Khó khăn lớn của hệ thống thủy lợi nhỏ

Hiện nay, toàn tỉnh Hà Giang có trên 4.000 công trình thủy lợi nhỏ, đập dâng. Nhìn chung, các công trình được xây dựng từ lâu, qua nhiều năm khai thác, sử dụng đã hư hỏng, xuống cấp, hệ thống kênh mương nội đồng bị sụt sạt, bồi lắng, cần được nâng cấp sửa chữa.

Đào Thanh  | 14:03 25/11/2023

Khó khăn lớn của hệ thống thủy lợi nhỏ

Tự động

 

Khó khăn lớn của hệ thống thủy lợi nhỏ ở Hà Giang

MC1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình thủy lợi và phát triển.

Thưa quý vị và bà con! Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống, điều đó cho thấy vai trò quan trọng của thủy lợi trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Hà Giang việc nhiều công trình thủy lợi do được đầu tư lâu năm nay đã bị xuống cấp gây khó khăn không nhỏ trong hoạt động canh tác sản xuất của người dân nơi đây. Vậy tỉnh Hà Giang sẽ làm gì để khắc phục tình trạng này, mời quý vị và bà con cùng lắng nghe phóng sự sau đây của nongnghiep radio.

MC2: Thưa quý vị và bà con! Hiện nay toàn tỉnh Hà Giang có 4.360 công trình thủy lợi, trong đó có 59 hồ chứa, còn lại là các đập dâng vừa và nhỏ chuyển tiếp nước vào các kênh dẫn và một số kênh dẫn lấy nước trực tiếp từ các khe, mó nước dẫn thẳng nước vào khu tưới. Nhìn chung, hệ thống thủy lợi  xây dựng qua nhiều năm khai thác sử dụng đến nay đã hư hỏng, xuống cấp, hệ thống kênh mương nội đồng bị sụt sạt, bồi lắng. Trong đó có 312 công trình hư hỏng cần được nâng cấp sửa chữa, nhu cầu kinh phí thực hiện cải tạo, nâng cấp sửa chữa khoảng 418 tỷ đồng.

Ông Lê Anh Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Hà Giang cho biết, từ năm 2017 đến nay tỉnh đã nâng cấp, sửa chữa được 32 hồ, các hồ còn lại đều được xây dựng từ lâu, cơ bản đã bị hư hỏng, xuống cấp như: Hư hỏng mái thượng, rò rỉ, thấm qua thân đập, không có lăng trụ thoát nước hạ lưu, cống lấy nước xuống cấp, tràn xả lũ là tràn đất… nhưng nguồn ngân sách hàng năm không đáp ứng được cho duy tu, sửa chữa.

Trích băng ông Lê Anh Dũng 1

Với đặc điểm địa hình đồi núi dốc, các công trình thủy lợi nhỏ lẻ gây khó khăn cho việc khai thác, quản lý. Hiện nay, với những cơ sở quản lý các công trình nhỏ vẫn đảm bảo theo quy định. Tuy nhiên với những công trình hồ chứa có dung tích trữ từ 50.000 m3 đến dưới 200.000 m3, quy định phải có 1 cán bộ có trình độ từ trung học phổ thông hoặc công nhân bậc 2 trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập. Điều này thực sự là thách thức tại nhiều địa phương của tỉnh.

 Ông Lê Anh Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Giang cho biết, thời gian tới, phục vụ tốt việc khai thác quản lý công tác thủy lợi tỉnh Hà Giang mong muốn Bộ NN-PTNT và các bộ ngành liên quan cần có chủ trương xây dựng đề án quản lý khai thác đảm bảo theo đúng quy định hiện hành, nhưng phải phù hợp với đặc thù của địa phương miền núi như Hà Giang.

Trích băng ông Lê Anh Dũng 2

Trong chương trình làm việc với Bộ NN-PTNT giữa tháng 11 vừa qua, Quyền Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Nguyễn Mạnh Dũng cho biết, tỉnh Hà Giang tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hệ thống thủy lợi được Bộ NN-PTNT đã, đang đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tỉnh sẽ nghiên cứu đưa ra một mô hình tổ chức quản lý hồ thủy lợi thống nhất phù hợp trên địa bàn tỉnh. Ông Dũng cũng mong muốn, Bộ NN-PTNT giao cho Cục Thủy lợi và các đơn vị của Bộ, cùng tỉnh nghiên cứu xây dựng Đề án giải quyết nước sinh hoạt cho 4 huyện vùng cao của Hà Giang và sớm xây dựng Đề án đầu tư hạ tầng nông nghiệp cho 3 huyện vùng thấp gồm Vị Xuyên, Bắc Quang và Quang Bình.

Trích băng ông Nguyễn Mạnh Dũng

MC1: Thưa quý vị và bà con! Từ thực trạng các công trình thủy lợi ở Hà Giang có thể thấy, công tác quản lý vận hành công trình thủy lợi ở địa phương này còn nhiều khó khăn so với các quy định của Nhà nước. Hi vọng với những điều chỉnh phù hợp của các cơ quan chức năng cấp Trung ương và sự linh hoạt thích ứng của cấp chính quyền địa phương ở Hà Giang, bức tranh thủy lợi nơi đây sẽ ngày càng khởi sắc. Để ngành thủy lợi tiếp tục đồng hành cùng người nông dân tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống, góp phần tạo nên những cánh đồng trù phú tốt tươi.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực thủy lợi.

MC 1; tin 1

Thưa quý vị và bà con,

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, từ tháng 12 năm nay đến tháng 2 năm sau - thời kỳ lấy nước đổ ải, gieo cấy lúa vụ xuân, lượng mưa tại các tỉnh, thành phố miền Bắc có xu hướng giảm, mực nước trên các sông, suối xuống dần. Tổng lượng dòng chảy đến các hồ chứa lớn trên sông Đà thiếu hụt 10-30%. Từ tháng 3 đến tháng 5 năm sau, thời kỳ tưới dưỡng lúa xuân, lượng dòng chảy đến các hồ chứa lớn trên lưu vực sông Đà thiếu hụt 5-20%, sông Gâm và sông Chảy thiếu hụt 10-20%, sông Lô vàsông Hồngthiếu hụt 20-30%...

MC 2: tin 2

Để đảm bảo chủ động trong việc tưới tiêu sản xuất vụ xuân năm 2024, Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Bắc Hà Tĩnh phối hợp với các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh vừa ra quân làm thủy lợi trên các tuyến kênh chính do đơn vị quản lý. Đợt ra quân lần này, Công ty thủy lợi Bắc Hà Tĩnh huy động hơn 350 cán bộ, người lao động thực hiện nạo vét cỏ và khơi thông dòng chảy gần 10 km kênh mương, với khối lượng hơn 350m3 đất bồi lắng và sạt lở, dọn cỏ bờ và mái kênh tại một số tuyến kênh. Dự kiến, từ nay đến cuối năm, công ty tiếp tục nạo vét toàn bộ tuyến kênh do đơn vị quản lý với chiều dài gần 40 km, khối lượng dự kiến 3.000 m3 đất đào đắp và 9.000 m2 bờ kênh được cắt cỏ.

MC 1: tin 3

UBND tỉnh Hải Dương vừa giao kế hoạch làm thủy lợi vụ đông xuân 2023-2024 cho các địa phương, đơn vị với tổng khối lượng đào đắp gần 772.000 m3. Ngân sách tỉnh hỗ trợ 35.000 đồng/m³ với tổng kinh phí hơn 25 tỷ đồng, tổng khối lượng đào đắp gần 715.000 m3. Huyện Tứ Kỳ thực hiện khối lượng đào đắp lớn nhất trong các địa phương của tỉnh, với trên 82.000 m3. UBND tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện để bảo đảm phục vụ sản xuất vụ đông xuân 2023-2024. Thời gian thực hiện từ tháng 11/2023.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi cuar quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

 

Tự động

Khó khăn lớn của hệ thống thủy lợi nhỏ

Hiện nay, toàn tỉnh Hà Giang có trên 4.000 công trình thủy lợi nhỏ, đập dâng. Nhìn chung, các công trình được xây dựng từ lâu, qua nhiều năm khai thác, sử dụng đã hư hỏng, xuống cấp, hệ thống kênh mương nội đồng bị sụt sạt, bồi lắng, cần được nâng cấp sửa chữa.

Đào Thanh

Tin liên quan

Các chương trình

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Phóng sự

Trước diễn biến xâm thực và xói lở, Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ tuyến bờ biển mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông
Phóng sự

Những mảnh đất từng bỏ hoang vào mùa đông giờ đây sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, giúp bà con có thêm hy vọng về một cuộc sống bền vững hơn.

Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông