Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở

Trước diễn biến xâm thực và xói lở, Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ tuyến bờ biển mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.

Lê Bình  | 09:01 21/11/2024

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở

Tự động

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở

Trước diễn biến xâm thực và xói lở, Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ tuyến bờ biển mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.

MC1:

Thưa quý vị và bà con, trong thời gian gần đây, nhiều khu vực bờ biển TP Vũng Tàu, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bị sạt lở nghiêm trọng bởi sự xâm thực và biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân cũng như việc phát triển kinh tế của địa phương.

Để chống lại sự xâm thực này, một số công trình kè chắn sóng đã được đầu tư, tuy nhiên, ngăn được chỗ này lại gây xói lở nơi khác. Một giải pháp đồng bộ, phát huy hiệu quả bảo vệ bền vững tuyến bờ biển và phù hợp với tính chất phát triển du lịch là điều cấp thiết hiện nay.

Mời quý vị và bà con cùng theo chân phóng viên Lê Bình cùng đến với những bờ biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để hiểu rõ hơn về thực trạng của tình trạng xâm thực, xói lở và biện pháp khắc phục.

MC 2:

Khu vực Trại Nhái thuộc phường 12, TP Vũng Tàu hiện đang có khoảng 20 hộ dân sinh sống trong những ngôi nhà tạm bợ. Tình trạng biển xâm thực đất liền diễn ra nhiều năm nay, ngày càng nhanh khiến nhiều hộ dân sống ở đây nơm nớp lo sợ.

Những người dân sinh sống ở đây cho biết, khoảng 10 năm nay, mỗi năm biển lấn vào đất liền khoảng 10 - 20m. Vài năm gần đây, biển vẫn tiếp tục lấn sâu vào đất liền nhưng lên đến 50 - 60m/năm. Con số này cho thấy, biển khu vực Trại Nhái xâm thực đất liền ngày càng diễn ra với tốc độ nhanh.

Các đồi cát với rừng phi lao, rừng dương xanh ngát, kiên cố dọc các phường trước đây vốn là những “công trình” chắn sóng, chắn gió nay đã trở thành những khu đất nham nhở, hoang tàn trơ trọ những gốc cây, những hố sâu.

Theo ông Hoàng Thúc Khoan, người dân đã sinh sống tại khu vực này hơn 30 năm, trước đây bờ biển này rất đẹp, có rừng dương bao phủ. Biển bắt đầu xâm thực vào từ cơn bão năm 2006. Đến giờ, biển ngày càng xâm thực mạnh vào đất liền, ảnh hưởng đến công việc và đời sống của người dân.

Băng ông Khoan: Chúng tôi mong muốn bờ bến đẹp như hồi xưa, biển nó đỡ xâm thực vào, ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của dân, cảnh quan đô thị. Đề nghị cấp trên giúp đỡ người dân ở đây. Thứ hai nữa là coi như là vùng quy hoạch khu bờ biển cho nó đẹp đẽ, để dân được hưởng những vẻ đẹp mà thiên nhiên ban là tặng cho.

Bà Rịa - Vũng Tàu có bờ biển dài hơn 305 km giúp tỉnh có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bờ biển dài cũng khiến Bà Rịa - Vũng Tàu đối diện với nhiều thách thức về thiên tai.

Theo TS Trương Thành Công, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tình trạng xói lở trên địa bàn tỉnh đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu chịu tác động từ các hình thái của tự nhiên.

Băng TS Trương Thành Công: Xói lở là do tác động của sóng, của gió và dòng chảy ven bờ, do gió và sóng đánh thẳng vào bờ. Bờ biển của chúng ta có một cái đặc điểm là rất nhiều cát, vì vậy cho nên là cát bị móc ra và gập cái dòng chảy ven bờ theo mùa gió kéo cắt đi và làm cho cái bờ ấy bị sập xuống. Có những cái khu vực trong những vài chục năm nay đã mất hàng trăm mét đất, hàng trăm mét tính từ cái mép nước đi vào trong đất liền, biển đã lấn vào trong đất liền hàng trăm mét.

Trước thực trạng trên, vừa qua UBND TP Vũng Tàu đã có văn bản gửi các phòng, ban và địa phương khẩn trương khắc phục một số điểm sạt lở. UBND các phường 11 và phường 12 là nơi có nhiều vị trí bị tác động bởi xâm thực, xói khẩn trương khắc phục những thiệt hại cho người dân. Đồng thời, chính quyền địa phương cũng thường xuyên tổ chức phát quang cỏ dại, dọn vệ sinh rác thải tấp vào bờ đê, thông báo cho chủ tàu cá không cho cột dây neo đậu vào thân để gây hư hỏng đê. Ông Lâm Thành Sơn, Phó Chủ tịch UBND phường 11, TP Vũng Tàu cho biết.

Băng ông Lâm Thành Sơn: Địa phương cũng đã khảo sát cùng với Phòng Kinh tế và các cơ quan chuyên môn của thành phố để khảo sát, đánh giá cái mức độ nguy cơ để đưa ra phương án thực hiện trong thời gian tới. Vừa qua, địa phương cũng đã có những tuyên truyền, vận động bà con nhân dân tại các khu vực này để người ta chủ động trong công tác phòng, chống. Góc độ của địa phương là báo cáo kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để kêu gọi các cái doanh nghiệp, các nhà đầu tư đẩy nhanh cái tiến độ thực hiện cái dự án. Đồng thời, cũng phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của thành phố để tìm ra các giải pháp để thực hiện trong thời gian tới.

Trước thực trạng trên, nhiều giải pháp khoa học được các địa phương, Sở KHCN, Sở NN-PTNT và Sở Xây dựng đã triển khai nhằm khắc phục tình trạng xói lở bờ biển, tác động vùng bờ. Các công nghệ được triển khai như: Công nghệ cấu kiện lắp ghép bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển bằng bê tông cốt phi kim; các nghiên cứu về quá trình tác động tới vùng ven bờ và diễn biến đường bờ… Tuy nhiên, các biện pháp mới chỉ phát huy tốt công dụng trong thời gian ban đầu, được một thời gian thì đâu lại vào đó.

Theo TS Trương Thành Công, cần áp dụng nhiều loại đê kè cho từng loại địa hình và vị trí khác nhau, vừa phù hợp, nâng cao hiệu quả mà không tác động đến các hoạt động kinh tế khác. Không chỉ về mặt công nghệ mà còn cả giải pháp về mặt quản lý.

Băng TS Trương Thành Công: Theo chúng tôi là tiếp tục nghiên cứu hậu quả của những đê kè, có những khu vực có thể làm kè mềm để phát triển du lịch. Bởi như vậy thì nó tạo nên những bãi bồi rất là tốt nhưng có những cái khu vực thì phải làm kẻ cứng, tức là chúng ta phải có hệ thống những cái đê kè liên tiếp với nhau để kết nối với nhau. Còn nếu làm cục bộ một cái ấy nhưng mà phía trước đó cát vẫn tiếp tục trôi xuống, vẫn bị xói lở.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, để ứng phó, hơn 30 năm qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp các viện nghiên cứu, trường đại học triển khai nhiều đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng và triển khai những giải pháp khắc phục nhằm giảm áp lực do tự nhiên và con người tác động đến môi trường để phát triển kinh tế bền vững.

Tỉnh cũng xây dựng chiến lược và triển khai kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và tiến hành công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gắn với quy hoạch ngành, quy hoạch từng địa phương, quy hoạch phát triển du lịch, quy hoạch công nghiệp, quy hoạch cảng, giao thông, quy hoạch khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão…

MC 2: Ít phút còn lại của chương trình sẽ là một số tin tức về lĩnh vực phòng chống thiên tai vừa mới diễn ra trên cả nước.

MC 1: UBND tỉnh Yên Bái cho biết, cơn bão số 3 đã gây thiệt hại cho địa phương khoảng 6.000 tỷ đồng, 54 người thiệt mạng do sạt lở đất và nước lũ, 346 ngôi nhà sập đổ hoàn toàn, gần 2.900 nhà bị sạt lở taluy ảnh hưởng, hư hỏng... Đến nay, đối với hộ dân bị sập đổ nhà ở đã có 310 hộ được bố trí đất ở, còn lại 36 gia đình đang tiến hành rà soát quỹ đất để bố trí sắp xếp. Đối với 755 hộ dân phải di dời khẩn cấp, đã tổ chức cho các hộ dân di dời đến nơi an toàn và hiện đã tìm được đất ở cho 692 hộ. Với 63 hộ dân còn lại, các địa phương đang tiếp tục rà soát quỹ đất để bố trí sắp xếp. Tỉnh Yên Bái quyết tâm phấn đấu đến 31/12/2024, những nhà bị sập đổ hoàn toàn sẽ có chỗ ở mới. Cùng với đó, tỉnh đang vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chỉ đạo ngành Nông nghiệp tham mưu xây dựng các chính sách đặc thù sát thực tiễn để hỗ trợ Nhân dân khôi phục sản xuất.

MC 2: UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai do mưa lớn gây ra đối với điểm có nguy cơ sạt lở núi Mang Kà Muồng, thôn Nước Tang, xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà. Do các đợt mưa lớn diễn ra vào các tháng 9, 10, 11 năm 2024 vừa qua, tại núi Mang Kà Muồng, sườn núi đã bị nứt với chiều dài khoảng 60m, dọc theo hướng đường giao thông, chiều sâu từ 0,5 - 2m, chiều rộng khoảng 50 cm. Theo nhận định, khu vực này có nguy cơ rất cao tiếp tục bị sạt lở sẽ gây tắc nghẽn đường lên hồ chứa nước Nước Trong, đe doạ đến tính mạng, tài sản của nhiều người dân.

UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Sơn Hà thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn và diễn biến khu vực sạt lở, kịp thời thông báo, di dời 4 hộ dân với 21 nhân khẩu vùng sạt lở đến nơi an toàn.

MC 1: UBND TPHCM vừa chỉ đạo các địa phương, sở ngành về chủ động đảm bảo thông tin, liên lạc thường xuyên, an toàn, tin cậy, hiệu quả phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành về phòng, chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn… Trong đó, UBND TP.HCM đề nghị Bộ Tư lệnh TP.HCM chủ trì, phối hợp Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố nghiên cứu sử dụng các thiết bị bay không người lái sẵn có hoặc từng bước trang bị để phục vụ quan trắc, giám sát sạt lở, ngập lụt… bảo đảm thiết thực, hiệu quả, theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức quản lý, vận hành theo quy định.

Tới đây, số radio của báo Nông nghiệp Việt Nam xin phép được khép lại. Mến chào và hẹn gặp lại quý vị thính giả và bà con trong số phát thanh tiếp theo.

Tự động

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở

Trước diễn biến xâm thực và xói lở, Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ tuyến bờ biển mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.

Lê Bình

Tin liên quan

Các chương trình

Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông
Phóng sự

Những mảnh đất từng bỏ hoang vào mùa đông giờ đây sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, giúp bà con có thêm hy vọng về một cuộc sống bền vững hơn.

Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông
Phát huy thế mạnh của rừng ngập mặn Cà Mau
Phóng sự

Người dân vùng ngập mặn ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đã bám vào rừng để phát triển kinh tế, không ít hộ đã thay đổi số phận vươn lên khá giàu.

Phát huy thế mạnh của rừng ngập mặn Cà Mau