Để quả dừa tươi rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Để quả dừa tươi thuận lợi xuất khẩu sang Trung Quốc, cần tìm hiểu thật kĩ, thực hiện đúng và đầy đủ theo các quy định của Nghị định thư đã được kí kết.

Quỳnh Anh  | 08:19 12/09/2024

Để quả dừa tươi rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Tự động

Để quả dừa tươi rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio.

Thưa quý vị và bà con, dừa là một trong 6 loại cây được Bộ NN-PTNT đưa vào Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030. Khẳng định tiềm năng, vai trò và vị trí của mình, ngành dừa Việt Nam hiện đang đứng thứ 4 về tổng giá trị trên thị trường dừa thế giới. Dừa tươi Việt Nam cũng đã được xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,... và gần đây nhất, vào tháng 8 vừa qua, Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với xuất khẩu dừa tươi từ Việt Nam sang Trung Quốc đã được ký kết, qua đó mở ra cơ hội lớn cho ngành hàng đầy tiềm năng này tại thị trường tỷ dân. Song, Trung Quốc vốn là một thị trường khó tính, vì vậy, việc triển khai, phổ biến các quy định của Nghị định thư và tổ chức thực hiện một cách bài bản, đáp ứng đầy đủ các quy định là yếu tố then chốt để đưa quả dừa Việt Nam sang đất nước láng giềng.

MC 2:

Thưa quý vị và bà con, với mục đến năm 2030, phát triển diện tích dừa khoảng 195.000 đến 210.000ha, các vùng trồng dừa trọng điểm tại nước ta được xác định gồm Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 170.000 đến 175.000ha, vùng Duyên Hải Nam Trung bộ diện tích 16.000 đến 20.000ha, còn lại 9.000 đến 15.000ha được trồng tại các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ... Năm 2023, xuất khẩu dừa và các sản phẩm từ dừa của Việt Nam đã đạt hơn 900 triệu USD. Việc mở rộng thêm thị trường xuất khẩu chính ngạch Trung Quốc sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp tham gia vào đăng ký mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói đạt chuẩn xuất khẩu, mở ra một tương lai tươi sáng hơn cho ngành dừa Việt Nam.

Với bất kì thị trường và mọi loại nông sản nào, các nghị định thư về xuất khẩu chính ngạch được kí kết đều đi kèm theo những yêu cầu khắt khe liên quan tới nội dung về kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm, về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói… Đối với nghị định thư về xuất khẩu dừa tươi của Việt Nam sang Trung Quốc, ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT lưu ý:

Băng ông Nguyễn Quang Hiếu 1

Đối với Nghị định thư này, dừa được nhập khẩu qua tất cả các của khẩu TQ,100% lô hàng phải kiểm tra

MC 2:

Bên cạnh những lưu ý vừa được đưa ra, ông Nguyễn Quang Hiếu cũng cho biết, khi thực hiện xuất khẩu dừa tươi từ Việt Nam sang Trung Quốc, tất cả các vườn trồng đã đăng ký xuất khẩu phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc, đồng thời áp dụng theo nguyên tắc Thực hành nông nghiệp tốt, áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp - IPM, thực hiện chương trình quản lý để giám sát vùng trồng đối với các loài đối tượng kiểm dịch thực vật mà Trung Quốc quan tâm. Các hoạt động giám sát và quản lý dịch hại phải được thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật am hiểu về lĩnh vực kiểm dịch thực vật và cán bộ kỹ thuật phải được Bộ NN-PTNT hoặc đơn vị do Bộ NN-PTNT ủy quyền tập huấn. Đối với các lô hàng vi phạm, phía Trung Quốc sẽ có biện pháp xử lý cụ thể:

Băng ông Nguyễn Quang Hiếu 2

MC 2:

Là địa phương có diện tích trồng dừa lớn thứ 2 cả nước với gần 28.000ha, sản lượng trên 444 triệu quả mỗi năm, Trà Vinh xác định dừa là một trong những cây trồng chủ lực của địa phương. Cây dừa gắn bó với đời sống của người dân địa phương, trở thành nguồn sinh kế của nhiều gia đình và đã được UBND tỉnh Trà Vinh thực hiện chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị nhiều năm qua.

Đặc biệt, từ năm 2016, Trà Vinh bắt đầu hình thành vùng dừa hữu cơ đầu tiên theo tiêu chuẩn quốc tế: EU, USDA. Đến nay, toàn tỉnh có gần 5.300ha dừa hữu cơ đạt tiêu chuẩn của EU, USDA, Canada, Trung Quốc, tỉnh cũng có 18 mã số vùng trồng nội địa được cấp trên cây dừa với diện tích trên 1.300ha và 1 mã số vùng trồng xuất khẩu với diện tích 150ha. Trước cơ hội mở cửa xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc, ngành nông nghiệp và nông dân trồng dừa ở Trà Vinh đã có nhiều bước chuẩn bị, ông Lê Văn Đông – Phó GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh cho biết:

Băng Sở NN-PTNT Trà Vinh

MC 2:

Dừa là 1 trong 6 đối tượng nằm trong đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực của nước ta. Hiện nay, cả nước có khoảng 200.000ha trồng dừa với sản lượng hàng năm lên đến trên 2 triệu tấn. Đặc biệt, dừa là sản phẩm có thế mạnh, các bộ phận trên cây đều đem lại giá trị, phù hợp với xuất khẩu và chế biến sâu. Trong năm 2023, dừa và sản phẩm từ dừa đã xuất khẩu được đi 15 quốc gia, với khối lượng hàng trăm ngàn tấn. Đối với Trung Quốc, mỗi năm thị trường này tiêu thụ hơn 4 tỷ quả dừa, trong đó 2,6 tỷ quả phục vụ tiêu dùng ngày và 1,5 tỷ quả cho chế biến. Song, năng lực sản xuất của nước bạn chưa đáp ứng hết nhu cầu nên ngành dừa Việt Nam đang có cơ hội lớn ở thị trường tỷ dân này.

Nghị định thư về xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc là một bước tiến lớn trong liên kết, mở rộng thị trường và là cơ hội để ngành hàng này của nước ta tổ chức lại sản xuất một cách bài bản, chặt chẽ hơn. Khi những quy định của nghị định thư đã được phổ biến, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung nhấn mạnh:

Băng TT Hoàng Trung:

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, quả dừa tươi của nước ta được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc là một trong những thành công của việc mở cửa thị trường cho chuỗi nông sản và cũng cho thấy sự tin tưởng của thị trường quốc tế đối với nông sản Việt Nam. Song để duy trì và phát triển bền vững ngàng hàng này, tận dụng tốt các điều kiện thuận lợi từ Nghị định thư xuất khẩu, các địa phương, doanh nghiệp, HTX, bà con trồng dừa cần tìm hiểu thật kĩ, thực hiện đúng và đầy đủ theo các quy định, hướng dẫn mà ngành chuyên môn, các cấp có thẩm quyền đã đưa ra. Chúng ta phải làm tốt hơn để đưa ngành dừa bứt phá, vừa giúp người trồng dừa nâng cao thu nhập, vừa giúp xuất khẩu sản phẩm dừa có đóng góp lớn hơn kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về hoạt động chuyển giao mô hình, phương thức sản xuất mới trong nông nghiệp.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con,

Tháng 4 năm nay, Chi cục Trồng trọt và BVTV Phú Yên đã chủ trì tổ chức lớp đào tạo nâng cao giảng viên TOT-IPM lên TOT-IPHM quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp cho 11 công chức, viên chức của đơn vị và Trung tâm Khuyến nông, được Sở NN&PTNT cấp giấy chứng nhận. IPHM được phát triển trên nền tảng IPM, tuy nhiên có bổ sung một số nội dung đi sâu về sức khỏe của đất. Sau khi đội ngũ giảng viên TOT-IPHM đào tạo xong đã về các địa phương mở các lớp huấn luyện nông dân về chương trình. Trong đó, vụ hè thu 2024, đã triển khai 13 lớp huấn luyện cho nông dân tại 9 huyện, thị, thành phố. Theo kế hoạch, năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục triển khai 26 lớp huấn luyện chương trình IPHM.

MC 2:

Với đặc thù là tỉnh miền núi, dân số sinh sống chủ yếu ở khu vực nông thôn nên nguồn lao động của tỉnh Điện Biên có sự phân biệt rõ rệt giữa 2 khu vực và được tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. Với lực lượng lao động khá đông đảo, các cấp, ngành và địa phương đã đẩy mạnh thực hiện những dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia và phối hợp với các đơn vị đào tạo nghề để dạy nghề cho người dân. Riêng 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho hơn 4.400 người; qua đó tạo cơ hội việc làm cho người lao động, giảm số người thất nghiệp trên địa bàn. Việc quan tâm đào tạo, giáo dục nghề nghiệp cho lao động nông thôn là một trong những hướng đi đúng đắn, đóng góp lớn vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo nói chung.

MC 1:

Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện ngày càng đi vào chiều sâu với sự tham gia của các HTX, doanh nghiệp, qua đó nâng cao giá trị canh tác, tạo điểm tựa gia tăng giá trị nông sản, làm giàu cho nông dân. Đơn cử như tại làng rau VietGAP Thuận Nghĩa (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn), Là một làng rau truyền thống, song phương thức sản xuất ở Thuận Nghĩa lại rất tân tiến. Các hộ sản xuất với sự dẫn dắt của HTX nông nghiệp Thuận Nghĩa đang ứng dụng hiệu quả khoa học kỹ thuật, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Đến nay, làng rau đã có 19,5 ha được công nhận là rau VietGAP với thương hiệu Lá Lành. Nhờ sản xuất khoa học, HTX đang có bước phát triển ổn định, duy trì đà tăng trưởng 15 - 30%/năm về doanh thu. Theo đó, đời sống của thành viên, người lao động ngày càng được nâng cao với thu nhập bình quân 100-250 triệu đồng/ha/năm.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Để quả dừa tươi rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Để quả dừa tươi thuận lợi xuất khẩu sang Trung Quốc, cần tìm hiểu thật kĩ, thực hiện đúng và đầy đủ theo các quy định của Nghị định thư đã được kí kết.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Hồi ức về những chuyến hàng đầu tiên ở làng hương truyền thống
Phóng sự

Với truyền thống hàng trăm năm tuổi, sản xuất tăm hương và làm hương ở xã Quảng Phú Cầu đã chuyển từ nghề phụ thành sinh kế chính, có những đơn hàng xuất khẩu.

Hồi ức về những chuyến hàng đầu tiên ở làng hương truyền thống
Hoa xuân Mê Linh 'bắt sóng' khách hàng online
Phóng sự

Bên cạnh những hình thức quảng bá truyền thống, hoa xuân Mê Linh hiện còn có mặt ở các phiên chợ, lễ hội và đặc biệt là những phiên livestream trên mạng xã hội.

Hoa xuân Mê Linh 'bắt sóng' khách hàng online