Kênh mương hư hỏng chậm khắc phục, bà con thiếu nước sản xuất

Hệ thống thủy lợi vốn chưa hoàn thiện, nhiều kênh mương thường xuyên hư hỏng trong khi nguồn lực đầu tư còn hạn chế khiến người dân Bắc Kạn gặp nhiều khó khăn.

Ngọc Tú  | 14:44 23/07/2024

Kênh mương hư hỏng chậm khắc phục, bà con thiếu nước sản xuất

Tự động

Kênh mương hư hỏng chậm khắc phục, bà con thiếu nước sản xuất

MC 1: Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình thủy lợi và phát triển:

Thưa quý vị và bà con, Bắc Kạn là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt, hàng năm địa phương này chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai. Trong đó hệ thống thủy lợi vốn chưa hoàn thiện, nhiều công trình đã xây dựng cách đây vài chục năm thường xuyên hư hỏng. Trong khi đó, nguồn lực đầu tư cho công tác thủy lợi còn hạn chế, tỉnh Bắc Kạn đang gặp nhiều khó khăn trong việc duy tu, sửa chữa hệ thống thủy lợi. Ghi nhận của phóng viên Nông nghiệp Radio.

MC 2: (chỗ này cho ít tiếng động nền nhé)

Những ngày này, bà con thôn Nà Cà 1, xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đang tập trung gieo cấy vụ mùa. Tuy nhiên tại cánh đồng của thôn, một đoạn kênh mương bị hư hỏng nên bà con không có nước để sản xuất. Tuyến kênh mương này dài hơn 1km, được xây dựng từ năm 2000, do Trạm thủy nông huyện Chợ Mới quản lý. Tuyến kênh mương này phục vụ nước tưới cho gần 10ha ruộng lúa hai vụ của người dân. Do ảnh hưởng của mưa lũ nên tuyến kênh mương bị gãy sập một đoạn khoảng 200m. Sau khi sự cố xảy ra xã đã có văn bản để nghị trạm thủy nông huyện sửa chữa, tuy nhiên đã hai tháng trôi qua vẫn chưa được khắc phục, điều này khiến nhiều diện tích người dân không thể gieo cấy kịp khung thời vụ. Gia đình bà Lâm Thị Hương ở thôn Nà Cà 1 có hơn 3.000m2 ruộng chờ lấy nước từ tuyến kênh mương này. Hiện nay ruộng của gia đình bà mới chỉ cày, đang chờ nước để bừa, mạ gieo được hơn 10 ngày đủ tuổi cấy nhưng vẫn đang phải chờ nước để làm đất. Bà Hương cho biết:

(Dân ở trong thôn có phươn án là nếu như công ty thủy nông không làm được thì dân cũng tự làm được nhưng công ty cứ hứa hẹn nay khắc phục, mai khắc phục nhưng dân cứ đợi thôi. Mạ đến tuổi cấy rồi 11 ngày rồi đang tuổi cấy thì nó sẽ mọc rễ dài ra… 25s).

Nhất nước, nhì phân nhưng việc không kịp thời sửa chữa tuyến kênh mương hư hỏng dẫn đến không có nước sản xuất khiến người dân bức xúc. Ông Hoàng Văn Luận, Phó Chủ tịch UBND xã Cao Kỳ cho biết chính quyền địa phương đã có văn bản gưi UBND huyện và công ty thủy nông nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp khắc phục.

Trích tiếng động ông Luận: Hiện nay đang cao điểm sản xuất vụ mùa nên bà con gặp khó khăn qua nội dung này gây nhiều bức xúc của bà con nhân dân – 15s).

Tỉnh Bắc Kạn hiện có hơn  2 nghìn 100 công trình thủy lợi, trong đó có 34 hồ chứa. Hầu hết các hồ, đập, kênh, mương thủy lợi ở địa phương này có tuổi đời hơn 20 năm, có những hồ chứa xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ trước. Bắc Kạn hiện có khoảng 258 công trình, gồm: 11 hồ chứa, 247 đập dâng và kênh, mương cần sửa chữa với kinh phí hơn 200 tỷ đồng.  Ngoài ra, để đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, tỉnh Bắc Kạn cũng cần xây mới khoảng 12 hồ chứa, 211 đập dâng và 480km kênh, mương dẫn nước với tổng kinh phí hơn 1.000 tỷ đồng. Đây là khoản đầu tư rất lớn đối với một tỉnh còn khó khăn như Bắc Kạn.

Chỉ tính riêng Công ty TNHH Một thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn - Doanh nghiệp duy nhất quản lý khai thác công trình thủy lợi ở địa phương này, hiện nay cũng đang gặp nhiều khó khăn, công ty thiếu nguồn lực để sửa chữa công trình hư hỏng.

Bà Đào Thị Nguyệt, Phó Giám đốc công ty cho biết, đơn giá cung cấp dịch vụ công ích thủy lợi đã được Chính phủ quy định từ năm 2012 đến nay biến động rất lớn nhưng đến nay đơn giá vẫn chưa thay đổi nên công ty gặp nhiều khó khăn.

Băng Các công trình xuống cấp nhiều nhưng hiện nay chưa được bố trí kinh phí nhiều để kịp thời sửa chữa dẫn đến người dân kiến nghị rất nhiều qua các lần tiếp xúc cử tri – 14s).

MC 2: Để khắc phục khó khăn, Bắc Kạn tập trung huy động nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia, từ các dự án và nguồn vốn xã hội hóa khai thác, quản lý công trình thủy lợi. Tuy nhiên về lâu dài, tỉnh Bắc Kạn rất cần nguồn vốn hỗ trợ từ TW để kịp thời sửa chữa công trình thủy lợi xuống cấp và xây dựng những dự án thủy lợi mới. Nguồn vốn của Nhà nước sẽ ưu tiên cho các công trình quy mô lớn và vừa ở vùng khó khăn.

MC 1: Vâng thưa quý vị và bà con, qua phóng sự trên cho thấy, thực tế tại tỉnh Bắc Kạn nói riêng và một số tỉnh miền núi nói chung, hạ tầng hệ thống thủy lợi còn nhiều hạn chế cần nguồn lực rất lớn để đầu tư. Tuy nhiên, trong khi chờ nguồn vốn, địa phương cũng cần tập trung khắc phục những công trình hư hỏng nhỏ để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất của người dân.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực thủy lợi:

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con,

Theo Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, hiện các hệ thống thủy lợi vùng đồng bằng sông Cửu Long đã đầu tư còn chưa hoàn chỉnh, hệ thống kênh nội đồng không được nạo vét theo định kỳ, trạm bơm tưới chưa được đầu tư… nên tình trạng thiếu nước tưới trong mùa khô vẫn xảy ra. Trong khi đó, các khu vực đô thị chưa được đầu tư hệ thống chống ngập, tình trạng ngập ngày càng nặng. Vùng Tứ giác Long Xuyên tuy đã đầu tư các công trình kiểm soát lũ đầu mối, tuy nhiên vẫn chưa khép kín nên chưa hoàn toàn chủ động kiểm soát lũ vào nội đồng. Hiện khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang chuyển dịch từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Chính vì vậy, thủy lợi vừa phải bảo đảm chủ động nguồn nước phục vụ kinh tế - xã hội trong mọi tình huống bất lợi; vừa gắn với không gian sống, không gian văn hóa – du lịch…

MC 2: tin 2

Theo UBND tỉnh Bến Tre, trước tình trạng xâm nhập mặn trên các tuyến sông chính tăng cao kết hợp triều cường lấn sâu vào kênh, mương nội đồng khiến đời sống, sản xuất của người dân Bến Tre gặp nhiều khó khăn. Thách thức lớn nhất hiện nay với thủy lợi Bến Tre là tình trạng nước biển dâng, việc sử dụng nước ngọt thượng nguồn ở một vài quốc gia, xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng. Thiếu nước ngọt, việc sử dụng nước ngầm nhiều hơn dẫn đến tình trạng sụt lún, sạt lở. Vì vậy, nếu không có giải pháp căn cơ hơn thì đến năm 2050 hoặc năm 2100, Bến Tre nói riêng và các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ sẽ gặp tác động nhiều hơn nữa.

MC 1: tin 3

Dự án hồ chứa nước Ta Hoét, huyện Đức Trọng là công trình trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra. Dự án này đã được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư từ năm 2012 và được Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương từ năm 2020. Từ đó đến nay, dự án đã được triển khai thực hiện đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật. Dự án hồ chứa nước Ta Hoét gồm 3 công trình với tổng mức đầu tư hơn 980 tỷ đồng. Dự án được đầu tư với mục tiêu chủ động cấp nước tưới cho khoảng 2.080 ha lúa, rau màu, cây công nghiệp; cấp bổ sung cho 500 ha thuộc khu tưới hiện nay của hồ Tuyền Lâm; tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho khoảng 65.000 dân thuộc huyện Đức Trọng, góp phần cải thiện tiểu khí hậu của vùng dự án, tích nước và điều tiết lũ cho vùng hạ du.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Kênh mương hư hỏng chậm khắc phục, bà con thiếu nước sản xuất

Hệ thống thủy lợi vốn chưa hoàn thiện, nhiều kênh mương thường xuyên hư hỏng trong khi nguồn lực đầu tư còn hạn chế khiến người dân Bắc Kạn gặp nhiều khó khăn.

Ngọc Tú

Tin liên quan

Các chương trình

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Phóng sự

Trước diễn biến xâm thực và xói lở, Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ tuyến bờ biển mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông
Phóng sự

Những mảnh đất từng bỏ hoang vào mùa đông giờ đây sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, giúp bà con có thêm hy vọng về một cuộc sống bền vững hơn.

Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông