Hành trình organic: Củ ném hữu cơ trên nền cát bỏng

Củ ném - một thứ đặc sản của miền Trung cát trắng đang dần thay đổi cuộc sống của người dân xã Hải Dương khi được canh tác theo hướng hữu cơ.

Xuân Hào  | 

Hành trình organic: Củ ném hữu cơ trên nền cát bỏng

Tự động

Hành trình organic: Củ ném hữu cơ trên nền cát bỏng

# Rời cây lúa hữu cơ nơi xứ Thanh màu mỡ, tôi tiếp tục chuyến hành trình của mình để đi tìm những giá trị đương đại của nông nghiệp hữu cơ.

Trước chuyến đi này, nhà báo Vũ Quang của báo NNVN có biết chuyện và đã cho tôi một gợi ý: Anh hãy về với đất lửa mà xem bà con làm hữu cơ trên đất cát. Theo lời, tôi quyết định chọn đất lửa Quảng Trị là điểm đến tiếp theo của hành trình.

Quảng Trị những ngày hè, nắng như đổ lửa, chạy xe dọc con đường tỉnh lộ ngoằn ngoèo theo những đồi cát trắng xóa, từng đợt sóng nhiệt bốc lên từ mặt đường hẳn làm ngao ngán bước chân của bất kỳ lữ khách nào đã đặt chân đến nơi này. Những cây phi lao, bạch đàn vẫn đang oằn mình lựa theo cơn gió nóng như đang cố che đậy những thứ khô cằn dưới chân gốc của mình.

Lại nhớ lại lời gợi ý của nhà báo Vũ Quang: Nếu anh vào Quảng Trị thì nên về vùng ném.

Phải rồi, củ ném, một thứ đặc sản của miền Trung cát trắng, nhưng củ ném được trồng ở Quảng Trị chắc phải có cái gì hơn thế nữa. Và tôi đã đến xã Hải Dương, huyện Hải Lăng để giải mã cho thắc mắc nho nhỏ của mình.

# Dẫn tôi đi thăm vùng trồng ném của xã Hải Dương là ông Phạm Ngọc Quỳnh, cán bộ nông nghiệp của xã Hải Dương. Ông Quỳnh cho biết, điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Trị vốn đã khắc nghiệt thì với riêng xã Hải Dương còn hơn thế nữa. Vùng này, mưa thì ngập lụt, nắng thì khô hạn nên làm nông nghiệp rất khổ. Trước đây, cả vùng này đều bị đói.

Băng:

Con đường từ UBND xã Hải Dương ra cánh đồng đã được đổ bê tông nhưng vẫn còn hằn rõ những dấu vết của thiên tai. Ở trong xã, nhiều ngôi nhà mới đã mọc lên bên cạnh những nếp nhà ngói đậm màu thời gian theo lối kiến trúc đặc trưng của vùng cát.

Trên cánh đồng rộng lớn, trắng mãi một màu cát, vài nhóm nông dân vẫn đang đội nắng cuốc cuốc, cào cào… Tôi và ông Quỳnh đội vội chiếc mũ vải rồi xuống đồng cùng bà con.

Ông Quỳnh cho biết, củ ném mùa này đã được thu hoạch xong, bà con đang mần đất để thử nghiệm trồng vụ hai trong năm vì trước đây ném chỉ trồng được duy nhất một vụ.

Gạt đi những giọt mồ hôi đang chảy tràn trên gương mặt rạm nắng, chị Nguyễn Thị Phượng ở thôn Diên Khánh, xã Hải Dương cho biết, trước đây vì kinh tế khó khăn nên chị phải chạy đôn chạy đáo đi làm thêm, làm hàng xáo, từ khi có cây ném về, gia đình chị tập trung làm và hiện trồng tám sào ném:

Băng:

Tôi cố gắng hòa nhập với bà con trong không khí lao động dưới cái nắng như đổ lửa và nền cát bỏng nhưng có lẽ khó mà duy trì được lâu. Cảm thông với vị khách phương xa chưa quen với nắng, với cát, nhóm nông dân dẫn tôi đến một đồi cát, nơi có bóng mát của rừng cây bạch đàn để giải lao.

Rót cho tôi một bát nước lá, ông Hồ Sỹ Hội cũng ở thôn Diên Khánh tâm sự, làm nông nghiệp trong điều kiện này rất khó cho năng suất cao. Nên chính quyền và bà con nơi đây xác định phải nâng cao chất lượng của củ ném bằng quy trình hướng hữu cơ. Khắc phục khó khăn, bà con đã tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ để tự làm phân hữu cơ bón cho đồng đất của mình.

Băng: Hội 1

Nhấp ngụm nước lá, ông Hội đưa ánh mắt nhìn xa về phía cuối trời, ông tâm sự, cây ném giờ đã có chỗ đứng rồi. Nếu hoàn thiện được quy trình canh tác theo hướng hữu cơ, ném có cơ hội xuất khẩu, rồi ném sẽ mang nhiều tiền về cho bà con vùng cát. Nhưng nói gì thì nói, trước hết, ném đã giúp bà con quê ông hết đói:

Băng: Hội 2

Mặt trời đã đứng bóng, những người nông dân thu gọn nông cụ để trở về lo bữa trưa cho gia đình. Trên cánh đồng ném của thôn Diên Khánh chỉ còn nắng và cát. Thấy tôi cứ đăm chiêu nhìn mãi xuống cánh đồng, ông Quỳnh nở nụ cười hiền từ gương mặt đã nhiều nếp nhăn, ông bảo: Tôi hiểu nhà báo có chút khắc khoải với người nông dân quê tôi rồi, Thôi ta về Ủy Ban, nghề làm ném quê tôi còn nhiều việc phải làm lắm nhưng tôi chắc chắn rằng, chúng tôi sẽ sớm hoàn thiện quy trình làm ném hữu cơ. Tôi hứa đấy…

Phó chủ tịch UBND xã Hải Dương, ông Võ Công Hiếu đón tôi với một cái bắt tay rất chặt đậm chất của người vùng cát. Là một cán bộ xã trẻ nên tôi cảm nhận được sự nhanh nhạy của ông Phó chủ tịch xã này. Ông Võ Công Hiếu cho biết, qua các chương trình được đào tạo, các lớp tập huấn rồi từ sự tìm tòi nghiên cứu của bản thân thì việc áp dụng một phương thức sản xuất nông nghiệp mới an toàn hơn, chất lượng hơn và giá trị hơn cho địa phương là một nhiệm vụ rất quan trọng.

Băng: Hiếu

Tôi rời vùng ném Diên Khánh trong một buổi chiều đã nhạt nắng, từng cơn gió từ biển mang hơi nước xua dần đi cái nóng như nung. Tạm biệt những con người đang gồng mình để làm nông nghiệp tử tế trên những dải cát trắng. Cũng như gió biển đang bù đắp cho tôi sau một ngày dãi nắng cùng bà con nơi đây, tôi tin rằng nắng và cát sẽ không phụ lòng người để rồi người vùng cát nói chung và những người làm ném hữu cơ ở Diên Khánh nói riêng sẽ bước lên được nấc thang mới của cuộc sống ấm no.

MC 2:

Bây giờ mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ.

Tin 1

Thưa quý vị và bà con, ông Đào Thanh Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho biết, hiện nay trên thế giới có 191 quốc gia phát triển dòng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Có 74 quốc gia, vùng lãnh thổ ban hành quy định sản xuất hữu cơ. Tại Việt Nam, nông dân đã canh tác hữu cơ truyền thống từ lâu đời. Tuy nhiên, diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam còn rất khiêm tốn. Tính đến cuối năm 2023, cả nước hiện có 495.000 ha sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chiếm 4,3% tổng diện tích sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, chiếm 0,69% diện tích sản xuất hữu cơ của thế giới. Mặc dù diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam nhỏ nhưng vẫn có rất nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, giúp nâng tầm sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.

Tin 2

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp Và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, địa phương này hiện có trên 1.500 ha được cấp giấy chứng nhận hữu cơ; trong đó, diện tích đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế là hơn 1.300 ha, chứng nhận tiêu chuẩn Việt Nam là 270 ha. Đến hết năm 2023, Lâm Đồng cũng hỗ trợ xây dựng được 10 chuỗi liên kết, sản xuất tiêu thụ sản phẩm hữu cơ và đem lại lợi nhuận cao hơn cho người dân so với thông thường. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn mà còn giúp nông dân nâng cao kiến thức, tay nghề, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tư duy truyền thống sang an toàn, trách nhiệm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn phân phối tại hệ thống siêu thị, cửa hàng nông sản sạch, xuất khẩu, giải được bài toán đầu ra cho nông sản.

Tin 3

Tỉnh Đồng Nai vừa triển khai đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn địa phương từ nay đến 2030. Theo đó, đến năm 2025, địa phương này đặt mục tiêu xây dựng diện tích trồng trọt hữu cơ và hướng hữu cơ trên địa bàn đạt trên 1.300 hecta (chiếm khoảng 0,5% diện tích đất trồng trọt toàn tỉnh). Trong đó, diện tích trồng trọt thuần hữu cơ khoảng hơn 70 hecta và khoảng hơn 1.250 hecta trồng trọt theo hướng hữu cơ. Song song đó, Đồng Nai cũng đặt mục tiêu đến 2025 sẽ phát triển chăn nuôi theo hường hữu cơ đối với đàn gia súc, gia cầm và thủy sản. Cụ thể sẽ phát triển chăn nuôi khoảng 290 con bò, 290 con dê, 1.700 con lợn, 75.000 con gia cầm và 200 hecta nuôi hữu cơ các loại thủy sản.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Nông nghiệp hữu cơ của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Hành trình organic: Củ ném hữu cơ trên nền cát bỏng

Củ ném - một thứ đặc sản của miền Trung cát trắng đang dần thay đổi cuộc sống của người dân xã Hải Dương khi được canh tác theo hướng hữu cơ.

Xuân Hào

Tin liên quan

Các chương trình

Trồng lúa sạch theo hướng VietGAP giúp nông dân tăng thu nhập
Phóng sự

Nhờ trồng lúa theo hướng VietGAP mà nông dân tại xã An Nhứt không chỉ tăng năng suất mà còn giảm được chi phí sản xuất, thuốc BVTV và được bao tiêu sản phẩm.

Trồng lúa sạch theo hướng VietGAP giúp nông dân tăng thu nhập
Sinh kế dưới tán rừng giúp bảo vệ rừng ngập mặn
Phóng sự

Khuyến khích phát triển sinh kế dưới tán rừng không chỉ giúp người dân phát triển kinh tế mà diện tích rừng ngập mặn được bảo vệ và phát triển diện tích bền vững hơn.

Sinh kế dưới tán rừng giúp bảo vệ rừng ngập mặn