Muốn chăn nuôi bền vững phải chủ động được thức ăn
Chương trình phát thanh 'Nông nghiệp 24H' của NongnghiepRadio ngày 23/3: Ngân hàng Thế giới ủng hộ chiến lược phát triển nông nghiệp của Việt Nam; Ngành thủy sản định hướng điều chỉnh giảm dần sản lượng khai thác, tăng sản lượng nuôi trồng; Khuyến cáo về nhập khẩu cá, gỗ, phân bón, lúa mì... từ Nga;...
Nông nghiệp Radio | 10:08 23/03/2022
Tin tức Nông Nghiệp 24h hôm nay 23/3
Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 23/3/2022 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.
Thưa quý vị và bà con, đại dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, bên cạnh đó những biến động địa chính trị trong thời gian gần đây đã ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhất là sản xuất thức ăn, hỗn hợp đậm đặc dẫn đến giá nguyên liệu liên tục tăng cao. Trong đó thị trường nội địa cung cấp đáp ứng khoảng từ 15-20% so với nhu cầu sản xuất còn lại phải nhập từ nước ngoài. Vậy làm thế nào để ngành chăn nuôi vượt qua khó khăn để duy trì được tăng trưởng? Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục chăn nuôi, Bộ NN-PTNN đã có những chia sẻ với Nông nghiệp 24h về vấn đề này.
Sau đây sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.
Tin tức nông nghiệp hay nhất hôm nay
Thưa quý vị và bà con, Chiều 22/3, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan có buổi làm việc với bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch khu vực Đông Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới (WB). Tại buổi làm việc.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã trao đổi nhiều vấn đề, trong đó nổi bật là về chiến lược phát triển ngành nông nghiệp của Việt Nam, giải quyết khó khăn trong vấn đề tập trung đất đai, hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL, thu hút đầu tư của khu vực tư nhân...
Bà Manuela đánh giá cao nỗ lực của cả Bộ NN-PTNT và WB trong thời gian vừa qua, đặc biệt là phát triển nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL. Từ đó, đại diện WB đề nghị phía Bộ NN-PTNT đưa ra những ý kiến, đề xuất để tổ chức này có thể hỗ trợ được tốt hơn cho ngành nông nghiệp Việt Nam, nhất là sau khi Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ra đời.Chia sẻ vấn đề này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói đây là lần đầu tiên ngành nông nghiệp Việt Nam có chiến lược dài hạn, gắn cả ngành nông nghiệp với khu vực nông thôn.
Tin tức thủy sản 2022 mới nhất
Tại Hội nghị Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sản năm 2022 diễn ra ngày 22/3 tại Thanh Hóa, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, để khắc phục "thẻ vàng" của EC, Việt Nam phải hướng tới việc giảm sản lượng xuống dưới ngưỡng an toàn đồng thời đầu tư công nghệ khai thác, chế biến để tăng giá trị thủy sản khai thác được.
Trong bối cảnh thuận lợi, khó khăn đan xen, Bộ NN-PTNT đặt ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp nhằm duy trì ổn định tổng sản lượng thủy sản. Ngành thủy sản định hướng điều chỉnh giảm dần sản lượng khai thác, tăng sản lượng nuôi trồng và triển khai mạnh các giải pháp để tăng giá trị đối với cả sản lượng nuôi và khai thác để tăng giá trị sản xuất đối với với sản phẩm thủy sản, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng.
Tin mới nhất: Cục Bảo vệ thực vật làm việc với Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang
Vừa qua, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) đã làm việc với Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang về công tác quản lý mã số vùng trồng (MSVT) và cơ sở đóng gói (CSĐG) phục vụ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.
Về nguyên nhân có nhiều MSVT, mã số CSĐG bị đề nghị thu hồi, huỷ, ông Võ Văn Men Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Tiền Giang cho biết: Các vùng trồng bị thu hồi mã số do diện tích manh mún, nhỏ lẻ. Vùng trồng đã chuyển đổi sang trồng cây trồng khác.
Bên cạnh đó, một số vùng trồng trồng xen với cây trồng khác nên khó khăn trong quản lý sinh vật gây hại. Vùng trồng không có nhật ký canh tác. Thời gian tới, Cục BVTV sẽ tiếp tục phối hợp với Sở NN-PTNT Tiền Giang rà soát lại toàn bộ mã số của các vùng trồng, cơ sở đóng gói tại Tiền Giang.
Tin tức về xuất nhập khẩu nông sản
Cục Phòng vệ Thương mại vừa có khuyến cáo về những rủi ro, phức tạp đối với các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu từ Nga để sản xuất hàng xuất khẩu. Theo đó, Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Việt Nam cần theo dõi sát chính sách của các nước liên quan, cân nhắc kỹ việc sử dụng nguyên liệu có xuất xứ từ các quốc gia chịu các biện pháp trừng phạt về thuế quan và thương mại để sản xuất hàng xuất khẩu sang các quốc gia áp dụng các biện pháp trừng phạt đó.
Các nguyên liệu đầu vào cần lưu ý bao gồm: thép cán nóng, gỗ nguyên liệu, cá đông lạnh, nguyên liệu sản xuất phân bón, kali, lúa mỳ, nhôm hợp kim và không hợp kim. Đặc biệt, đề nghị các doanh nghiệp không thực hiện các hành vi gian lận xuất xứ hoặc giúp bên thứ ba chuyển tải hàng hóa để né tránh các biện pháp trừng phạt.
Tin lâm nghiệp: Cà Mau thực hiện các biện pháp phòng chống cháy rừng mùa khô 2022
Vừa qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau cho biết, đơn vụ đã tăng cường thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống cháy rừng trong mùa khô 2022. Trước tình hình nắng nóng gay gắt, đã làm lâm phần rừng tràm U Minh Hạ khô cạn nhanh. Hiện một số diện tích rừng đã chuyển mức báo cháy cấp cực kỳ nguy hiểm.
Ông Lê Văn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau cho biết: Để chủ động PCCC rừng trên địa bàn tỉnh trong mùa khô, Chi cục đã ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ rừng.
Đồng thời, phối hợp với các địa phương xây dựng phương án, huấn luyện nghiệp vụ và trang bị phương tiện, dụng cụ PCCC cho các lực lượng chuyên trách. Tăng cường tuần tra, kiểm soát những điểm nóng; đảm bảo lực lượng túc trực bảo vệ rừng.
Muốn chăn nuôi bền vững phải chủ động được thức ăn
Chương trình phát thanh 'Nông nghiệp 24H' của NongnghiepRadio ngày 23/3: Ngân hàng Thế giới ủng hộ chiến lược phát triển nông nghiệp của Việt Nam; Ngành thủy sản định hướng điều chỉnh giảm dần sản lượng khai thác, tăng sản lượng nuôi trồng; Khuyến cáo về nhập khẩu cá, gỗ, phân bón, lúa mì... từ Nga;...
Nông nghiệp Radio
Tin liên quan
Các chương trình
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM; Phát hiện 850 lượt tàu vi phạm trong năm 2024; Giá nông sản tăng, người dân phá rừng mở rộng diện tích.
Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống các tỉnh Bắc bộ, Trung bộ và khuếch tán yếu xuống Nam bộ.