Định hướng phát triển khoa học - công nghệ về nông nghiệp năm 2024

Định hướng phát triển khoa học - công nghệ về nông nghiệp năm 2024; Cây hồi xứ Lạng tạo vị thế theo hướng hữu cơ; Chế biến rơm làm thức ăn vỗ béo bò.

Quỳnh Anh  | 

Định hướng phát triển khoa học - công nghệ về nông nghiệp năm 2024

Tự động

Định hướng phát triển khoa học – công nghệ về nông nghiệp năm 2024

  • Định hướng phát triển khoa học – công nghệ về nông nghiệp năm 2024

Thưa quý vị và bà con, chia sẻ tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Vụ Khoa học công nghệ và môi trường mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, 2023 là năm đầu thực hiện Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Vụ Khoa học – Công nghệ và Môi trường, với tư cách đơn vị quản lý nhà nước, đã chủ động có những biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đóng góp vào sức tăng trưởng chung của toàn ngành. Thứu trưởng khẳng định, Khoa học công nghệ quyết định vị thế của quốc gia, của toàn ngành nông nghiệp. Năm qua, ngành nông nghiệp tăng trưởng kỷ lục 3,83%, xuất siêu kỷ lục 11 tỷ USD. Thành tựu này có đóng góp không nhỏ của khoa học. Thông tin thêm về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Các địa phương lên kế hoạch đấu thầu sử dụng 2 triệu liều vacxin DTLCP

Theo ông Nguyễn Văn Long – Cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN-PTNT, kể từ tháng 7/2023 đến nay, đã có khoảng 600.000 liều vắc xin Dịch tả lợn châu Phi được người dân và các doanh nghiệp sử dụng. Ngoài ra, có 2 triệu liều vắc xin đang được các địa phương lên kế hoạch đấu thầu sử dụng cho cuối năm nay và đầu năm 2024. Tuy vậy, ông Long cho rằng so với tổng đàn lợn, số lượng lợn tiêm vắc xin còn hạn chế. Lý giải nguyên nhân, lãnh đạo Cục Thú y cho rằng do thông tin tuyên truyền về việc sử dụng vắc xin chưa tốt. Trong quá trình đi kiểm tra việc tiêm vắc xin, Cục nhận thấy nhiều đơn vị còn chưa biết về việc Việt Nam đã nghiên cứu thành công và đưa vào sử dụng loại vắc xin này.

  • Cây hồi xứ Lạng tạo vị thế theo hướng hữu cơ

Toàn tỉnh Lạng Sơn hiện có hơn 43.300ha hồi, trong đó trên 28.000ha đang cho thu hoạch ổn định, sản lượng hoa hồi khô đạt từ 8.000 đến 16.000 tấn/năm, giá trị ước đạt khoảng 1.700 tỷ đồng/năm. Có thể nói, tiềm năng và giá trị kinh tế mà cây hồi mang lại là rất lớn. Đặc biệt, thời gian qua, UBND các huyện trong vùng trồng hồi đã triển khai giải pháp hướng dẫn người dân trồng, chăm sóc hồi theo hướng hữu cơ. Từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu phục vụ chế biến và xuất khẩu. Đến nay, toàn tỉnh Lạng Sơn đã có khoảng 720ha hồi được trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ, mô hình đã góp phần thay đổi tư duy sản xuất của bà con nông dân, từng bước lan tỏa rộng rãi, hình thành nên các vùng sản xuất hồi hữu cơ, nâng cao hiệu quả kinh tế.

  • Nông dân Hà Tĩnh được mùa vụ lạc đông

Dù thời tiết đang khá buốt giá nhưng lạc vụ thu đông được mùa, giá cao nên bà con nông dân huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đang rất phấn khởi ra đồng thu hoạch, đảm bảo tiến độ đề ra. Không chỉ năng suất tăng cao mà năm nay, giá lạc ở mức từ 57 – 60 nghìn đồng/kg. Bởi vậy, ngoài dự trữ làm giống, nông dân các xã sẽ bán ra thị trường, tăng thêm nguồn thu nhập. Năm 2023, huyện Nghi Xuân sản xuất hơn 8ha lạc vụ thu đông, sản lượng đạt khoảng 20 tấn, trị giá gần 1,1 tỷ đồng. Qua kiểm tra, đánh giá lạc thu đông năm nay đạt năng suất cao, đảm bảo chất lượng để làm giống cho vụ xuân tới. Việc chủ động sản xuất lạc giống sẽ góp phần giảm tình trạng sử dụng giống mua trôi nổi trên thị trường, đồng thời nâng cao năng suất, sản lượng cho lạc thương phẩm trong vụ sản xuất chính - vụ xuân 2024.

  • Chế biến rơm làm thức ăn vỗ béo bò

Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng rơm trong chăn nuôi, năm 2023, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng mô hình chế biến rơm cuộn để làm thức ăn vỗ béo cho bò. Mô hình được triển khai tại trang trại nuôi bò ở xã Phong Hiền, huyện Phong Điền. Công nghệ áp dụng vào mô hình là sử dụng máy xay rơm cuộn và cối trộn thức ăn có dung tích 3,5m3. Các nguyên liệu đưa vào phối trộn gồm rơm, bã bia, bã sắn, cám gạo, rỉ mật, cám công nghiệp, muối… Khối lượng nguyên liệu cho mỗi mẻ trộn từ 400-500kg. Giá thành thức ăn hỗn hợp sau phối trộn là 2.300 đồng/kg. Hỗn hợp thức ăn sau chế biến có đặc điểm mềm và ẩm, có mùi thơm dễ chịu, kích thích khả năng ăn của bò so với chưa qua chế biến. Kết quả tăng trọng bò đạt 800-900g/ngày và cho lợi nhuận đạt 1,5 triệu/con sau 3 tháng nuôi.

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, năm 2023, Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Bộ NN-PTNT đã triển khai thực hiện hơn 360 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ, tập trung vào giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chất lượng cao, công nghệ chế biến, bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch,  phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Tong năm, Vụ đánh giá nghiệm thu kết thúc 55 nhiệm vụ khoa học. Đặc biệt, Vụ Khoa học – Công nghệ và Môi trường đã phối hợp Văn phòng Bộ NN-PTNT xây dựng “Đề án Chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, tổ chức 5 hội nghị và phối hợp tổ chức Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo diễn ra vào trung tuần tháng 12. Từ thành quả năm 2023, Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường đã đề ra những nhiệm vụ cho năm 2024, ông Vũ Hữu Ninh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường cho biết:

Băng:

Bảo Thắng

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 28/12/2023.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan tiếp tục chuyến công tác nước ngoài.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 của ngành Khoa học và Công nghệ. Nghe báo cáo một số nội dung. Sau đó, dự Hội nghị Tổng kết năm 2023, phương hướng nhiệm vụ 2024 của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam Tham Thẩm định huyện nông thôn mới Lục Nam - tỉnh Bắc Giang. Sau đó, Làm việc với UBND tỉnh Bạc Liêu về chuẩn bị Festival muối kết hợp với diễn đàn hợp tác kinh tế.

  Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Dự Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2023. Dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 của Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và PTNT. Sau đó, dự Hội nghị Trực tuyến Tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2023.

  Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Nghe báo cáo dự thảo công bố diện tích rừng thuộc các lưu vực làm cơ sở cho việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Sau đó, dự Lễ kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm tỉnh Thái Nguyên.

  Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung Họp Đảng ủy Cục Bảo vệ thực vật. Dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 của Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và PTNT. Sau đó, đi Công tác địa phương.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, bản tin do BTV Xuân Hào biên soạn và thực hiện, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Định hướng phát triển khoa học - công nghệ về nông nghiệp năm 2024

Định hướng phát triển khoa học - công nghệ về nông nghiệp năm 2024; Cây hồi xứ Lạng tạo vị thế theo hướng hữu cơ; Chế biến rơm làm thức ăn vỗ béo bò.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi