| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam mở ra chương mới cho hợp tác Nam - Nam

Thứ Sáu 26/07/2024 , 10:45 (GMT+7)

Vụ Trung Đông - châu Phi, Bộ Ngoại giao cho rằng, ngoài các hợp tác truyền thống, Việt Nam có thể mở rộng kênh hỗ trợ và tập huấn, đào tạo cho sinh viên.

Ông Bùi Hà Nam: Việt Nam tích cực vận động các đối tác và tư nhân để tham gia hợp tác Nam - Nam.

Ông Bùi Hà Nam: Việt Nam tích cực vận động các đối tác và tư nhân để tham gia hợp tác Nam - Nam.

"Giai đoạn từ 2021 đến nay, Việt Nam đẩy mạnh nối lại kênh hợp tác Nam - Nam về nông nghiệp với châu Phi, thông qua việc tích cực vận động các đối tác phát triển và lĩnh vực tư nhân hỗ trợ nguồn vốn", ông Bùi Hà Nam, Vụ Trung Đông - châu Phi (Bộ Ngoại giao) chia sẻ.

Một trong sự kiện đáng nhớ giai đoạn này là vào tháng 11/2023, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã ký Thỏa thuận hợp tác ba bên Việt Nam - FAO - Sierra Leone, mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác Nam - Nam về nông nghiệp giữa Việt Nam với châu Phi.

Hoạt động này hết sức có ý nghĩa bởi trước đó, các hợp tác bị trì hoãn do ảnh hưởng của Covid-19. Sau buổi ký kết này, Việt Nam tiếp tục phối hợp với các bên liên quan tìm kiếm nguồn vốn cho các dự án khác tại Uganda (với FAO và EU), Nigeria (với FAO)…

Sau gần 30 năm triển khai các dự án hợp tác Nam - Nam về nông nghiệp với châu Phi, Việt Nam có gần 2.000 lượt cán bộ chuyên gia tới hỗ trợ các quốc gia này phát triển nông nghiệp, được các nước thụ hưởng ghi nhận, đánh giá cao. Cùng với đó, là gần 30 văn bản, thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, góp phần tạo khuôn khổ lâu dài cho hợp tác.

Nhiều giống lúa, kinh nghiệm, thực tiễn tốt về nông nghiệp của Việt Nam được áp dụng thành công tại châu Phi, giúp lục địa đen nâng cao đời sống cho người dân và bảo đảm an ninh lương thực.

Theo ông Nam, sau Covid-19, tốc độ tăng trưởng dân số nhanh cùng tình trạng hạn hán, thiên tai, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp khiến an ninh lương thực trở thành vấn đề cấp bách trên toàn cầu, đặc biệt là châu Phi.

Dù có nhiều tiềm năng để trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp, lương thực của thế giới trong tương lai, châu Phi vẫn gặp một số thách thức về nguồn lực, cơ sở hạ tầng và những kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp.

Những dự án như phát triển cây lương thực và cây thực phẩm tại Mozambique rất có ý nghĩa, bởi châu Phi đang thiếu nhiều giống lúa, đậu tương, khoai lang và rau năng suất cao. 

Nhiều chuyên gia VIệt Nam đã tới châu Phi để hỗ trợ phát triển nông nghiệp.

Nhiều chuyên gia VIệt Nam đã tới châu Phi để hỗ trợ phát triển nông nghiệp.

Với những gì đã thực hiện tại châu Phi, mô hình, chính sách phát triển nông nghiệp của Việt Nam được đánh giá cao về tính hiệu quả, chi phí hợp lý và phù hợp với tập quán canh tác, trình độ phát triển nông nghiệp của châu lục này.

Hiện nhiều nước châu Phi tiếp tục bày tỏ quan tâm, mong muốn thúc đẩy các chương trình, dự án hợp tác về nông nghiệp với Việt Nam như Ghana, Bờ Biển Ngà, Senegal, Benin, Madagascar, Angola… theo hướng Việt Nam hỗ trợ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thực tiễn tốt, công nghệ, nguồn lực… để các nước này nâng cao năng suất cây trồng, tiến tới tự chủ nông nghiệp và phát triển.

Với đặc điểm là cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu cấp thiết về đảm bảo về an ninh lương thực. bền vững, các nước châu Phi cùng chung mong muốn mở rộng hợp tác Nam - Nam, theo ông Bùi Hà Nam.

Trong tình hình mới, đại diện Vụ Trung Đông - châu Phi cho rằng, hợp tác Nam - Nam giữa Việt Nam với các nước châu Phi có thể được triển khai một cách toàn diện.

Về nguồn lực, các bên liên quan cùng tích cực phối hợp tìm kiếm, vận động các đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế, lĩnh vực tư nhân cung cấp nguồn lực để triển khai các dự án hợp tác Nam - Nam theo mô hình ba bên, bốn bên hoặc đối tác công tư.

Đồng thời, các nước châu Phi có thể chủ động đề xuất các dự án hợp tác Nam - Nam về nông nghiệp sử dụng nguồn ngân sách quốc gia với sự tham gia hỗ trợ kỹ thuật của chuyên gia Việt Nam.

Về phạm vi hợp tác, ngoài việc chuyển giao giống, kỹ thuật canh tác lúa gạo truyền thống, Việt Nam có thể cân nhắc mở rộng sang các lĩnh vực thế mạnh như điều, cà phê; chia sẻ các giải pháp nông nghiệp đóng góp cho thích ứng với biến đổi khí hậu, các loại hình nông nghiệp tạo ra tín chỉ, giảm phát thải carbon.

Cùng với đó, mở rộng kênh đào tạo cho sinh viên, kỹ thuật viên, chuyên gia nông nghiệp của các nước châu Phi sang học tập, trao đổi kinh nghiệm về nông nghiệp tại Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển nguồn nhân lực tương lai trong lĩnh vực nông nghiệp của châu Phi.

Xây dựng mạng lưới hợp tác giữa các trường đại học, trung tâm, viện nghiên cứu về nông nghiệp của Việt Nam và các nước châu Phi để tạo cộng đồng trao đổi về học thuật, các công trình nghiên cứu, giải pháp mới trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như các cơ hội, dự án hợp tác mà các bên có thể phối hợp thực hiện.

Về cơ chế, khuôn khổ hợp tác, ông Nam kiến nghị Bộ NN-PTNT phối hợp Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan sớm hoàn tất xây dựng Đề án hợp tác nông nghiệp với châu Phi. Qua đó, tạo cơ chế pháp lý và xác định các biện pháp, nguồn lực, mục tiêu, kế hoạch triển khai cụ thể để nâng cao hiệu quả hợp tác với châu Phi trong lĩnh vực nông nghiệp.

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Hậu Giang: 200ha diện tích nông nghiệp được xác nhận an toàn thực phẩm

Hậu Giang khẳng định vị thế phát triển nông nghiệp an toàn với hơn 200ha được xác nhận an toàn thực phẩm, gồm chuỗi giá trị cây ăn trái, lúa gạo, thủy sản, rau màu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Viện Cây ăn quả miền Nam đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tiền Giang Viện Cây ăn quả miền Nam (Sofri) vừa tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm thành lập Viện 1994 - 2024.