Lâm Đồng - ngọn cờ đầu của nông nghiệp công nghệ cao vùng Tây Nguyên

'Nông nghiệp 24h' trên Nông nghiệp Radio hôm nay 23/5 sẽ có những nội dung chính sau: Gia Lai chưa phát triển đúng với tiềm năng; Sẽ nâng mức hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Khi người nuôi heo đã có đồng lãi; VnSAT tỉnh An Giang đã giải ngân cả trăm tỷ đồng.

Nông nghiệp Radio  | 09:05 23/05/2022

Lâm Đồng - ngọn cờ đầu của nông nghiệp công nghệ cao vùng Tây Nguyên

Tự động

Tin tức nông nghiệp hôm nay 23/5 trên Nông Nghiệp Radio

Tin tức nông nghiệp hôm nay 23/5 trên Nông Nghiệp Radio

Tin tức trên Nông Nghiệp Radio hôm nay 23/5/2022

Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với Chương trình phát thanh Nông nghiệp 24h hôm nay 23/5/2022 trên Kênh Nông nghiệp Radio.

Tin tức nông nghiệp hay: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng

Thưa quý vị và bà con, Lâm Đồng là địa phương có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp. Thực tế cho thấy, nhiều năm qua, sản phẩm nông sản từ Lâm Đồng với chất lượng cao đã xuất hiện trên các kệ hàng không những ở trong nước mà còn ở nhiều nơi trên thế giới.

Tuy vậy, trước những yêu cầu khắt khe hơn từ thị trường, ngành nông nghiệp Lâm Đồng cần tạo ra những sản phẩm chất lượng cao hơn nữa. Vậy ngành nông nghiệp Lâm Đồng đã có những bước đi như thế nào để tiếp tục phát huy được những lợi thế sẵn có của mình? Nông nghiệp radio đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Sơn, giám đốc sở Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng về nội dung này.

Tin tức điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp 24h qua

Trước tiên sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.

Tình hình nông nghiệp 24h qua tại Gia Lai

Thưa quý vị và bà con, sáng 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ có buổi làm việc với chính quyền tỉnh Gia Lai. Tại cuộc làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Hồ Văn Niên đã báo báo đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai cũng kiến nghị, đề xuất một số vấn đề với Trung ương. Trước những đề nghị của tỉnh Gia Lai, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, liên quan đến công trình thủy lợi Ia Mơr và chuyển đổi rừng cao su thì Bộ NN-PTNT đã cùng với Gia Lai khảo sát dự án liên quan tới rừng. Bộ NN-PTNT sẽ tiếp tục hội ý và làm việc với các Bộ, ngành liên quan để tìm cách giải quyết.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính rất ấn tượng với tiềm năng của tỉnh Gia Lai khi hội tụ 3 yếu tố con người, đất đai, truyền thống lịch sử văn hóa. Với các yếu tố này thì có thể quyết định đến vấn đề phát triển kinh tế của địa phương.

Tuy nhiên, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng trăn trở khi Gia Lai chưa phát triển đúng với tiềm năng bởi cơ chế chính sách còn hạn hẹp. Ngoài ra, hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng giao thông đang còn bất cập. Gia Lai có Quốc lộ 19 nối với các tỉnh miền Trung nhưng đường quá nhỏ hẹp chưa đáp ứng nhu cầu.

Bộ NN-PTNT đang dự thảo về cơ chế, chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp do thiên tai, dịch bệnh

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02 ngày 9/1/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Theo Bộ NN-PTNT, mức hỗ trợ quy định từ năm 2017, trong khi giá thị trường hiện nay đã biến đổi rất nhiều, do vậy mức hỗ trợ trong nghị định là thấp và không phù hợp với thời điểm hiện tại. Nhiều loại cây trồng, vật nuôi, hình thức nuôi chưa được quy định trong Nghị định dẫn đến khó khăn trong công tác hỗ trợ khôi phục sản xuất.

Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất nâng mức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh cho phù hợp với kinh phí để khôi phục sản xuất hiện nay (1,25 - 2 lần hiện tại); phân theo giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để có mức hỗ trợ phù hợp.

Tin tức chăn nuôi heo lại Bình Định

Qua bao biến cố bất lợi của dịch bệnh và thị trường, đàn heo ở Bình Định vẫn tăng trưởng ổn định, đến nay người chăn nuôi đã chạm được vào đồng tiền lãi.

Theo ông Huỳnh Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, từ đầu năm đến nay, ngành chăn nuôi ở Bình Định tăng trưởng ổn định. Trong 6 tháng đầu năm 2022, giá trị chăn nuôi ở Bình Định ước tính tăng trưởng được 5% so với cùng kỳ năm  trước. Tổng đàn heo nếu tính luôn heo con theo mẹ ở Bình Định hiện có gần 1 triệu con, trong đó có hơn 700.000 con heo thịt và heo nái.

Còn ông Võ Duy Tín, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Hoài Ân cho biết, dù trong thời gian qua giá thức ăn chăn nuôi không ngừng tăng cao, nhưng nhờ giá heo cũng ổn định ở mức cao nên người chăn nuôi không bỏ chuồng. Heo nuôi bằng giống địa phương hiện bán được 53.000đ/kg hơi, còn heo nuôi giống siêu thịt có giá từ 56.000đ-59.000đ/kg tùy tốt xấu, nên sau khi trừ tất tần tật mọi chi phí, mỗi con heo người nuôi còn lãi bình quân trên 500.000đ/con, nếu ai nuôi tốt thì còn lãi hơn nữa.

Tin nông nghiệp nổi bật: Lào Cai phấn đấu đến năm 2025 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 12 nghìn tỷ đồng

Với khẩu hiệu “đi sau, về trước” trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh Lào Cai phấn đấu đến năm 2025 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 12 nghìn tỷ đồng, tạo thêm việc làm cho 16 nghìn lao động và khai thác tiềm năng, lợi thế, tri thức bản địa để phát triển sản phẩm đặc hữu. Đó là nội dung Nghị quyết chuyên đề về nông nghiệp của tỉnh Lào Cai, trong đó xác định rõ, đẩy mạnh mô hình tăng trưởng và chuyển tư duy từ phát triển nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

Hiện tại thì sản xuất nông nghiệp Lào Cai luôn giữ mức tăng trưởng cao và ổn định, bình quân đạt trên 6%/năm. Giá trị sản phẩm đạt 85 triệu đồng/ha đất canh tác. Lào Cai đang chủ động hình thành hệ sinh thái kinh tế nông thôn, làm nền tảng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp để tạo ra những vùng sản xuất lớn.

VnSAT tỉnh An Giang đã giải ngân cả trăm tỷ đồng

Dự án VnSAT tỉnh An Giang được thực hiện tại 5 huyện bao gồm: Châu Phú, Thoại Sơn, Tịnh Biên, An Phú và Tri Tôn. Tỉnh An Giang được phân bổ vốn thực hiện dự án với nguồn ODA 9,6 triệu USD và vốn đối ứng ngân sách nhà nước tỉnh 50,8 tỷ đồng. VnSAT An Giang tổ chức đấu thầu chọn Công ty tư vấn đảm nhận làm báo cáo kinh tế kỹ thuật cho mỗi đợt tất cả các tiểu dự án.

Cách làm này có thuận tiện là các tiểu dự án cơ sở hạ tầng kênh mương, đường nội đồng, trạm bơm trên địa bàn tỉnh về đích sớm. Các công trình đều hoàn thành đúng theo tiến độ mang lại lợi ích thiết thực, giúp sản xuất lúa trên địa bàn thuận lợi và giảm chi phí. Kết quả, VnSAT An Giang đã thực hiện được 12 tiểu dự án cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho 12 Hợp tác xã tổng giá trị đầu tư gần 100 tỷ đồng.

Tin tức chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp hôm nay 23/5/2022

Bây giờ sẽ là những tin tức về hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay 23/5/2022.

* Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Lâm Đồng - ngọn cờ đầu của nông nghiệp công nghệ cao vùng Tây Nguyên

'Nông nghiệp 24h' trên Nông nghiệp Radio hôm nay 23/5 sẽ có những nội dung chính sau: Gia Lai chưa phát triển đúng với tiềm năng; Sẽ nâng mức hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Khi người nuôi heo đã có đồng lãi; VnSAT tỉnh An Giang đã giải ngân cả trăm tỷ đồng.

Nông nghiệp Radio

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 20/12/2024: Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống miền Bắc
Thời sự

Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống các tỉnh Bắc bộ, Trung bộ và khuếch tán yếu xuống Nam bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 20/12/2024: Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống miền Bắc
Kết nối doanh nghiệp với nông dân trên hành trình phát triển bền vững
Thời sự

Kết nối doanh nghiệp với nông dân để phát triển bền vững; Thiên tai năm 2024 khiến hơn 500 người chết, mất tích; Bắc Kạn hỗ trợ xóa hơn 3.000 nhà tạm, nhà dột nát.

Kết nối doanh nghiệp với nông dân trên hành trình phát triển bền vững