Đồng Nai đầu tư thêm nhiều hồ chứa để giữ nước cho tương lai

Tới năm 2050, Đồng Nai dự kiến sẽ xây dựng thêm khoảng 19 hồ chứa nước mới để phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.

Xuân Hào - Lê Bình  | 11:00 29/07/2024

Đồng Nai đầu tư thêm nhiều hồ chứa để giữ nước cho tương lai

Tự động

Đồng Nai đầu tư thêm nhiều hồ chứa để giữ nước cho tương lai

Thưa quý vị thính giả, Đồng Nai là tỉnh công nghiệp nhưng vẫn chú trọng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, đầu tư hạ tầng thủy lợi, nhất là các hồ chứa nước được xem là gốc để phát triển nông nghiệp bền vững.

Thủy lợi với hệ thống hồ chứa nước phân bố đồng đều tại các địa phương của Đồng Nai sẽ giúp cho tỉnh phát triển, góp phần rất lớn trong sản xuất thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng. Cùng với đó, hệ thống hồ chứa giúp ích không nhỏ vào việc phòng chống ngập úng trong mùa mưa bão, đặc biệt là phòng, chống hạn hán... trên địa bàn tỉnh.

Và trong chương trình ngày hôm nay, chúng tôi có mời đến đây hai vị khách mời để cùng trao đổi, làm sáng tỏ hơn về vấn đề này.

Xin được trân trọng giới thiệu:

Khách mời 1: Ông Vũ Quốc Việt, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Thủy lợi tỉnh Đồng Nai

Khách mời 2: Ông Lê Xuân Toàn, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai

Trước khi vào nội dung trao đổi, xin mời hai vị khách mời và quý bà con cùng đến với ghi nhận của nhóm phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam về vai trò của các hồ chứa nước tại Đồng Nai.

PHÓNG SỰ 1

Đồng Nai là một trong những địa phương có nhiều hồ chứa nước nhiều nhất cả nước.  Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh hiện có 139 công trình thủy lợi đang hoạt động gồm 18 hồ chứa, 56 đập dâng, 40 trạm bơm, 25 công trình ngăn mặn, ngăn lũ, tiêu thoát lũ. Tổng năng lực phục vụ tưới hàng năm đạt trên 50.800ha; tiêu và ngăn mặn cho hơn 9.300ha.

Hồ thủy lợi không chỉ giúp tỉnh phát triển nông nghiệp, sản xuất công nghiệp mà còn hướng tới đa mục tiêu mà Đồng Nai đang hướng tới. Điều này được Bí thư tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh nhiều lần khẳng định:

Trích băng:“Không có nước không phát triển được gì hết. Chiến lược về nước là quan trọng. Tất cả những hồ nước của chúng ta phải biến thành điểm sinh thái xanh, điểm đến an toàn, có cây xanh bảo vệ, có hành lang bảo vệ hồ. Ngoài việc cung cấp nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp thì hồ nước còn là một điểm du lịch còn là một không gian sinh thái”.

Trong số 18 hồ chứa thì Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai đang quản lý 12 hồ, Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai quản lý 1 công trình (hồ Bà Hào), còn lại địa phương quản lý 5 công trình. Các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Theo Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai, ông Nguyễn Văn Lương, đơn vị cũng đang chú trọng nâng cấp, bảo vệ hồ để tối ưu nguồn nước sửa dụng và nâng thêm giá trị sử dụng cho các hồ chứa.

Trích băng: Sau khi sửa chữa, nâng cấp thì đem lại sự an toàn cho công trình. Người dân là người được thụ hưởng phục vụ cho nông nghiệp, nước sạch nông thôn và có điều kiện nâng cao kinh tế của địa phương. Ví dụ như là có thể kết hợp cảnh quan du lịch, khai thác tổng hợp công trình.

Thời gian tới, Đồng Nai sẽ có thành phố Long Thành, thành phố Nhơn Trạch, dân cư, nhà máy, khu công nghiệp phát triển thì khả năng cung cấp nước của tỉnh phải tăng lên gấp nhiều lần mới đáp ứng được nhu cầu. Do đó, phát huy tối đa giá trị của mặt nước, hồ nước là yêu cầu bắt buộc mà Đồng Nai cần hướng tới.

Vâng thưa quý vị, Đồng Nai là tỉnh có hệ thống hồ chứa nước, đập dâng khá nhiều và được phân bố tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên địa bàn. Với hệ thống này thì hệ thống hồ chứa, đập dâng hiện đáp ứng các yêu cầu về tình hình sinh hoạt, sản xuất trên địa bàn tỉnh?

Ông Vũ Quốc Việt, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vậtvà Thủy lợi tỉnh Đồng Nai trả lời

Thưa ông Toàn, sau nhiều năm khai thác và phục vụ sinh hoạt, sản xuất, hiện các hồ chứa của Đồng Nai đang trong tình trạng như thế nào?

Ông Lê Xuân Toàn, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai trả lời

Vâng thưa ông Việt, những năm gần đây, vào các đợt nắng nóng và khô hạn, các hồ thủy lợi của Đồng Nai cũng khó tránh khỏi tình cảnh thiếu nước, trơ đáy. Trước những đòi hỏi cấp thiết và biến đổi khí hậu, Sở NN-PTNT đã có những thích ứng để vẫn đủ nước mặt, phục vụ tưới tiêu, sinh hoạt?

Ông Vũ Quốc Việt, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Thủy lợi tỉnh Đồng Nai trả lời

Ứng dụng khoa học kĩ thuật là một trong những yêu cầu bắt buộc để quản lý hồ chứa nước một cách hiệu quả. Vậy, về phía Công ty đã có những ứng dụng nào để quản lý, khai thác nước một cách hiệu quả thưa ông?

Ông Lê Xuân Toàn, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai trả lời

Thưa quý vị thính giả, để đảm bảo an ninh nguồn nước cấp đến năm 2030, Đồng Nai sẽ dành hơn 2.000 tỷ đồng để xây mới các hồ chứa có đủ nguồn nước sạch. Việc xây dựng mới các hồ chứa sẽ ưu tiên ở khu vực xa nguồn nước mặt, khan hiếm nguồn nước ngầm.

Trước khi tiếp tục cuộc trao đổi với hai vị khách mời, xin mời quý vị cùng đến với ghi nhận tiếp theo của Báo Nông nghiệp Việt Nam để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

PHÓNG SỰ 2

Tỉnh Đồng Nai có 139 công trình thủy lợi hoạt động phục vụ tưới tiêu cho hơn 25.600ha đất nông nghiệp, sinh hoạt và sản xuất công nghiệp với công suất 209.000m3/ngày.

Đầu năm 2024, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Kế hoạch về bảo vệ và mở rộng nguồn nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030. Kế hoạch đặt ra các mục tiêu bảo đảm số lượng, chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế. Đáng chú ý trong nhóm giải pháp mở rộng nguồn nước là tỉnh sẽ đầu tư xây dựng mới 12 hồ chứa nước với tổng dung tích hơn 25 triệu m3 để trữ nước vào mùa mưa và cấp nước vào mùa khô.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi cho biết: Tôi nghĩ là trong tương lai, nguồn nước ngọt sẽ rất quý giá. Chúng ta phải bắt đầu bảo vệ ngay từ lúc này triển khai thực hiện và nâng cao cái hiệu quả việc sử dụng cái nguồn nước, trong đó các hồ, đập. Tôi thấy đó là việc cần thiết, nó đảm bảo được các cái mục tiêu về thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, bảo vệ nguồn nước ngầm, bảo vệ tiểu khí hậu của vùng…

Các hồ này dự kiến cung cấp nước sạch khoảng 67 ngàn m3/ngày với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, được xây dựng tại các huyện Long Thành, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc. Với các hồ xây mới này cho phép tỉnh chủ động tích trữ, điều hòa nguồn nước, giảm rủi ro và thiệt hại liên quan đến nước, cải thiện sức khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới...

ĐỐI THOẠI - Phần 2

Vâng, trước tiên xin được hỏi ông Vũ Quốc Việt, vì đâu UBND tỉnh Đồng Nai lại quyết định đầu tư số lượng lớn hồ chứa nước trong thời gian tới như trên? Kế hoạch xây dựng cụ thể các hồ như thế nào?

Ông Vũ Quốc Việt, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Thủy lợi tỉnh Đồng Nai trả lời

Việc xây dựng mới và đưa vào sử dụng các hồ trong tương lai sẽ giải quyết được các vấn đề nào trong việc sử dụng nước của tỉnh?

Ông Lê Xuân Toàn, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai trả lời

Thưa ông Việt, về dài hạn, việc đầu tư xây dựng những hồ mới này giải quyết được những yêu cầu trong bối cảnh mới?

Ông Vũ Quốc Việt, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Thủy lợi tỉnh Đồng Nai trả lời

Về phía công ty, việc đưa vào sử dụng đa mục tiêu các hồ thủy lợi được triển khai như thế nào?

Ông Lê Xuân Toàn, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai trả lời

Kiến nghị chung trong việc sử dụng và khai thác hiệu quả của các hồ thủy lợi của tỉnh Đồng Nai trong những năm tới đây, nhất trong bối cảnh nhiều thách thức đặt ra?

Thay mặt thính giả báo Nông nghiệp Việt Nam, xin trân trọng cảm ơn ông Vũ Quốc Việt và ông Toàn đã dành thời gian quý báu để cùng trao đổi những thông tin rất bổ ích. Xin cảm ơn hai ông!

Tự động

Đồng Nai đầu tư thêm nhiều hồ chứa để giữ nước cho tương lai

Tới năm 2050, Đồng Nai dự kiến sẽ xây dựng thêm khoảng 19 hồ chứa nước mới để phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.

Xuân Hào - Lê Bình

Tin liên quan

Các chương trình

Phòng chống thiên tai tại huyện miền núi Hướng Hóa
Đối thoại

Quảng Trị nói chung và huyện Hướng Hóa nói riêng là địa phương chịu tác động trực tiếp của nhiều loại hình thiên tai.

Phòng chống thiên tai tại huyện miền núi Hướng Hóa
Phục hồi sau bão Yagi và những bài học kinh nghiệm
Đối thoại

Với những giải pháp chủ động, kịp thời của Chính phủ, của các ngành, địa phương công tác ổn định đời sống dân cư và tái thiết sản xuất nhanh chóng được triển khai.

Phục hồi sau bão Yagi và những bài học kinh nghiệm