Hỗ trợ doanh nghiệp kết nối thông tin SPS tới thị trường quốc tế

Kết nối thông tin để sản xuất theo Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (SPS) là điều kiện quan trọng trong xuất khẩu nông sản.

Bảo Thắng  | 09:25 06/12/2023

Hỗ trợ doanh nghiệp kết nối thông tin SPS tới thị trường quốc tế

Tự động

Chương trình phát thanh

Hỗ trợ doanh nghiệp kết nối thông tin SPS tới thị trường quốc tế

Kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị đã quay trở lại với Nông nghiệp radio.

Thưa quý vị,

Nâng tầm giá trị nông sản, mở rộng kênh tiêu thụ và kết nối với chuỗi giá trị toàn cầu là mong muốn của bất cứ tổ chức, cá nhân nào khi tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.

Nằm trong dòng chảy ấy, Công ty cổ phần đầu tư Tân Việt Hưng Thủ Đô ra đời với sứ mệnh nâng tầm nông sản quê hương Hưng Yên, mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe, an toàn khi sử dụng nhưng vẫn giữ trọn vẹn hương vị mộc mạc của nông sản quê hương.

Là đại diện kết nối tiêu thụ nông sản cho hơn 300 hợp tác xã tại Hưng Yên, công ty Tân Việt Hưng Thủ đô luôn đồng hành cùng người nông dân trong từng công đoạn để tạo ra những sản phẩm giá trị nhất. Trên cơ sở đó, sẽ phân phối và xuất khẩu nông sản tới thị trường thế giới, kể cả những thị trường quốc tế khó tính.

Trên hành trình đưa đặc sản quê hương tới khách hàng toàn cầu, bà Trần Thị Thu Hiền, Phó Tổng giám đốc công ty Tân Việt Hưng thủ đô thừa nhận, cần sản xuất theo đúng các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, cũng như những yêu cầu về kiểm dịch của thị trường nhập khẩu.

Sau khi tham dự hội nghị hướng dẫn về các biện pháp SPS, bà Hiền cho biết

Băng 1

Đối với đa số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tại Việt Nam, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất, có sức hấp dẫn lớn nhất, thậm chí coi là ưu tiên trong các chiến lược liên quan tới thị trưownfg, đặc biệt là thị trường quốc tế.

Từ ngày 1/1/2022, Việt Nam tham gia Hiệp định Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP, gồm 10 nước thành viên ASEAN và 5 quốc gia Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.

Các quốc gia tham giaRCEP sẽ cùng nhau thống nhất các quy tắc xuất xứ thông qua khối, đồng thời tạo điều kiện cho chuỗi cung ứng quốc tế và trao đổi trong toàn bộ khu vực. Doanh nghiệp trong khối RCEP khi xuất khẩu sang các thị trường của nhau, sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan. 

Từ Bắc Kinh, ông Lò Xuân Quyết, Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc nêu một số điểm lưu ý cho doanh nghiệp, nhằm tận dụng các ưu đãi của hiệp định RCEP.

Băng 2

Trong bối cảnh kinh té toàn cầu còn gặp nhiều khó khăn, các nước nhập khẩu thường xuyên thay đổi, cập nhật các quy định về kiểm dịch, doanh nghiệp trong nước bắt buộc phải thay đổi để đảm bảo hoạt động và doanh thu.

Ông PHẠM TRUNG NGHĨA PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG BAN CHỈ ĐẠO LIÊN NGÀNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÊ KINH TẾ khuyến cáo doanh nghiệp triệt để Khai thác cơ hội ở các thị trường Việt Nam đã có hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là EU, Canađa, Mehico 4. Đồng thời, hết sức chú ý đến vấn đề nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của sản phẩm (C/O).

Chú trọng khai thác sự chuyển hướng thương mại, dịch chuyển đầu tư

Ông cũng đề nghị doanh nghiệp chú trọng khai thác sự chuyển hướng thương mại, dịch chuyển đầu tư của các nước ra khỏi Trung Quốc và đón đầu xu hướng này.

Băng 3

Để có sức mạnh tổng thể, huy động nguồn lực của các cấp, các ngành, địa phương và hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, Văn phòng SPS Việt Nam đã tham mưu Bộ Nông nghiệp và PTNT trình Chính phủ đề án Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo đó, tại mỗi địa phương sẽ có cán bộ chuyên trách, làm đầu mối thông tin về SPS, nhằm nhanh chóng giải đáp các thắc mắc một cách kịp thời, nhanh chóng, đảm bảo hoạt động giao thương cho doanh nghiệp không bị đứt đoạn.

Băng 4

Thưa quý vị và bà con!

Cho đến nay, Việt Nam đã và đang tham gia 19 Hiệp định thương mại song phương và đa phương, trong đó có 16 Hiệp định đã ký kết chính thức và 3 Hiệp định đang tiến hành đàm phán. Trong đó có nhiều hiệp định được cho là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với nhiều cam kết bắt buộc áp dụng, với nhiều quy định về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật (SPS) mà chúng ta phải tuân thủ để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.

Việc cập nhật và phổ biển thông tin quy định các thị trường về các biện pháp an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh động thực vật (SPS), vì thế, trở nên đặc biệt quan trọng bởi hàng tháng Văn phòng SPS đều nhận được khoảng một trăm các thông báo, dự thảo về thay đổi các biện pháp SPS.

Hy vọng với việc tăng cường tuyên truyền các thông tin về SPS, doanh nghiệp trong nước sẽ tránh được việc bị ảnh hưởng, cũng như thiệt hại về kinh tế, góp phần nâng cao giá trị ngành hàng và thương hiệu nông sản của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tự động

Hỗ trợ doanh nghiệp kết nối thông tin SPS tới thị trường quốc tế

Kết nối thông tin để sản xuất theo Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (SPS) là điều kiện quan trọng trong xuất khẩu nông sản.

Bảo Thắng

Tin liên quan

Các chương trình

Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư như thế nào theo luật mới
Pháp luật

Chuyên mục Pháp luật với nhà nông hôm nay, Nông nghiệp Radio gửi đến quý vị quy trình thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở theo Luật Đất đai 2024.

Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư như thế nào theo luật mới
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/6/2024: Phát hiện 565 vụ vi phạm tại vùng giáp ranh
Pháp luật

Phát hiện 565 vụ vi phạm tại vùng rừng giáp ranh; Giúp bà con trồng rừng phát triển kinh tế; Xây dựng bản đồ trữ lượng carbon rừng.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/6/2024: Phát hiện 565 vụ vi phạm tại vùng giáp ranh