Làm chứng nhận giúp tôm Việt Nam đi vào hệ thống phân phối cao cấp

Là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất ngành thủy sản nước nhà nhưng tôm Việt Nam luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ tôm giá rẻ của Ấn Độ, Ecuador. Chính vì vậy, sản xuất tôm có chứng nhận bền vững đang ngày càng được quan tâm ở nhiều địa phương, nhất là tại vùng ĐBSCL.

Thanh Sơn  | 

Làm chứng nhận giúp tôm Việt Nam đi vào hệ thống phân phối cao cấp

Tự động

Vé vàng’ cho tôm Việt Nam đi vào hệ thống phân phối cao cấp

Thưa quý vị và bà con! Tôm luôn là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất của ngành thủy sản Việt Nam. Năm 2022, xuất khẩu tôm đã đạt kỷ lục 4,3 tỷ đô la Mỹ.

Tuy nhiên, trên thị trường thế giới, tôm Việt Nam luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ tôm giá rẻ của Ấn Độ, Ecuador. Bên cạnh đó, các thị trường nhập khẩu lớn càng ngày càng đòi hỏi nhiều hơn về các sản phẩm tôm có chứng nhận, nhất là chứng nhận bền vững, chứng nhận hữu cơ. Chính vì vậy, sản xuất tôm có chứng nhận bền vững đang ngày càng được quan tâm ở nhiều địa phương, nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Cuối năm 2022, gần 600 hecta tôm – lúa của 252 hộ nông dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đã được cấp chứng nhận ASC Group. Kết quả này đã mang lại niềm vui lớn cho nông dân và ngành nông nghiệp địa phương. Bởi lấy được chứng nhận ASC là không hề dễ dàng, và với chứng nhận này, con tôm thu hoạch từ mô hình tôm – lúa của tỉnh Cà Mau sẽ có cơ hội lớn đi ra thị trường thế giới, như lời của ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cà Mau.

[Băng 1 - ông Châu Công Bằng]

Đây là một kết quả rất là phấn khởi, khi tôm lúa đạt được chứng nhận ASC, đây là chứng nhận rất khó để thực hiện các điều kiện, tuân thủ rất là khắt khe. Khi đã đạt được chứng nhận này, thì sản cái sản phẩm tôm sú đi ra được rất nhiều thị trường, giá trị nâng cao. Cà Mau có hơn bốn chục ngàn hecta, chúng tôi sẽ nỗ lực để làm sao tất cả các diện tích này trong giai đoạn tới phải đạt được chứng nhận để nâng cao giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tập đoàn Minh Phú là doanh nghiệp đã gắn bó, đồng hành cùng nông dân xã Trí Lực trong việc lấy chứng nhận ASC cho tôm lúa. Nhận thấy tôm có chứng nhận là chìa khóa mở cách ra cánh cửa đi vào các hệ thống phân phối cao cấp tại các thị trường khó tính, từ nhiều qua năm qua, Minh Phú đã bắt tay vào đầu tư, phát triển nguồn tôm nguyên liệu có các chứng nhận bền vững như BAP, ASC …, và đã thu được những thành quả như gần 600 hecta tôm lúa có chứng nhận ASC ở Trí Lực.

Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Minh Phú, sản lượng tôm có chứng nhận ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa thấm vào đâu so với nhu cầu của khác hàng.

[Băng 2 – ông Lê Văn Quang]

Khách hàng của Minh Phú yêu cầu chứng nhận rất nhiều. Đối với thị trường Mỹ, Canada yêu cầu chứng nhận BAP 2sao, 3 sao, 4 sao. Và hiện tại chứngg nhận tôm sú chúng tôi nỗ lực rất nhiều năm nay nhưng vẫn thiếu sản lượng. Làm chứng nhận cực kỳ khó nhưng khó là ở người dân chứ không phải khó ở doanh nghiệp hay ở tổ chức chứng nhận, người dân không chịu làm chứng nhận, cho nên hiện tại bây giờ mỗi năm Minh Phú mua khoảng 22.000-25.000 tấn tôm hữu cơ, sinh thái, tôm rừng nhưng chỉ vài trăm tấn trong đó có chứng nhận, mà khách hàng yêu cầu rất nhiều, cứ hỏi tại sao Minh Phú không có chứng nhận.

 Để tăng cường sản phẩm tôm có chứng nhận, một số doanh nghiệp đang đẩy mạnh phối hợp với các địa phương, liên kết với nông dân để làm chứng nhận.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng mua tôm có chứng nhận với giá cao hơn khá nhiều so với tôm thông thường, như Minh Phú đang mua tôm thẻ có chứng nhận cao hơn tôm thường 9.000 đồng một kg, tôm sú có chứng nhận cao hơn tôm sú thường từ 20 đến 35 nghìn đồng một kg.

Nhờ vậy, dù làm tôm có chứng nhận vẫn đang chậm, sản lượng tôm có chứng nhận ở Việt Nam tuy vẫn còn quá ít so với nhu cầu, nhưng cũng đang có xu hướng tăng lên.

Ông Lê Văn Quang cho biết, với những nỗ lực

[Băng 3 - ông Lê Văn Quang]

Suốt từ năm ngoái đến nay, Minh Phú thành lập rất nhiều đội để đi làm chứng nhận nhưng cũng … Đi làm việc từ tỉnh, huyện, xã tới người dân để vận động, nhưng tốc độ rất chậm. Đấy là vấn đề Minh Phú mong được hiểu và cùng nhau làm để có chứng nhận. Không có chứng nhận rất khó bán hàng.

Với tôm thẻ chân trắng, chúng tôi đi vận động tỉnh Trà Vinh làm được 7 vùng chứng nhận tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh. Hiện tại chúng tôi có được 10.000 tấn tôm chân trắng có chứng nhận BAP. Như vậy, 10 ngàn tấn này chúng tôi yên tâm rồi.

Những nỗ lực của Minh Phú và một số doanh nghiệp khác trong việc làm tôm có chứng nhận, đã góp phần quan trọng giúp tôm Việt Nam thâm nhập được vào các hệ thống phân phối cao cấp. Như tại thị trường EU, có 2 nước cung cấp tôm sú là Việt Nam và Bangladesh, thì tôm sú của Bangladesh do không có chứng nhận nên chỉ đi vào các hệ thống phân phối cấp thấp, còn tôm sú Việt Nam được bán trong các hệ thống phân phối cao cấp nhờ có chứng nhận ASC.

Tuy nhiên, để ngành tôm đẩy mạnh sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế, thì nỗ lực của các doanh nghiệp và địa phương là không đủ mà cần có những chính sách phù hợp, nhất là chính sách về đất đai để thúc đẩy hình thành các trang trại quy mô lớn, giúp nông dân dễ dàng hơn trong việc sản xuất tôm có chứng nhận, như ý kiến của tiến sĩ Hồ Quốc Lực, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

[Băng 4 – Tiến sĩ Hồ Quốc Lực]

Chúng ta biết ASC là hệ thống tổ chức sản xuất và quản trị chất lượng, xuất phát từ EU. Hàng muốn vào EU, chúng ta có FTA chưa đủ đâu, cần chứ chưa đủ, cần là cần ASC. Có ASC chúng ta mới thâm nhập được vào những hệ thống cao cấp, bán giá tốt. Nhưng mà muốn có ASC thì cái vùng nuôi phải lớn mới có thể tổ chức bài bản, mới có thể đạt được chứng nhận. Mà chúng ta nuôi tôm nhỏ lẻ thì rất là khó làm. Một người có năm, ba hecta, nửa hecta thì khó làm. Mà phải có những cái trang trại nuôi từ mười, một trăm hecta hoặc lớn hơn mới dễ làm. Như vậy là Việt Nam mình muốn phát triển bền vững thì phải có một chính sách về đất đai phù hợp với hoàn cảnh thực tế, làm như thế nào đó khuyến khích người ta tích tụ, tập trung đất đai để có, hình thành những trang trại nuôi tôm quy mô lớn đạt chứng chỉ ASC để có thể thâm nhập được vào hệ thống tiêu thụ cao cấp.

Thưa quý vị và bà con, sản xuất tôm có chứng nhận là con đường tất yếu để nâng cao giá trị, gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới cho con tôm Việt Nam.

Hi vọng rằng với nỗ lực của các doanh nghiệp hàng đầu, sự vào cuộc của các địa phương và nông dân, sản lượng tôm Việt Nam có các chứng nhận bền vững sẽ ngày càng tăng, qua đó, góp phần quan trọng giúp cho ngành tôm Việt Nam đi vào phát triển bền vững. mang lại lợi ích lâu dài cho cả doanh nghiệp và người nuôi tôm, nâng cao hình ảnh, vị thế của tôm Việt Nam trên thị trường thế giới.

TIN

Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với tin tức về một số cách làm mới trong sản xuất nông nghiệp.

Tin 1 (Bảo Thắng)

Thưa quý vị và bà con, theo dố liệu mới đây của Bộ NN-PTNT, 8 tháng năm 2023, cả nước thu gần 2.000 tỉ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, đạt gần 60% kế hoạch năm và giảm 18% so với cùng kỳ. Nhiều nguyên nhân dẫn đến số tiền thu dịch vụ môi trường rừng giảm, như trong hai quí đầu năm, nhiều hồ thủy điện ở miền Bắc xảy ra tình trạng hạn hán dẫn đến thiếu nước cho phát điện, sản lượng điện tiêu thụ tại các địa phương cũng giảm nên tác động đến nguồn thu tiền dịch vụ môi trường rừng. Ngoài ra, quí 3 mới là thời gian cao điểm thu tiền dịch vụ này. Bộ NN-PTNT cũng cho rằng, kế hoạch thu 3.200 tỉ đồng trong năm 2023 cơ bản sẽ thực hiện được vì Việt Nam đang có thêm nguồn thu dịch vụ môi trường rừng đến từ thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ

Tin 2 (Lê Bình)

Trong mùa hè vừa qua, với sự hỗ trợ của gần 20 doanh nghiệp đồng hành, Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Gaia đã trồng xong 7.650 cây xanh, phủ xanh 19,5ha rừng nghèo kiệt tại Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai. Các loại cây được lựa chọn trồng là các loài cây bản địa, trong đó có nhiều loài quý hiếm, với chủng loại đa dạng như gõ mật, trắc đen, cẩm lai, lim xẹt, huỷnh, trường, dâu da... Chương trình trồng rừng Đồng Nai có ý nghĩa quan trọng trong giảm nhẹ thiệt hại thiên tai và tạo nên các bể chứa carbon tự nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, hoạt động trồng rừng Đồng Nai còn góp phần bảo vệ một trong những quần thể voi hoang dã cuối cùng đang sinh sống tại đây và bảo vệ an ninh nguồn nước cho TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Tin 3 (Hoàng Anh)

Tận dụng lợi thế đất đai, khí hậu, nguồn nước và thị trường tiêu thụ, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã vận động nhân dân mở rộng diện tích trồng rau màu theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước xây dựng vùng chuyên canh rau an toàn. Đến nay, tổng diện tích sản xuất rau an toàn của huyện Yên Châu khoảng 150ha, sản lượng 4.000 tấn/năm. Ông Lại Hữu Hưng, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, cho biết: Yên Châu đã đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho nông dân phát triển vùng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng, chăm sóc, lựa chọn loại cây trồng phù hợp thời vụ, thổ nhưỡng, mang lại giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, huyện cũng có nhiều chính sách hỗ trợ các vùng rau chuyên canh.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Tầm nhìn nông nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Làm chứng nhận giúp tôm Việt Nam đi vào hệ thống phân phối cao cấp

Là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất ngành thủy sản nước nhà nhưng tôm Việt Nam luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ tôm giá rẻ của Ấn Độ, Ecuador. Chính vì vậy, sản xuất tôm có chứng nhận bền vững đang ngày càng được quan tâm ở nhiều địa phương, nhất là tại vùng ĐBSCL.

Thanh Sơn

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt
Thời sự

Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu, từ hôm nay (1/5), nắng nóng ở Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chấm dứt và dịu dần ở khu vực Quảng Bình - Quảng Trị.

Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt
Thời tiết nông vụ ngày 30/4/2024: Nhiều nơi nắng nóng 42 độ, miền Bắc đêm mưa
Thời sự

Hôm nay, các vùng trên cả nước bước vào ngày nắng nóng thứ 4 liên tiếp với mức nhiệt nhiều nơi vượt 41 - 42 độ. Riêng miền Bắc từ đêm có mưa.

Thời tiết nông vụ ngày 30/4/2024: Nhiều nơi nắng nóng 42 độ, miền Bắc đêm mưa