Địa phương sẽ quản lý các vùng trồng

Chương trình phát thanh “Nông nghiệp 24H” của NongnghiepRadio ngày 24/3: Quẳng nỗi lo khô hạn nhờ hệ thống tưới tiết kiệm VnSAT; Quảng Ninh định hướng phát triển ngành theo quy mô công nghiệp gắn với an toàn dịch bệnh; Chương trình Canh tác lúa thông minh đã mang lại hiệu quả rất tích cực; phân cấp quản lý mã số vùng trồng về địa phương quản lý

Nông Nghiệp Radio  | 15:09 24/03/2022

Địa phương sẽ quản lý các vùng trồng

Tự động

Tin tức Nông Nghiệp 24h trên Nông Nghiệp Radio hôm nay 24/3

Tin tức Nông Nghiệp 24h trên Nông Nghiệp Radio hôm nay 24/3

Tin tức Nông Nghiệp 24h trên Nông Nghiệp Radio hôm nay

Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với chương trình phát thanh “Nông nghiệp 24h” hôm nay 24/3/2022 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.

Trước tiên sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.

Tin tức cà phê tại Tây Nguyên hôm nay

Thưa quý vị và bà con, Năm 2021, vụ cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên vừa được mùa vừa được giá, giúp người dân quan tâm hơn tới áp dụng kỹ thuật, công nghệ để cà phê đạt chất lượng tốt, đem lại nguồn thu bền vững. Trồng cà phê, với nhiều nông dân Tây Nguyên bây giờ không còn cuốc cỏ, đào bồn tưới nước rất cực nhọc. Trước đây, chưa được hỗ trợ hệ thống tưới bằng béc tự động, người dân phải tưới bằng tay, trung bình 1ha mất 4 - 5 ngày.

Từ lúc được Dự án VnSAT hỗ trợ đầu tư hệ thống tưới tự động, chỉ 1 - 2 ngày đã tưới xong, không tốn công, cũng không tốn điện, nước. Đến mùa mưa, bật máy tưới xong rồi bón phân dễ hơn, không khó khăn như trước. Tại Kon Tum, Dự án VnSAT đã lắp đặt và đi vào vận hành công nghệ tưới tiết kiệm nước phun mưa tại gốc được 89,4 ha với 65 hộ dân thuộc 2 HTX và 2 tổ hợp tác trên địa bàn huyện Đăk Hà.  

Tin tức chăn nuôi tại Quảng Ninh

Để tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, ngành chăn nuôi tỉnh Quảng Ninh định hướng phát triển ngành theo quy mô công nghiệp gắn với an toàn dịch bệnh.

Qua đó, tạo ra những sản phẩm có lợi thế về năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, đây vẫn là bài toán khó của ngành nông nghiệp tỉnh khi chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỉ lệ lớn, lên tới 96% và nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm để tạo điều kiện cho doanh nghiệp triển khai các dự án chăn nuôi quy mô lớn.

Theo đánh giá của Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh, hoạt động chăn nuôi trên địa bàn vẫn còn phân tán, nhỏ lẻ, chủ yếu là hình thức hộ gia đình, thiếu quy hoạch phát triển. Cụ thể, có đến gần 29.000 hộ quy mô dưới 10 con lợn và toàn tỉnh có 350 hộ chăn nuôi quy mô từ 50 đến dưới 1.000 con.

Thời gian tới, Quảng Ninh hướng đến mục tiêu mỗi địa phương có ít nhất một cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, tỷ trọng gia súc, gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt 70%. Đến năm 2030, có ít nhất 2 trung tâm sản xuất giống lợn Móng Cái, gà Tiên Yên, đáp ứng 100% nhu cầu giống trong tỉnh và cung cấp cho các địa phương lân cận.

Tin tức thủy sản tại Phú Yên hôm nay

Phú Yên có bờ biển dài khoảng 189 km với trên 21.000 ha mặt nước đầm, vịnh, bãi triều, cửa sông…rất thuận lợi cho việc phát triển thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng. Đặc biệt tỉnh này có hàng ngàn ha vùng biển mở gần bờ và xa bờ rcó tiềm năng lớn để phát triển nuôi biển công nghiệp.

Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên cho rằng, để ngành hàng nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, bền vững, góp phần tăng trưởng ngành thủy sản nói riêng, kinh tế biển nói chung, Trung ương sớm nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng, chính sách tín dụng ưu đãi khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp vùng biển mở.

Tin tức nông nghiệp: Canh tác lúa tại ĐBSCL

Chương trình Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Công ty CP Phân bón Bình Điền và Trung tâm Khuyến nông 13 tỉnh, thành tại ĐBSCL triển khai thực hiện nhiều năm qua.

Trong bối cảnh giá cả vật tư ngày càng tăng, làm đội chi phí sản xuất, ảnh hường lớn đến lợi nhuận của nhà nông thì mô hình này càng được khuyến khích nhận rộng. TS Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang đánh giá, Chương trình Canh tác lúa thông minh đã được triển khai tại tỉnh Kiên Giang nhiều năm qua mang lại hiệu quả rất tích cực, được nông dân nhiệt tình hưởng ứng tham gia và nhân rộng.

Vụ đông xuân 2021 - 2022, mô hình này tiếp tục được triển khai ở 3 huyện là Gò Quao, Hòn Đất và Giang Thành. Nông dân tham gia được tập huấn về kỹ thuật, qua đó nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi trong canh tác lúa.

Tin tức nông nghiệp hay nhất 24/3

Hai giống đậu xanh mới do Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ chọn tạo cho thấy nhiều ưu điểm, nhất là kháng được bệnh khảm lá. Hai giống đậu xanh mới là ĐXBĐ.07 và ĐXBĐ.08 để đa dạng hóa giống đậu xanh trên địa bàn.

Hai giống đậu xanh mới này còn kháng được bệnh khảm lá và chín tập trung, tạo điều kiện cho nông dân cơ giới hóa khâu thu hoạch và giảm công lao động. Theo tính toán của nông dân, 2 giống đậu xanh mới này giúp giảm chi phí so với giống cũ hơn 2,1 triệu đồng/ha/vụ, lãi ròng gần 23,3 triệu đồng/ha.

Tự động

Địa phương sẽ quản lý các vùng trồng

Chương trình phát thanh “Nông nghiệp 24H” của NongnghiepRadio ngày 24/3: Quẳng nỗi lo khô hạn nhờ hệ thống tưới tiết kiệm VnSAT; Quảng Ninh định hướng phát triển ngành theo quy mô công nghiệp gắn với an toàn dịch bệnh; Chương trình Canh tác lúa thông minh đã mang lại hiệu quả rất tích cực; phân cấp quản lý mã số vùng trồng về địa phương quản lý

Nông Nghiệp Radio

Tin liên quan

Các chương trình

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời sự

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ