Hợp tác Nam – Nam không chỉ dừng ở chuyển giao kỹ thuật trồng lúa
Hợp tác Nam – Nam không chỉ dừng ở chuyển giao kỹ thuật trồng lúa; Tiêu hủy hơn 80 con lợn mắc dịch tả lợn châu Phi; Đưa giống chất lượng cao vào sản xuất.
Quỳnh Anh | 08:00 29/07/2024
Hợp tác Nam – Nam không chỉ dừng ở chuyển giao kỹ thuật trồng lúa
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đang theo dõi bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.
Headline ( 45 giây)
- Hợp tác Nam – Nam không chỉ dừng ở chuyển giao kỹ thuật trồng lúa
- Hợp tác đa phương về quản lý, giám sát và ngăn chặn kháng kháng sinh
- Bão số 2 và hoàn lưu sau bão gây nhiều thiệt hại
- Huyện có diện tích lớn nhất Thừa Thiên - Huế thoát nghèo
- Tiêu hủy hơn 80 con lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi
- 22 cơ sở chăn nuôi ở Cần Thơ được chứng nhận an toàn dịch bệnh
- Đưa giống chất lượng cao vào sản xuất vụ thu mùa
- Hà Tĩnh hỗ trợ HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Sau đây là nội dung chi tiết:
- Hợp tác Nam – Nam không chỉ dừng ở chuyển giao kỹ thuật trồng lúa
Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị quốc tế Tầm nhìn chiến lược Hợp tác Nam – Nam bảo đảm an ninh lương thực và phát triển bền vững cho châu Phi. Theo thông tin tại Hội nghị, Sau gần 30 năm triển khai các dự án hợp tác Nam - Nam về nông nghiệp với châu Phi, Việt Nam có gần 2.000 lượt cán bộ chuyên gia tới hỗ trợ các quốc gia này phát triển nông nghiệp, được các nước thụ hưởng ghi nhận, đánh giá cao. Cùng với đó, là gần 30 văn bản, thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, góp phần tạo khuôn khổ lâu dài cho hợp tác. Nhiều giống lúa, kinh nghiệm, thực tiễn tốt về nông nghiệp của Việt Nam được áp dụng thành công tại châu Phi, giúp lục địa đen nâng cao đời sống cho người dân và bảo đảm an ninh lương thực. Thông tin thêm về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.
- Hợp tác đa phương về quản lý, giám sát và ngăn chặn kháng kháng sinh
Tại cuộc họp thường niên nhóm công tác kỹ thuật đa ngành về kháng kháng sinh thuộc Đối tác Một sức khỏe về phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người vừa diễn ra, TS Nguyễn Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Thú y đã nhấn mạnh tầm quan trọng về nội dung kháng kháng sinh trong Khung đối tác đa ngành Một sức khỏe giai đoạn 2021 – 2025. Nhóm công tác kháng kháng sinh đa ngành là một trong những cơ chế tốt để hiện thực hóa các luật, kế hoạch hành động quốc gia về phòng chống kháng thuốc trong y tế, môi trường và nông nghiệp. Theo đó, hợp tác đa phương về quản lý, giám sát và ngăn chặn kháng kháng sinh là cần thiết đối với bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là khi Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới xếp vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới.
-
Bão số 2 và hoàn lưu sau bão gây nhiều thiệt hại
Bão số 2 và hoàn lưu sau bão với những trận mưa lớn, lũ lụt và sạt lở đất xảy ra trong tuần qua đã gây nhiều thiệt hại. Tới ngày 26/7, theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các địa phương, hoàn lưu bão số 2 làm 10 người chết, 9 người mất tích và 9 người bị thương. Mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất khiến 73 nhà bị sập đổ, cuốn trôi, di dời khẩn cấp; hơn 1.500 nhà bị thiệt hại, ảnh hưởng. Về nông nghiệp, hơn 29.900 ha lúa, hoa màu bị ngập úng, ảnh hưởng. Mưa cũng lũ khiến gần 11.900 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 188 ha nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại. Ngoài ra, sạt lở 769 điểm trên các tuyến quốc lộ với tổng khối lượng gần 47.400m3 đất đá. Mưa lũ cũng gây sạt lở, ngập lụt trên nhiều tuyến giao thông địa phương.
- Huyện có diện tích lớn nhất Thừa Thiên - Huế thoát nghèo
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký quyết định công nhận huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thoát nghèo năm 2024. Đồng thời, đưa ra khỏi danh sách huyện nghèo giai đoạn 2021 - 2025. Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế công bố Quyết định này; ưu tiên, bố trí ngân sách địa phương tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện A Lưới để phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản, bảo đảm tính bền vững. Chỉ đạo UBND huyện A Lưới tiếp tục thực hiện đầy đủ các chính sách giảm nghèo, duy trì, nâng cao chất lượng và kết quả đạt được của các tiêu chí xác định huyện nghèo giai đoạn 2021 - 2025. Chú trọng tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025.
-
Tiêu hủy hơn 80 con lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi
Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Công an huyện Hàm Yên, Đội Quản lý thị trường số 2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hàm Yên vừa tiến hành lập biên bản tạm giữ một xe ô tô tải đi theo hướng Hà Giang - Tuyên Quang khi phát hiện trên xe chở 81 con lợn thịt, trong đó có 13 con đã chết. Sau khi tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm, kết quả 3 mẫu gửi đi xét nghiệm tại Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương đều dương tính với dịch tả lợn Châu Phi. UBND huyện Hàm Yên đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện xử lý vụ việc và tiêu huỷ 81 con lợn đã mắc bệnh dịch theo quy định.
- 22 cơ sở chăn nuôi ở Cần Thơ được chứng nhận an toàn dịch bệnh
Hiện, sản lượng thịt gia súc, gia cầm của TP Cần Thơ chỉ đáp ứng khoảng 50 - 70% nhu cầu tiêu dùng trong thành phố. Số lượng còn lại phải nhập từ các tỉnh, thành khác để cung ứng cho người tiêu dùng. Do đó, để ngành chăn nuôi phát triển hiệu quả, công tác xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh đóng vai trò quan trọng, góp phần giảm thiểu rủi ro và cung cấp nguồn thực phẩm an toàn cho thị trường. Tính đến tháng 1/2024, TP Cần Thơ đã có 22 cơ sở chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật. Từ nay đến cuối năm, ngành nông nghiệp thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ, chứng nhận cho các cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP, an toàn dịch bệnh.
- Đưa giống chất lượng cao vào sản xuất vụ thu mùa
Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất vụ thu mùa 2024, tỉnh Thanh Hóa đã định hướng, hỗ trợ người dân đưa các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất. Đây là cơ sở để lựa chọn giống phù hợp đưa vào canh tác những vụ tới, góp phần hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn và kiểm soát được chất lượng nông sản. Để người dân tin tưởng và mạnh dạn thay thế các giống cũ, các địa phương cũng đã chú trọng công tác tuyên truyền và xây dựng nhiều mô hình sử dụng giống mới, giống chất lượng; đồng thời, tăng cường tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc; hướng dẫn thực hiện các biện pháp thâm canh, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại, sinh học theo nguyên tắc “4 đúng” để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Hà Tĩnh hỗ trợ HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Tỉnh Hà Tĩnh hiện có 575 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động. Riêng 6 tháng đầu năm nay, Hà Tĩnh thẩm định thành lập thêm được 7 hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới. Đồng thời, thực hiện lồng ghép triển khai các chương trình, dự án của ngành NN-PTNT nhằm hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh. Chọn lọc một số doanh nghiệp có năng lực để phối hợp với HTX, người dân trong việc xây dựng chuỗi liên kết theo hướng doanh nghiệp ứng vốn, hỗ trợ kỹ thuật và tổ chức thu mua, bao tiêu sản phẩm đầu ra.
Nhạc cắt
Đối thoại
Thưa quý vị và bà con, Dù có nhiều tiềm năng để trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp, lương thực của thế giới trong tương lai, châu Phi vẫn gặp một số thách thức về nguồn lực, cơ sở hạ tầng và những kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp. Do đó, hợp tác Nam – Nam hướng tới bảo đảm an ninh lương thực và phát triển bền vững cho châu Phi là nội dung được Chính phủ Việt Nam hết sức quan tâm và đã chỉ đạo các cấp, các ngành tham gia một cách tích cực. Sau gần 30 năm triển khai các dự án hợp tác Nam - Nam về nông nghiệp với châu Phi, nhiều giống lúa, kinh nghiệm, thực tiễn tốt về nông nghiệp của Việt Nam được áp dụng thành công, giúp lục địa đen nâng cao đời sống cho người dân và bảo đảm an ninh lương thực. Trong bối cảnh mới, để sự phối hợp giữa Việt Nam với các nước châu Phi được toàn diện hơn, ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia chia sẻ:
Băng
Thanh Thủy
Nhạc
Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!
Hợp tác Nam – Nam không chỉ dừng ở chuyển giao kỹ thuật trồng lúa
Hợp tác Nam – Nam không chỉ dừng ở chuyển giao kỹ thuật trồng lúa; Tiêu hủy hơn 80 con lợn mắc dịch tả lợn châu Phi; Đưa giống chất lượng cao vào sản xuất.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Gió đông bắc khiến nền nhiệt giảm xuống, chỉ còn 19-25 độ. Dấu hiệu cho thấy một đợt tăng cường mạnh của không khí lạnh trong dịp này.
Xây dựng tiêu chuẩn môi trường nuôi trồng thủy sản; Ô nhiễm môi trường từ các cảng cá; Sóc Trăng xuống giống lúa sớm tránh hạn, mặn.