Gỡ khó cho công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi tại Quảng Trị
Quảng Trị có hệ thống sông ngòi dày đặc nhưng đa phần ngắn và dốc, nhiều công trình thủy lợi đã xuống cấp, đòi hỏi những giải pháp cấp thiết để đảm bảo nước tưới.
Xuân Hào - Võ Dũng | 18:08 10/07/2024
Gỡ khó cho công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi tại Quảng Trị
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã trở lại với Nông nghiệp Radio!
Thưa quý vị, Bước ra khỏi chiến tranh, mặc dù đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm nhưng đời sống người dân Quảng Trị còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong điều kiện biến đổi khí hậu, và nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, nguồn nước trở thành một tài nguyên vô cùng quý giá, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp.
Điều đó khiến việc đảm bảo nguồn cung nước tưới cho các vùng sản xuất trở nên cấp thiết. Quảng Trị có hệ thống sông ngòi dày đặc nhưng đa phần ngắn và dốc. Các công trình thủy lợi trên các sông suối, hồ đập được xây dựng từ hàng chục năm trước nay đã xuống cấp. Bên cạnh đó, những vướng mắc về mặt cơ chế hiện nay cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý, vận hành các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất và đời sống.
Thực trạng ngành thủy lợi, những khó khăn bất cập và các giải pháp sẽ được nhìn nhận trong buổi đối thoại hôm nay với chủ đề “THÁO GỠ KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ”.
Kính thưa quý vị!
Đến với chương trình, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu các vị khách mời:
Khách mời đầu tiên là Ông Lê Quang Lam, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Trị.
Vị khách mời tiếp theo, xin được trân trọng giới thiệu: Ông Nguyễn Sinh Công Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị.
Trước hết, xin được cảm ơn các vị khách mời đã nhận lời tham gia chương trình.
- Thực trạng:
Thưa quý vị và các bạn, thưa các vị khách mời!
Nước là tài nguyên vô cùng quý giá. Nước cũng chiếm 70% bề mặt trái đất. Nói không quá, nước chính là sự sống. Với một địa phương lấy nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực, nước lại càng trở nên quan trọng. Vây
- (Chi cục Thủy lợi Quảng Trị): Thưa ông Lê Quang Lam, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Trị, ông có thể chia sẻ đôi điều về nguồn tài nguyên nước hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị?
Ông Lê Quang Lam
(Chi cục Thủy lợi Quảng Trị): Dạ thưa ông Lê Quang Lam, với nguồn tài nguyên nước như vậy, trên địa bàn tỉnh hiện có những công trình thủy lợi nào và giá trị của những công trình đó mang lại cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tạo nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân và các ngành sản xuất, chế biến?
Ông Lê Quang Lam
- (Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị): Thưa Ông Nguyễn Sinh Công, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích với nhiệm vụ chính là quản lý khai thác các công trình thủy lợi vừa và lớn; cấp nước phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, ngăn mặn tiêu nước ngoài ra còn nhiệm vụ cấp nước cho công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nước sinh hoạt và phục vụ dân sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Vậy xin ông khái quát chung về tình hình các công trình thủy lợi, các nhiệm vụ chính mà công ty đang thực hiện.
Ông Nguyễn Sinh Công
- (Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị): Ông Nguyễn Sinh Công có thể cho thính giả Nongnghiep Radio biết về thực trạng các công trình thủy lợi trên địa bàn và những khó khăn đơn vị gặp phải trong quá trình quản lý, vận hành?
Ông Nguyễn Sinh Công
Thưa quý vị và bà con!
Quản lý, vận hành các công trình thủy lợi có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo các mục tiêu phục vụ nước tưới sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân. Tuy nhiên, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, nhiều công trình thủy lợi đã xuống cấp, không phát huy hết công năng, gây thất thoát, lãng phí nguồn nước. Trong khi đó, tình trạng vi phạm Luật thủy lợi vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Bây giờ mới 2 vị khách mời cùng quý vị thính giả cùng theo dõi một phóng sự mà Nông nghiệp radio vừa thực hiện tại Quảng Trị:
Dự án thi công bờ đê kênh chính công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn triển khai đoạn đi qua khu phố 3, phường 1, thị xã Quảng Trị có tổng mức đầu tư trên 5 tỷ đồng. Dự án do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị làm chủ đầu tư; khởi công từ tháng 9/2021; dự kiến sẽ bàn giao đưa vào sử dụng vào 31/12/2021.
Việc hoàn thành bờ đê kênh chính công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn sẽ giúp ngành thủy lợi vận hành và phục vụ tốt nhu cầu nước tưới cho vùng sản xuất nông nghiệp tại các huyện Triệu Phong, Hải Lăng và thị xã Quảng Trị.
Tuy nhiên, đến hạn bàn giao, công trình vẫn chưa hoàn thành, đơn vị thi công đã rút khỏi công trường. Nhiều cấu kiện bê tông, vật liệu phơi sương, gây lãng phí; cỏ mọc um tùm. Người dân khu phố 3, phường 1, thị xã Quảng Trị cho rằng, điều này đã gây mất mỹ quan đô thị.
Ông Lê Quang Học, Khu phố trưởng khu phố 3, phường 1, thị xã Quảng Trị cho biết:
Phỏng vấn ông Lê Quang Học
Tuyến kênh cấp I NB2 thuộc hệ thống thủy nông Nam Thạch Hãn đi qua địa bàn các xã Hải Phú, Hải Thượng (huyện Hải Lăng) được Công ty TNHH MTV quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị giao Xí nghiệp Thủy nông Nam Thạch Hãn quản lý, vận hành. Tuy nhiên, trên tuyến kênh hiện có nhiều hộ dân lấn chiếm, xây dựng các công trình kiên cố, xả rác thải gây ô nhiễm.
Trong số các hộ dân xây dựng các công trình trên hành lang bảo vệ kênh, nhiều hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là vấn đề do lịch sử để lại nhưng đã gây ra rất nhiều khó khăn trong việc vận hành, duy tu, bảo dưỡng kênh.
Ông Đoàn Hữu Hiến, Cụm trưởng cụm K7 xí nghiệp thủy lợi Nam Thạch Hãn cho biết.
Phỏng vấn: Ông Đoàn Hữu Hiến
Lấn chiếm hay cấp chồng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lên hành lang bảo vệ các tuyến kênh qua nhiều thời kỳ không được giải quyết dứt điểm. Do nhiều tuyến kênh đi qua khu dân cư nên khó tránh khỏi tình trạng cơi nới, lấn chiếm. Mặc dù Xí nghiệp thủy nông Nam Thạch Hãn đã nhiều lần làm việc với chính quyền địa phương nhưng vẫn chưa có thể giải quyết triệt để.
Ông Nguyễn Tiếp, Giám đốc Xí nghiệp thủy nông Nam Thạch Hãn cho biết:
Phỏng vấn: Ông Nguyễn Tiếp
Pháp luật quy định rõ các mức xử phạt đối với hành vi lấn chiếm hành lang công trình thủy lợi và trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, chính quyền địa phương vẫn chưa thực sự quyết liệt và phó mặc việc xử lý các hành vi vi phạm cho ngành thủy lợi.
Theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi, tính đến cuối năm 2023, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 1.342 vụ vi phạm phạm vi bảo về công trình thủy lợi. Trong đó, cơ quan chức năng đã vận động giải tỏa hoàn toàn 756 vụ. Hiện còn tồn đọng 586 vụ, chủ yếu là các vụ vi phạm từ trước. Nội dung vi phạm chủ yếu là trồng cây, xây dựng công trình tạm… trong phạm vi bảo vệ công trình.
Trở lại với chương trình, quý vị bà bà con đang nghe Chương trình đối thoại với chủ đề “THÁO GỠ KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ”.
Vâng, thưa ông Lê Quang Lam, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Trị ạ, ông có thẻ cho biết về thực trạng các công trình thủy lợi xuống cấp cần trên địa bàn? Thực trạng này ảnh hưởng như thế nào đến việc phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp và tạo nguồn nước sinh hoạt hiện nay.
Ông Lê Quang Lam
Thưa ông Nguyễn Sinh Công, trong những năm qua, nhiều vụ việc vi phạm công trình thủy lợi vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Ông có thể nói về nỗ lực của đơn vị và vai trò của chính quyền các cấp trong xử lý các vấn đề này.
Ông Nguyễn Sinh Công
- Giải pháo, đề xuất:
Vâng, rõ ràng để quản lý và khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi trên địa bàn Quảng trị thì cần hơn nữa sự vào cuộc của chính quyền địa phương các cấp cũng như từ những chính sách phù hợp, kịp thời.
Bây giờ mời quý vị cùng đến với một phóng sự tiếp theo mà Nông nghiệp radio mới thực hiện:
Từ năm 2018 đến nay, trên địa bàn tỉnh đầu tư xây dựng, nâng cấp được 20 hồ chứa, 2 đập dâng, 18 trạm bơm và 25km kênh mương các loại. Tuy nhiên, số lượng các công trình thủy lợi cần được nâng cấp, cải tạo vẫn còn rất lớn
Ông Trần Quang Tiến, khu phố 3, phường 1, thị xã Quảng Trị cho rằng, cần phải có giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi, tránh lãng phí ngân sách và giúp các công trình thủy lợi phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân.
Phỏng vấn ông Trần Quang Tiến, khu phố 3, phường 1, thị xã Quảng Trị
Gay go nhất vẫn là giải quyết câu chuyện lấn chiếm các công trình thủy lợi hiện nay. Ông Ông Nguyễn Tiếp, Giám đốc Xí nghiệp thủy nông Nam Thạch Hãn đề nghị các cấp chính quyền vào cuộc quyết liệt để giải quyết vấn nạn này.
Phỏng vấn ông Nguyễn Tiếp, Giám đốc Xí nghiệp thủy nông Nam Thạch Hãn.
Chính quyền xác nhận đã vào cuộc cùng ngành thủy lợi để xử lý các vấn đề liên quan đến lấn chiếm các công trình thủy lợi. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Nhạc, Chủ tịch UBND xã Hải Phú, đây là vấn đề khó, do lịch sử để lại và phải có giải pháp căn cơ.
Phỏng vấn ông Nguyễn Nhạc, Chủ tịch UBND xã Hải Phú.
Vâng, thưa ông Lê Quang Lam, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Trị ạ, Với vai trò quản lý nhà nước về công tác thủy lợi trên địa bàn, ông có thể cho biết, thời gian tới, đơn vị sẽ tham mưu cho lãnh đạo ngành nông nghiệp, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị những vấn đề gì để tháo gỡ những vướng mắc, phát huy tối đa giá trị các công trình thủy lợi mang lại?
Ông Lê Quang Lam trả lời:
Còn Ông Nguyễn Sinh Công có thêm đề xuất hay kiến nghị gì không ạ?
Vâng, một lần nữa xin cảm ơn ý kiến của các vị khách mời!
Thưa quí vị và các bạn!
Quảng Trị xác định, sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn. Những năm qua, các sản phẩm nông nghiệp tại Quảng Trị như gạo hữu cơ, dược liệu, cà phê, chuối… không chỉ có mặt ở thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu sang các nước khó tính.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu bất thường và thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, công tác thủy lợi là đổi mới căn bản, bền vững để phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của hệ thống công trình thủy lợi nhằm đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia, bảo vệ hoạt động sản xuất nông nghiệp, phục vụ dân sinh càng có ý nghĩa quan trọng. Điều đó đòi hỏi mỗi địa phương, mỗi đơn vị cần phải quan tâm sâu sát hơn nữa đến công tác thủy lợi; sớm giải quyết những khó khăn vướng mắc để công tác thủy lợi ngày càng tốt hơn.
Đến đây, chương trình Đối thoại với chủ đề “Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phát huy tối đa giá trị các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” xin phép được khép lại. Xin cảm ơn các vị khách mời đã tham gia chương trình. Cảm ơn quý thính giả quan tâm lắng nghe.
Thân ái chào và hẹn gặp lại!
Gỡ khó cho công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi tại Quảng Trị
Quảng Trị có hệ thống sông ngòi dày đặc nhưng đa phần ngắn và dốc, nhiều công trình thủy lợi đã xuống cấp, đòi hỏi những giải pháp cấp thiết để đảm bảo nước tưới.
Xuân Hào - Võ Dũng
Tin liên quan
Các chương trình
Với việc đầu tư các công trình thủy lợi không chỉ giúp TP.HCM phát triển kinh tế mà còn giúp 'đầu tàu kinh tế' an tâm trước những biến đổi thất thường của thời tiết.
Hệ thống thủy lợi từ nội đồng đến những công trình thủy lợi quy mô lớn trở thành những 'cánh tay thép' giữ an toàn cho vùng sản xuất lúa.