Hướng đi bền vững cho ngành chăn nuôi

Trước bối cảnh dịch bệnh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát, giá thức ăn chăn nuôi vẫn cao trong khi giá các loại sản phẩm chăn nuôi chưa khởi sắc và không ổn định, lợi nhuận của người chăn nuôi giảm mạnh, lĩnh vực này cần có nhiều giải pháp thiết thực để mở ra bước phát triển mới.

Trần Trung - Lê Bình  | 

Hướng đi bền vững cho ngành chăn nuôi

Tự động

Hướng đi bền vững cho ngành chăn nuôi nước ta

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Tầm nhìn nông nghiệp!

Thưa quý vị và bà con, trong năm 2022, ngành chăn nuôi nước ta chịu tác động chung của việc đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu do COVID-19 và giá nguyên liệu, chi phí logistic tăng. Dù vậy, lĩnh vực này vẫn đạt được nhiều kết quả nổi bật, đóng góp vào tăng trưởng chung của nông nghiệp. Năm 2023, ngành chăn nuôi quyết tâm phấn đấu đạt được những mục tiêu đề ra với tốc độ tăng giá trị sản xuất từ 3,5-4%. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát; giá thức ăn chăn nuôi vẫn cao trong khi giá các loại sản phẩm chăn nuôi chưa khởi sắc, không ổn định, lợi nhuận của người chăn nuôi giảm mạnh, lĩnh vực này cần có nhiều giải pháp thiết thực để mở ra bước phát triển mới.

Thưa quý vị và bà con, trước những thách thức mà toàn ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực chăn nuôi nói riêng đang phải đối mặt, để bảo vệ đàn vật nuôi, đảm bảo sự phát triển của lĩnh vực này trong thời gian tới, Bộ NN-PTNT mà trực tiếp là Cục Chăn nuôi và Cục Thú y đang đẩy mạnh việc triển khai xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Về nội dung này, ông Tống Xuân Chinh Phó trưởng Cục Chăn nuôi cho biết:

Băng ông Tống Xuân Chinh Phó trưởng Cục Chăn nuôi

Là đơn vị luôn đồng hành với Cục Chăn nuôi, ông Nguyễn Văn Long – Cục trưởng Cục Thú y thông tin, từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước phát sinh 07 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N1. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là trên 9.600 con. Dù vậy, các ổ dịch chủ yếu xảy ra tại hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, chưa được tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm. Các địa phương đã phát hiện, xử lý kịp thời, không để lây lan diện rộng. So với cùng kỳ năm 2022, diện dịch và mức độ dịch đều giảm. Đặc biệt, hiện nay cả nước có 2.230 cơ sở, vùng chăn nuôi tại 55 tỉnh, thành phố được chứng nhận ATDB.

Băng ông Nguyễn Văn Long – Cục trưởng Cục Thú y

 Thưa quý vị, thời gian qua, công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Về cơ bản đã kiểm soát tốt các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi, nhất là các dịch bệnh truyền lây từ động vật sang người ở phạm vi cả nước nói chung, tạo thuận lợi cho chăn nuôi phát triển, đàn gia cầm có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt trên 6,3% trong vòng 5 năm qua và tổng đàn đạt hơn 550 triệu con, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu và bảo vệ sức khỏe con người.

Dù vậy, theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, nguy cơ dịch bệnh trong chăn nuôi vẫn còn rất lớn, công tác xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh vẫn còn hạn chế, chưa có cơ sở, vùng đạt an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới. Do đó, Thứ trưởng cũng đề nghị các địa phương cần căn cứ các Chương trình, Kế hoạch quốc của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; các văn bản chỉ đạo của Bộ để xây dựng kế hoạch cụ thể của các địa phương để tổ chức triển khai, cần đặt mục tiêu về thời gian, chất lượng và yêu cầu kết quả cần đạt được.

Băng Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến

Thưa quý vị và bà con, trước những thông tin dự báo về tình hình sản xuất, phát triển chăn nuôi trong thời gian tới, có thể thấy các đơn vị đã chủ động tìm kiếm, đưa ra nhiều giải pháp để bảo vệ ngành chăn nuôi, đảm bảo cho bà con yên tâm sản xuất. Tin rằng với những kế hoạch đã định, sự quan tâm của Bộ NN-PTNT, các đơn vị thuộc Bộ mà trực tiếp nhất là Cục Chăn nuôi, Cục Thú y và sự vào cuộc của các địa phương, các cơ sở chăn nuôi, việc xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh sẽ được triển khai hiệu quả, nhanh chóng, tạo đà cho những bước phát triển vượt bậc cho lĩnh vực này trong cơ cấu kinh tế.

Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin tức về hoạt động sản xuất nông nghiệp đang được triển khai theo định hướng công nghệ cao, giảm chi phí, tăng giá thành.

Thưa quý vị và bà con, những năm gần đây, các hộ nuôi lợn bản địa ở vùng cao chịu nhiều thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi, trước bối cảnh đó, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai đã triển khai mô hình nuôi lợn an toàn sinh học tại các xã vùng cao. Sau hơn 7 tháng thực hiện, 100% lợn được nuôi dưỡng an toàn, khỏe mạnh, hiện đạt 75 - 84 kg/con, vượt 5% mục tiêu kế hoạch. Mô hình đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế 63% so với chăn nuôi đại trà. Quan trọng nhất là đã giúp thay đổi nhận thức của người dân vùng cao từ chăn nuôi tự nhiên sang thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, hạn chế rủi ro bởi dịch bệnh.

Hải Đăng

 

Còn tại Bình Dương, những năm qua, ngành nông nghiệp của địa phương này có nhiều định hướng cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị và đã đạt những kết quả ấn tượng. Với diện tích ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt gần 6.300 ha, tin vui là đến nay tỉnh Bình Dương đã có bốn Khu nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn hoạt động rất hiệu quả tại huyện Bắc Tân Uyên, huyện Phú Giáo và thị xã Tân Uyên.

Lê Bình

Thưa quý vị và bà con, xây dựng nông thôn mới là một tiêu chí quan trọng gắn với hành trình cơ cấu lại nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, hòa nhập với xu thế chung của toàn cầu. Sau thời gian thực hiện những giải pháp đồng bộ quyết liệt, đến nay Hà Nội có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, nhận định rằng Chương trình xây dựng nông thôn mới có tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn và thời gian thực hiện lâu dài, có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc. Thành phố vẫn đặt mục tiêu tiếp tục phấn đấu để đến năm 2025 sẽ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, 100% huyện, xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Quỳnh Anh

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Tầm nhìn nông nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xinh kính chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Hướng đi bền vững cho ngành chăn nuôi

Trước bối cảnh dịch bệnh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát, giá thức ăn chăn nuôi vẫn cao trong khi giá các loại sản phẩm chăn nuôi chưa khởi sắc và không ổn định, lợi nhuận của người chăn nuôi giảm mạnh, lĩnh vực này cần có nhiều giải pháp thiết thực để mở ra bước phát triển mới.

Trần Trung - Lê Bình

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 2/5/2024: Bắc bộ duy trì hình thái mát mẻ, dễ chịu
Thời sự

Hôm nay, Bắc bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15 - 30mm, cần đề phòng thời tiết cực đoan do mưa dông.

Thời tiết nông vụ ngày 2/5/2024: Bắc bộ duy trì hình thái mát mẻ, dễ chịu
Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt
Thời sự

Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu, từ hôm nay (1/5), nắng nóng ở Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chấm dứt và dịu dần ở khu vực Quảng Bình - Quảng Trị.

Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt