Doanh nghiệp còn 'tâm tư' với Luật Trồng trọt

Doanh nghiệp còn 'tâm tư' với Luật Trồng trọt; 5 nhóm giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt. Khoảng 7,2 triệu tấn quả cần tiêu thụ từ giờ đến cuối năm. Tỷ lệ cơ giới hóa lĩnh vực trồng trọt đạt từ 70-100%. Chỉ 7% diện tích quế Lào Cai được cấp chứng nhận hữu cơ.

Xuân Hào  | 17:23 29/05/2023

Doanh nghiệp còn 'tâm tư' với Luật Trồng trọt

Tự động

Gỡ vướng để doanh nghiệp yên tâm sản xuất giống cây trồng

  • 5 nhóm giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt

Thưa quý vị và bà con, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030. Ngoài các mục tiêu tổng quát và cụ thể, chiến lược nêu rõ, trong bối cảnh hiện nay, để phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam, lấy nhu cầu thị hiếu của thị trường để định hướng cho sản xuất, xuất khẩu, các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo cần triển khai đồng bộ 5 nhóm giải pháp bao gồm: Hoàn thiện thể chế; Giải pháp về nguồn cung gạo; Giải pháp về phía cầu; Giải pháp về hỗ trợ xuất khẩu; Giải pháp về phát triển năng lực khối tư nhân.

Bảo Thắng

  • Khoảng 7,2 triệu tấn quả cần tiêu thụ từ giờ đến cuối năm

Theo Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT, từ nay đến cuối năm, cả nước sẽ còn khoảng 7,2 triệu tấn quả dồn dập thu hoạch và tiêu thụ. Để tránh rơi vào tình trạng thu hoạch ồ ạt mới đi tìm thị trường, hiện nay Bộ NN-PTNT đang lên kế hoạch phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương, để thúc đẩy việc tiêu thụ nông sản đạt được hiệu quả tốt nhất trong thời gian tới. Để đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, các cơ quan chuyên môn của Bộ cũng đang tiếp tục thúc đẩy việc đàm phán mở cửa thị trường cho trái cây Việt Nam. Ngoài ra, thúc đẩy mạnh việc cấp mã số vùng trồng cũng là tiền đề quan trọng trong việc quản lý số lượng và chất lượng đảm bảo mục tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Quỳnh Anh

  • Tỷ lệ cơ giới hóa lĩnh vực trồng trọt đạt từ 70 – 100%

Theo thông kê của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, đến nay, mức độ cơ giới hoá tại một số khâu, trong một số lĩnh vực ngành nông nghiệp có tỷ lệ khá cao như: Trồng trọt đạt từ 70 - 100%, chăn nuôi đạt từ 55 - 90%. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn một số tồn tại như việc chế tạo máy móc, thiết bị trong nước phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu về chủng loại, số lượng. Tỷ lệ cơ giới hóa ở một số khâu sản xuất và lĩnh vực ngành hàng còn thấp, hạ tầng kỹ thuật của nhiều loại cây trồng khác hiện vẫn chưa phù hợp để áp dụng cơ giới hóa đồng bộ.

Phạm Hiếu

  • Chỉ 7% diện tích quế Lào Cai được cấp chứng nhận hữu cơ

Những năm gần đây, diện tích quế tại Lào Cai tăng mạnh, toàn tỉnh hiện có hơn 56.000 ha quế. Tuy nhiên, trong số này chỉ có hơn 3.600ha được cấp chứng nhận hữu cơ, chiếm hơn 7% tổng diện tích. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 1 doanh nghiệp, 4 hợp tác xã thu mua vỏ quế chế biến thành các sản phẩm quế thanh, quế ống điếu, bột quế, quế ống sáo... xuất khẩu chính ngạch với sản lượng thấp. Còn lại người dân chủ yếu tự sơ chế, bảo quản và bán cho các tiểu thương để xuất thô nên giá thấp và không ổn định. Chính vì vậy, cùng với tình hình khó khăn chung của thế giới, thời điểm này dù đang vào vụ thu hoạch nhưng giá thu mua vỏ quế hiện xuống thấp, nhiều người dân Lào Cai đã dừng hẳn việc khai thác để chờ giá lên.

Hải Đăng

  • Nông dân ra đồng ban đêm để tránh nóng

Tuần qua, Đà Nẵng trong đợt nắng nóng cao điểm, nhiệt độ ngoài trời vào ban ngày có thời điểm lên đến hơn 40 độ C. Để tránh nắng nóng, nông dân vùng ngoại ô địa phương chọn cách ra đồng làm việc vào ban đêm và sáng sớm để bảo vệ sức khỏe. Vì vậy suốt những ngày qua, vào buổi tối, các cánh đồng ở Đà Nẵng đều lấp ló ánh đèn pin của bà con nông dân. Hàng ngày, người dân bắt đầu công việc từ khoảng 18h đến 23h mới trở về nhà.

Lê Khánh

  • Lục bình xâm lấn ảnh hưởng đến dòng chảy và tiếp ngọt nội đồng

Hàng năm, Trà Cú là một trong những địa phương có số lượng công trình kênh nội đồng được triển khai nạo vét, đào mới nhiều nhất tỉnh Trà Vinh. Qua đó, góp phần rất lớn vào trữ ngọt được điều tiết nguồn nước từ các kênh trục, kênh cấp I, cấp II. Tuy nhiên, 2 năm nay, dù các kênh nội đồng được triển khai thi công rất tốt, trái lại, tại các tuyến kênh trục, tình trạng lục bình xâm lấn dày đặc gây ảnh hưởng không nhỏ đến dòng chảy và tiếp ngọt vào nội đồng. Ngoài ra, tình trạng lục bình còn gây khó khăn cho các phương tiện thủy ra vào vận chuyển lúa, hàng hóa nông sản trên địa bàn, nhất là với các tuyến kênh trục, kênh cấp I và cấp II.

Minh Đảm

  • Tuyên Quang tập trung thu hoạch lúa xuân

Tại Tuyên Quang, lúa xuân đang bước vào giai đoạn chín rộ, với phương châm “lúa chín đến đâu, thu hoạch hết đến đó”, bà con nông dân ở khắp các địa phương trong tỉnh đang tập trung nhân lực, huy động máy móc tiến hành thu hoạch, giải phóng đất chuẩn bị cho sản xuất vụ mùa. Mặc dù thời tiết bất thuận nhưng năng suất lúa bình quân năm nay vẫn đạt khoảng 60 tạ/ha. Theo đánh giá của Sở NN-PTNT, vụ xuân này bà con gieo cấy tập trung, công tác dự tính, dự báo sâu, bệnh hại rất tốt. Tuy nhiên, thời tiết bất thuận nhất trong lịch sử, trong 4 tháng sản xuất trên địa bàn ít mưa đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng, đặc biệt là cây lúa. Thêm vào đó, trong giai đoạn lúa đứng cái làm đòng lại xuất hiện mưa lớn kèm dông lốc đã làm đổ nhiều diện tích lúa của bà con.

Đào Thanh

  • Vận hành tối đa các hồ chứa, bảo đảm nước tưới phục vụ sản xuất

Thông tin từ Công ty TNHH Quản lý Thủy nông Điện Biên - đơn vị hiện đang quản lý, vận hành 13 hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên, thì mực nước tại các hồ chứa do đơn vị quản lý đang xuống thấp. Để chủ động ứng phó, điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất, Công ty đã chủ động phối hợp và thống nhất với các nhà máy thủy điện có kế hoạch điều tiết cấp nước cho hạ du phục vụ sản xuất, sinh hoạt trên tinh thần bảo đảm hài hòa giữa hai mục tiêu cấp nước và phát điện. Ứng phó thực tế này, Sở NN-PTNT Điện Biên cũng đã yêu cầu các đơn vị phải quản lý, xây dựng kế hoạch tưới tiết kiệm, luân phiên, tập trung nguồn nước bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp.

Trung Quân

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, từ ngày 22/4/2023, tất cả các giống cây trồng đều phải được doanh nghiệp làm thủ tục khảo nghiệm để xin cấp giấy công nhận lưu hành mới được tiếp tục sản xuất kinh doanh. Điều này đã gây nên nhiều tranh cãi trong các doanh nghiệp giống cây trồng thời gian qua, đồng thời nhiều đơn vị cũng đã có những văn bản kiến nghị tới Bộ NN-PTNT để được tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về nội dung này của Luật Trồng trọt. Là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành giống cây trồng Việt Nam, ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed chia sẻ:

Băng

Phạm Huy

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn,  Quý vị và bà con có thể liên hệ với chương trình qua số hotline:   0912.145.266                               

 Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Doanh nghiệp còn 'tâm tư' với Luật Trồng trọt

Doanh nghiệp còn 'tâm tư' với Luật Trồng trọt; 5 nhóm giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt. Khoảng 7,2 triệu tấn quả cần tiêu thụ từ giờ đến cuối năm. Tỷ lệ cơ giới hóa lĩnh vực trồng trọt đạt từ 70-100%. Chỉ 7% diện tích quế Lào Cai được cấp chứng nhận hữu cơ.

Xuân Hào

Tin liên quan

Các chương trình

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời sự

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ