| Hotline: 0983.970.780

Chuyên gia thủy lợi hiến kế chống ngập cho TP.HCM

Thứ Hai 08/07/2024 , 15:18 (GMT+7)

Giải pháp hữu hiệu để chống ngập đang được người dân TP.HCM quan tâm, bởi lẽ tình trạng nước ngập đường phố sau mỗi trận mưa ngày càng trở nên đáng lo ngại.

Thành phố Thủ Đức phải tổ chức tọa đàm để tìm giải pháp chống ngập lụt vào mùa mưa. Ảnh: Trần Phi.

Thành phố Thủ Đức phải tổ chức tọa đàm để tìm giải pháp chống ngập lụt vào mùa mưa. Ảnh: Trần Phi.

Giải pháp hữu hiệu để chống ngập tại TP.HCM từng được người dân kỳ vọng, khi UBND TP.HCM và Công ty Quang Trung chốt giá thuê trọn gói 14,2 tỷ đồng mỗi năm để sử dụng hệ thống máy bơm chống ngập trên đường Nguyễn Hữu Cảnh từ tháng 5/2019. Thế nhưng, máy bơm chống ngập có công suất lên đến 97.000 m3/giờ vẫn không mấy phát huy tác dụng, dù Công ty Quang Trung cam kết “không hết ngập không lấy tiền”.

Mùa mưa năm nay, người dân TP.HCM chứng kiến tình trạng nước ngập gia tăng đáng báo động. Khu vực thành phố Thủ Đức nước ngập và chảy xiết quanh khu vực chợ Thủ Đức, còn khu vực trung tâm Sài Gòn nước ngập các tuyến đường Calmette, Nguyễn Thái Bình, Lê Lợi… khiến giao thông tê liệt. Phải chăng, TP.HCM đang cần một giải pháp hữu hiệu khác để chống ngập.

Trước những lời than vãn của người dân, lãnh đạo thành phố Thủ Đức đã phải tổ chức tọa đàm để mong muốn các chuyên gia phân tích và đóng góp giải pháp hữu hiệu ứng phó nước ngập mùa mưa. Vì sao đã triển khai nhiều dự án tốn kém mà đô thị phương Nam vẫn phải chịu đựng điệp khúc “phố bỗng thành dòng sông uốn quanh”?

Chuyên gia thủy lợi Phan Khánh cho biết: “Tôi đã từng tham gia nhóm cố vấn các công trình chống ngập cho TP.HCM cách đây hàng chục năm, và tôi đã cảnh báo TP.HCM sử dụng phương pháp chống ngập chưa hợp lý. Lẽ ra, TP.HCM phải tuân thủ quy hoạch mà Bộ Thủy lợi đưa ra trước khi sáp nhập vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.  

Theo chuyên gia thủy lợi Phan Khánh, trông cậy vào máy bơm công suất 97.000 m3/giờ là một sự nhầm lẫn, bởi lẽ nguyên tắc cơ bản của thủy lợi là “tưới tập trung, tiêu phân tán”. Không thể dễ dàng dồn nước vào một chỗ để điều tiết ra sông. Phải xác định, chống ngập ở TP.HCM là chống ngập phục vụ giao thông. Khi đủ nước để vận hành máy bơm “khủng” thì các khu vực khác đã ngập rồi, xe cộ đã chết máy hàng loạt rồi.

Hiện tại, tỷ lệ cây xanh ở TP.HCM đã giảm thiểu đáng kể, còn đường sá thì đều đã bê tông hóa toàn bộ, nên khả năng điều tiết tự nhiên khi mưa xuống không còn nữa. Mặt khác, những vị trí trũng có giá trị như hồ điều hòa là khu vực Bùi Đình Túy hoặc khu vực Văn Thánh đều đã biến thành công trình dân sinh. Cho nên, giải pháp hữu hiệu duy nhất là điều tiết kỹ thuật.

Chuyên gia thủy lợi Phan Khánh. Ảnh: Tuy Hòa.

Chuyên gia thủy lợi Phan Khánh. Ảnh: Tuy Hòa.

Chuyên gia thủy lợi Phan Khánh phân tích: “Bây giờ không thể nói chuyện chống ngập toàn TP.HCM, vì vùng ngoại ô liên quan đến Dầu Tiếng, Trị An, Thị Tính… Trước mắt chỉ tập trung chống ngập nội đô. Tôi đã từng đi thực tế cùng Hội Khoa học Thủy lợi để chứng kiến nhiều con đường ở quận 5 ngập nước nhưng kênh Tàu Hũ gần đó thì khô cạn đáy. Nghĩa là khi mưa xuống thì nước không có đường dẫn ra kênh rạch”.  

Theo ông Phan Khánh, với tình trạng nước ngập nhiều năm qua, TP.HCM đã có thể đưa ra một thống kê tương đối chính xác những địa điểm phải tăng cường điều tiết kỹ thuật. Ngoài việc tăng cường bảo vệ đê ngăn cách với sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ, thì cần rà soát và chỉnh trang hệ thống cống thoát nước quan trọng từng được đề cập trong quy hoạch của Bộ Thủy lợi trước đây.

Để tránh tình trạng rác thải sinh hoạt của người dân làm vô hiệu hóa cống thoát nước, thì cần cử nhân viên túc trực kiểm tra nạo vét thường xuyên. Đặc biệt, khi có mưa phải lập tức có người theo dõi tình trạng tắc nghẽn cống thoát nước.

Chuyên gia thủy lợi Phan Khánh kiến nghị hai giải pháp triển khai song song để chống ngập nội đô cho TP.HCM. Thứ nhất, lắp đặt máy bơm có công suất khoảng 20.000 m3/giờ ở kênh Thị Nghè, kênh Lò Gốm và những khu vực gần sông Sài Gòn, để điều tiết nước ra sông khi mưa lớn. Thứ hai lắp đặt các máy bơm dã chiến ở những địa điểm thường xuyên ngập nước, có thể đặt ở nơi công cộng hoặc đặt trong nhà dân, với đường ống trên dưới 100 mét. Khi mưa xuống thì lập tức khởi động máy bơm dã chiến để đưa nước ra kênh, rạch.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 2] Nỗi lo các khu neo đậu tàu thuyền

Trong những năm qua, hệ thống cảng cá ở các tỉnh Duyên hải miền Trung dù đã được đầu tư nâng cấp, nhưng hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.