Liên kết xây dựng mã số vùng trồng để xuất khẩu chính ngạch
Với lợi thế là tỉnh có diện tích cây ăn quả thuộc top đầu cả nước, đến nay tỉnh Đồng Nai đã có 140 vùng trồng được cấp mã số xuất khẩu đi các thị trường lớn. Không những vậy, vùng trồng cây ăn trái trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ngày càng đa dạng về chủng loại trái cây xuất khẩu cũng như tăng nhanh về diện tích.
Minh Sáng | 15:34 17/11/2023
Liên kết xây dựng mã số vùng trồng để xuất khẩu chính ngạch
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio.
Thưa quý vị và bà con, hiện nay, nhiều mặt hàng trái cây của nước ta như thanh long, chuối, sầu riêng… đã được xuất khẩu vào một số thị trường khó tính, đặc biệt là Trung Quốc. Việc được xuất khẩu các loại trái cây tươi chính ngạch đã mở ra nhiều cơ hội cho ngành hàng này của Việt Nam, mang về những con số tăng trưởng kỉ lục và đóng góp to lớn vào sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung. Tuy nhiên, cơ hội luôn đi kèm với thách thức, để tham gia vào những thị trường lớn như Trung Quốc, trái cây nói riêng và nông sản nói chung của Việt Nam phải đáp ứng nhiều quy định khắt khe về các vấn đề kiểm dịch thực vật, tính an toàn thực phẩm. Trong đó, mã số vùng trồng để có thể truy xuất nguồn gốc nông sản là điều kiện bắt buộc.
MC 2:
Thưa quý vị và bà con, trong những địa phương đã có sản phẩm trái cây xuất khẩu chính ngạch, Đồng Nai với lợi thế là tỉnh có diện tích cây ăn quả thuộc tốp đầu cả nước, đến nay đã có 140 vùng trồng đã được cấp mã số xuất khẩu đi các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu, Australia, New Zealand. Riêng thị trường Trung Quốc có 103 vùng trồng với tổng diện tích hơn 25.000 ha các loại cây ăn trái như xoài, sầu riêng, chuối, chôm chôm, thanh long, mít…
Không những vậy, vùng trồng cây ăn trái trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ngày càng đa dạng về chủng loại trái cây xuất khẩu cũng như tăng nhanh về diện tích. Đặc biệt, Đồng Nai đang đứng đầu về diện tích cũng như chất lượng với 2 loại trái cây có tiềm năng xuất khẩu lớn là sầu riêng và chuối. Tuy tăng nhanh về diện tích vùng trồng nhưng Đồng Nai không chạy theo phong trào mà chú trọng cả về chất lượng. Để tiếp tục nâng tầm thương hiệu nông sản Đồng Nai, ngành Nông nghiệp tỉnh này vẫn đang tiếp tục phối hợp với các địa phương trong tỉnh tập trung hỗ trợ nông dân, HTX, doanh nghiệp liên kết xây dựng mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói xuất khẩu cho các loại trái cây tươi, những cây ăn trái chủ lực trên địa bàn tỉnh.
Ông Trần Lâm Sinh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai cho biết:
Băng ông Trần Lâm Sinh
MC 2:
Cùng với sự nỗ lực của bà con nông dân và chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn cũng có đóng góp không nhỏ để đáp ứng các yêu cầu của thị trường, là cầu nối đưa nông sản, trái cây Việt Nam nói chung và của tỉnh Đồng Nai nói riêng đến với nhiều thị trường hơn. Bà Hoàng Minh Trang, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thực phẩm Tùng Lâm cho biết để xuất khẩu trái cây tươi bền vững, yếu tố quyết định vẫn là chất lượng. Việc này đòi hỏi trách nhiệm của nhiều phía bao gồm cả doanh nghiệp, nông dân và sự quản lý của cơ quan nhà nước.
(Voice) Bà Hoàng Minh Trang, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thực phẩm Tùng Lâm
MC 2:
Là đầu mối thực hiện các nghĩa vụ minh bạch hoá theo yêu cầu của Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật - Hiệp định SPS của Tổ chức Thương mại thế giới và thực hiện chức năng là kênh thông tin chính thức giữa Việt Nam và các thành viên WTO về các vấn đề SPS, có nhiệm vụ Thông báo và hỏi đáp các nội dung, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, Văn phòng SPS Việt Nam cho rằng để xuất khẩu được nông sản vào thị trường tỉ dân, nông dân Đồng Nai nói riêng và người sản xuất trên cả nước nói chung phải thay đổi nhận thức về kỹ thuật canh tác, đảm bảo an toàn đến khâu thu hoạch, chỉ bán cho thương lái khi trái cây đủ độ già, đảm bảo sự đồng đều về mẫu mã và chất lượng. Tiến sĩ Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam nhấn mạnh
(Voice) Tiến sĩ Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam:………………………………………
MC 1:
Thưa quý vị và bà con, trong năm nay, nông dân trồng chuối, sầu riêng tại Đồng Nai thu lợi nhuận cao nhờ xuất khẩu tốt. Tư duy, nhận thức, hành động của bà con cũng được nâng lên, hình thành chuỗi liên kết chặt chẽ hơn với doanh nghiệp đóng gói, chế biến, xuất khẩu. Trong giai đoạn tiếp theo, mục tiêu của tỉnh Đồng Nai không chỉ dừng lại ở việc duy trì và nhân rộng mã số vùng trồng cho các loại cây ăn trái chủ lực xuất khẩu với một quy trình chặt chẽ từ trồng, chăm sóc, kiểm dịch thực vật…, mà ý nghĩa lớn hơn là tỉnh Đồng Nai sẽ xây dựng được hình ảnh minh bạch, trách nhiệm về nông sản của địa phương.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Liên kết xây dựng mã số vùng trồng để xuất khẩu chính ngạch
Với lợi thế là tỉnh có diện tích cây ăn quả thuộc top đầu cả nước, đến nay tỉnh Đồng Nai đã có 140 vùng trồng được cấp mã số xuất khẩu đi các thị trường lớn. Không những vậy, vùng trồng cây ăn trái trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ngày càng đa dạng về chủng loại trái cây xuất khẩu cũng như tăng nhanh về diện tích.
Minh Sáng
Tin liên quan
Các chương trình
Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.
Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.