác thủy sản bền vững, chủ trương thành lập lực lượng Kiểm ngư được thông qua. 2024 đánh dấu hành trình 10 năm lực lượng Kiểm ngư Việt Nam bắt đầu hoạt động, tích cực hỗ trợ ngư dân trên biển, tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, với bao công việc quan trọng, ý nghĩa… Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành thủy sản (1/4/1959 – 1/4/2024) và 10 năm ra mắt lực lượng kiểm ngư Việt Nam (15/4/2014 – 15/42024), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ:

Băng

Duy Học

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn,  Quý vị và bà con có thể liên hệ với chương trình qua số hotline:   0912.145.266                               

 Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Dấu ấn ngành Thủy sản, lực lượng Kiểm ngư trong bảo vệ, phát triển vùng biển

Dấu ấn ngành Thủy sản, lực lượng Kiểm ngư trong bảo vệ, phát triển vùng biển; Nhà cửa, hoa màu tan hoang sau mưa đá; Người trồng sầu riêng lo lắng khi cây cháy lá.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 13/12/2024: Bắc bộ chìm trong rét 'ngọt'
Thời sự

Không khí lạnh tăng cường mang theo rét buốt ở nhiều khu vực của miền Bắc. Từ đêm nay 13/12, không khí lạnh được tăng cường thêm và ảnh hưởng đến Nam Trung Bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 13/12/2024: Bắc bộ chìm trong rét 'ngọt'
Gìn giữ bản sắc từng ngôi làng để phát triển du lịch nông thôn
Thời sự

Gìn giữ bản sắc từng ngôi làng để phát triển du lịch nông thôn; Trồng rừng bảo vệ nguồn nước, mang lại sinh kế cho bà con; Cá chết trắng mặt hồ rộng 36 ha.

Gìn giữ bản sắc từng ngôi làng để phát triển du lịch nông thôn