Hà Tĩnh làm gì để ứng phó hạn hán năm 2024?

Được ví như 'chảo lửa' của cả nước, tỉnh Hà Tĩnh thường xuyên phải đối mặt với những đợt hạn hán khốc liệt, đòi hỏi chính quyền và người dân chủ động nhiều giải pháp.

Thanh Nga  | 14:20 08/07/2024

Hà Tĩnh làm gì để ứng phó hạn hán năm 2024?

Tự động

Hà Tĩnh sẽ làm gì để ứng phó hạn hán năm 2024?

 

Kịch bản và dẫn CT: Thanh Nga

Tổng thời lượng: 20 phút

Khách mời:

  • Ông Nguyễn Công Tâm, Trưởng phòng Quản lý Công trình thủy lợi và Nước sạch nông thôn (Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh)
  • Ông Nguyễn Kiều Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
  • Bà Phan Thị Vân Anh, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Hà Tĩnh.

NỘI DUNG

Thưa quý vị và các bạn! từ bao đời nay các tỉnh khu vựcBắc Trung bộ nói chung, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng được ví như “chảo lửa” của cả nước. Đặc biệt, những năm gần đây, khi hiện tượng El nino gia tăng bất thường thì hệ quả nó gây nên cho sự phát triển của cây trồng, động vật và cuộc sống con người ngày càng nặng nề.

Trong các bản tindự báo thời tiết thời gian qua, Đài khí tượng thủy văn quốc gia nhiều lần nhấn mạnh về những kỷ lục nền nhiệt độ cao bất thường tại một số huyện như Hương Khê, Kỳ Anh của tỉnh Hà Tĩnh luôn cao hơn so với nhiệt độ trung bình toàn tỉnh này từ 1 – 2 độ C. Điều này làm cho nguồn nước dự trữ tại các hồ chứa bốc hơi nhanh chóng, gây nên tình trạng hạn hán khốc liệt vào các tháng từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm.

Đặc biệt, từ đầu năm 2024 đến nay, thời tiết cực đoan biểu hiện rất rõ nét khi lần đầu tiên trong lịch sử đến gần cuối tháng 3 trời Hà Tĩnh vẫn còn mưa lạnh, gây bất lợi cho hoạt động sản xuất của bà con nông dân. Theo dự báo, ngay sau khi kết thúc mưa lạnh, thời tiết tại đây sẽ chuyển nắng gay gắt kéo dài trong nhiều tháng, nguy cơ hạn hán nặng nề. Vì vậy, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu Ngành NN-PTNT, Chi cục thủy lợi, chính quyền các địa phương và các công ty thủy lợi Bắc Hà Tĩnh, Nam Hà Tĩnh chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể chắt chiu nguồn nước ngay từ vụ xuân để dành nước tưới sản xuất, dân sinh trong vụ hè thu năm nay.

Trong chương trình Đối thoại ngày hôm nay, Nông nghiệp radio sẽ cùng 4 khách mời thảo luận chi tiết hơn về nhận định thời tiết, khó khăn và những giải pháp đã, đang và sẽ thực hiện để đối phó với hạn hán trong năm 2024.

Xin trân trọng giới thiệu các vị khách mời có mặt ngày hôm nay:

  • Xin trân trọng giới thiệu ông Nguyễn Công Tâm, Trưởng phòng Quản lý Công trình thủy lợi và Nước sạch nông thôn (Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh)

Ông Tâm: Xin chào quý vị thính giả.

  • Trân trọng giới thiệu ông Nguyễn Kiều Hưng – Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

  Ông Hưng: Xin chào quý vị thính giả.

  • Trân trọng giới thiệu bà Phan Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Hà Tĩnh.

  Bà Vân Anh: Chào quý vị thính giả của Nongnghiep Radio

 

Xin cảm ơn các vị khách mời đã tham gia chương trình của chúng tôi:

  • Nhận định nguy cơ hạn hán khốc liệt tại Hà Tĩnh:

Thưa quý vị và các bạn, thưa các vị khách mời!

Với 348 hồ chứa nước, tổng dung tích trên 1,57 tỷ m3 nước và 86 đập dâng với lưu lượng thiết kế hơn 5.700m3/s, hàng năm các hồ chứa, đập dâng trên sẽ thực hiện nhiệm vụ cấp nước tưới cho trên 62 nghìn ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và nhiều ngành nghề kinh tế khác của tỉnh Hà Tĩnh. Đồng thời, thực hiện cắt giảm lũ hạ du và cải tạo môi trường sinh thái. Mặc dù đã được đầu tư, sửa chữa thường xuyên, song năng lực tích trữ nước của các hồ chứa vừa và nhỏ có phần hạn chế, tỷ lệ thất thoát nước trong mùa hè rất lớn, do đó năm nay dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước cục bộ từ dân sinh đến sản xuất ở một số địa phượng sẽ xảy ra. Bây giờ mời quý bà con và các vị khách mời cùng nghe một phóng sự ngắn:

Phóng sự:

Cánh đồng 15 ha, ở xã An Hòa Thịnh, huyện Hương Sơn những năm trước đây sản xuất 2 vụ lúa. Tuy nhiên năm nay, vụ hè thu người dân địa phương chủ động chuyển đổi một số diện tích sang trồng ngô, phục vụ chăn nuôi vì lo ngại thiếu nước vào cuối vụ. Theo chị Lê Thị Hòa, hộ dân có 2 sào lúa chuyển đổi sang trồng ngô cho biết, hàng năm diện tích đất của bà được tưới bởi nước sông ngàn phố nhưng năm nay vừa ra tết nhưng mực nước sông đã có dấu hiệu sụt giảm mạnh so với cùng kỳ các năm trước. Do đó chính quyền địa phương vận động người dân căn cứ tình hình thời tiết chủ động chuyển đổi trồng lúa sang trồng cây trồng cạn nên người dân cũng chấp hành, đề phòng thiệt hại do hạn hán.

Trích băng chị Hòa :

Toàn huyện Hương Sơn có 96 hồ chứa nước nhưng hồ lớn nhất dung tích thiết kế cũng chỉ đạt 3,27 triệu m3 nước. Số còn lại hầu hết là hồ chứa nhỏ, đập đất, đã xuống cấp nghiêm trọng. Hàng năm ngoài nguồn nước tưới từ các hồ chứa này, hơn 4.680 ha đất sản xuất nông nghiệp trông chờ cả nguồn nước sông Ngàn Phố. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, có những thời điểm sông Ngàn Phố liên tục ở mực nước chết, các trạm bơm treo cách mặt nước sông đến 2 – 3 mét, khiến tình trạng thiếu nước càng thêm trầm trọng.

Ông Nguyễn Hữu Đông, Chủ tịch UBND xã An Hòa Thịnh chia sẻ:

Theo nhận định của ngành chức năng, năm nay sẽ là một năm hạn hán, lũ lụt khốc liệt, gây bất lợi cho hoạt động sản xuất, dân sinh. Việc chủ động thực hiện các giải pháp ứng phó hạn hán ngay từ đầu năm của ngành thủy lợi sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng việc đảm bảo an ninh lương thực, phát triển kinh tế, xã hội toàn tỉnh Hà Tĩnh.

  • Thưa ông Nguyễn Công Tâm, Trưởng phòng Quản lý Công trình thủy lợi và Nước sạch nông thôn, Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh, ông nhận định như thế nào về diễn biến thời tiết và nguy cơ hạn hán trong những tháng tới ạ?

Ông Tâm: nhận định hạn lịch sử, cách đây 60 năm cũng vào năm Giáp Thìn ………………..

  • Vâng, tôi cho rằng đây không chỉ là lo ngại của ông Tâm mà còn là trăn trở của những người trực tiếp chỉ đạo sản xuất ở cơ sở như ông Nguyễn Kiều Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn. Thưa ông Hưng, với đặc thù huyện miền núi, hồ chứa thủy lợi nhỏ, chưa được đầu tư đồng bộ thì lo ngại của địa phương trong mùa hè năm nay là gì?

  Ông Hưng:…………………

  • Thưa bà Phan Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Hà Tĩnh, bà có thể chia sẻ về hiện trạng các hồ chứa, hệ thống kênh mương thủy lợi do công ty quản lý hiện nay đang như thế nào không ạ?

  Bà Vân Anh:……………

 

  • Giải pháp

 

Vâng thưa quý vị, biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, bất thường, trong đó hiện tượng El Nino có những thời điểm vượt ra ngoài các quy luật thông thường, làm hạ thấp mực nước ngầm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn hán.

Trước khi dành những câu hỏi tiếp theo cho các vị khách mời, chúng ta sẽ đến với một phóng sự ngắn mà Nông nghiệp Radio vừa thực hiện:

Phóng sự

Hương Khê là huyện miền núi thuộc top khó khăn nhất nhì của tỉnh Hà Tĩnh. Người ta thường nhắc đến địa phương này với đặc sản “rốn lũ, chảo lửa” nhưng cũng có vô vàn sản phẩm nông sản vươn xa khắp mọi miền đất nước, thậm chí sang tận nước ngoài như đặc sản Cam Khe Mây, bưởi Phúc Trạch, vv… Những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng trên dù chăm sóc vất vả, chi phí đầu tư lớn nhưng rất phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết khắc nghiệt trên địa bàn. Theo chị Trần Thị Thanh Loan, cán bộ nông nghiệp xã Hương Long, huyện Hương Khê, việc phát triển cây ăn quả có múi sẽ khắc phục được tình trạng thiếu nước sản xuất vào mùa hè, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Chị Trần Thị Thanh Loan, nói:  

Song hành với sự chủ động trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vai trò phối hợp giữa chính quyền các địa phương và công ty thủy lợi Bắc Hà Tĩnh, thủy lợi Nam Hà Tĩnh trong việc cân đối nguồn nước tại các hồ đập, xây dựng lịch tưới chống hạn trong cả năm, đặc biệt là thời điểm hạn khốc liệt đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chỉ khi nào, ngành chức năng tuyên truyền để người dân tự giác chia sẻ nguồn nước đồng đều giữa các vùng tưới với nhau thì lúc đó, tình trạng thiếu nước trong vụ hè thu mới có thể khắc phục hoặc hạn chế xảy ra.

Anh Trần Đình Tâm, cán bộ thủy lợi Phòng NN-PTNT huyện Hương Khê nói:

Thưa quý vị và bà con, bây giờ, khi công nghệ số phát triển thì công tác dự tính, dự báo thời tiết ngày càng chính xác hơn. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta có thể lường trước được phần nào những nguy cơ, tác hại hạn hán có thể gây ra cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân. Vì vậy, chúng tôi mong muốn, mỗi một người dân, mỗi một cán bộ quản lý, vận hành lĩnh vực thủy lợi, theo chức năng nhiệm vụ của mình sẽ phát huy đối đa ý thức, vai trò, trách nhiệm của mình trong việc sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, góp phần đảm bảo hoạt động sản xuất, dân sinh luôn thông suốt, hiệu quả.

  • Thưa ông Nguyễn Kiều Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn, phía chính quyền địa phương đã đưa ra những giải pháp nào để sử dụng nguồn nước tưới sản xuất hiệu quả?

  Ông Hưng: nâng cao ý thức người dân…………..    

  • Vai trò xây dựng kế hoạch, điều tiết lịch tưới nước ở từng công trình của doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, theo bà Phan Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Công ty thủy lợi Bắc Hà Tĩnh, để đảm bảo cấp nước tưới vụ xuân hiệu quả vừa tiết kiệm được nguồn nước cho vụ hè thu, phía công ty có những kinh nghiệm gì?

Bà Vân Anh:……

  • Thưa ông Nguyễn Công Tâm, Trưởng phòng Quản lý Công trình thủy lợi và Nước sạch nông thôn (Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh), ông là người trực tiếp theo dõi, quản lý các công trình hồ đập trên địa bàn toàn tỉnh, ông nhận định như thế nào về năng lực chống hạn của các công trình trong mùa hè năm nay?

  Ông Tâm;………….

 

  • Kiến nghị
  • Theo tìm hiểu của chúng tôi, khó khăn nhất hiện nay của các công ty thủy nông là kinh phí phục vụ cho công tác chống hạn. Vậy, phía Công ty thủy lợi Bắc Hà Tĩnh, kiến nghị lớn nhất mà đơn vị đề xuất bây giờ là gì thưa bà Vân Anh?

          Bà Vân Anh:

  • Về phía cơ quan quản lý nhà nước, ông Nguyễn Công Tâm, Trưởng phòng Quản lý Công trình thủy lợi và Nước sạch nông thôn (Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh) có kiến nghị sát sườn nào đến các cấp bộ ngành Trung ương và tỉnh để nâng cao năng lực tích trữ nước của các công trình thủy lợi?

 Ông Tâm: ………………..

  • Còn với ông Nguyễn Kiều Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn, ông có kiến nghị gì thêm không?

Ông Hưng:  trồng rừng giữ nước hỗ trợ đầu tư nâng cấp hệ thống kênh thủy lợi, các trạm bơm…

Vâng, một lần nữa xin cảm ơn ý kiến của các vị khách mời!

Thưa quý và các bạn! Khúc ruột miền Trung nói chung, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng gần như năm nào cũng phải oằn mình chống chọi với hạn hán, lũ lụt. Chính quyền, ngành chức năng và người dân nơi đây gần như đã quen với cảnh đồng khô, cỏ cháy nhưng với những biến đổi khí hậu gay gắt hiện nay, nếu không có những giải pháp căn cơ để đối phó hạn hán, nguy cơ an ninh lương thực sẽ bị đe dọa, kéo theo đó là sự thụt lùi về kinh tế, xã hội chung toàn tỉnh. Nông nghiệp Radio hy vọng rằng trong thời gian tới, Chính phủ, các cấp bộ ngành Trung ương và gần hơn là tỉnh Hà Tĩnh sẽ có những sự quan tâm mạnh mẽ hơn về mặt con người, nguồn lực để đưa ra những giải pháp căn cơ bảo vệ nguồn nước, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, đời sống dân sinh.

Chương trình Đối thoại với chủ đề “Hà Tĩnh sẽ làm gì để ứng phó hạn hán năm 2024” xin được khép lại. BTV Thanh Nga xin cảm ơn các vị khách mời đã tham gia chương trình. Cảm ơn quý thính giả đã quan tâm lắng nghe.

Tự động

Hà Tĩnh làm gì để ứng phó hạn hán năm 2024?

Được ví như 'chảo lửa' của cả nước, tỉnh Hà Tĩnh thường xuyên phải đối mặt với những đợt hạn hán khốc liệt, đòi hỏi chính quyền và người dân chủ động nhiều giải pháp.

Thanh Nga

Tin liên quan

Các chương trình

Giải pháp bảo vệ thực vật cho vùng thâm canh lúa 3 vụ
Đối thoại

Một giải pháp BVTV phù hợp sẽ giúp khôi phục lại hệ sinh thái tự nhiên, đảm bảo ổn định sản xuất cho bà con vùng ĐBSCL.

Giải pháp bảo vệ thực vật cho vùng thâm canh lúa 3 vụ
Cây chủ lực đồng hành cùng nông nghiệp tốt
Đối thoại

Việc xây dựng hành trình làm nông nghiệp tốt gắn với phát triển các cây trồng chủ lực đang được ngành NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang quan tâm và tạo được những thành tựu đáng kể.

Cây chủ lực đồng hành cùng nông nghiệp tốt