Lo lắng an toàn hồ, đập thủy lợi trong mùa mưa lũ

Là địa phương gánh nhiều trận bão lụt mỗi năm, các hồ, đập thủy lợi tại Quảng Bình thường nhanh hư hỏng, xuống cấp, nhiều hồ trở thành mối đe dọa tới người dân.

Tâm Phùng  | 15:38 30/07/2024

Lo lắng an toàn hồ, đập thủy lợi trong mùa mưa lũ

Tự động

Lo lắng an toàn hồ, đập thủy lợi trong mùa mưa lũ

Thực hiện: Tâm Phùng…

MC1: Quỳnh Anh

MC2: Võ Dũng

  MC1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phòng chống thiên tai.

Thưa quý vị và bà con, Quảng Bình là một địa phương thường gánh nhiều trận bão lụt trong mỗi năm. Vì vậy, hệ thống hồ đập của các công trình thủy lợi thường nhanh hư hỏng, xuống cấp. Trong khi đó, phần lớn các công trình hồ đập tại địa phương này đều có thời gian sử dụng trên 30 năm nên hệ số an toàn hồ đập đạt rất thấp. Nhiều hồ đập đã trở thành mối đe dọa đến cuọc sống của người dân trước mỗi mùa mưa bão đến. Ghi nhận của phóng viên Tâm Phùng.

  MC2: Thực tế cho thấy, địa hình tỉnh Quảng Bình tạo nên những con sông ngắn, có độ dốc cao, nước chảy xiết. Khi vào mùa mưa bão, lượng nước trên các con sông đổ về hồ, đập cao gấp nhiều lần so với những địa phương khác. Bởi vậy, trong thời gina ngắn, lượng nước tích trong các hồ, đập thủy lợivượt báo động 3. Những hồ đập đã xuống cấp, hệ số an toàn thấp sẽ trở thành hiểm họa khôn lương đê dọa đến cuộc sống người dân phía du. Do vậy, việc đầu tư nâng cấp hồ, đập đã xuống cấp nghiêm trọng ở Quảng Bình là giải pháp phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai.

Trong một chuyến công tác, chúng tôi đã đến”mục sở thị”  hồ thủy lợi Troóc Vực nằm trên địa bàn xã Liên Trạch (huyện Bố Trạch). Hồ được đầu tư xây dựng năm 1989, có dung tích 680.000m3, bảo đảm nước tưới cho 87ha lúa 2 vụ và hỗ trợ cấp nước cho người dân từ nguồn nước hồi quy qua hệ thống giếng khơi của nhân dân trong khu vực. Hiện, nhiều hạng mục như thân đập, mái đập, hệ thống cống, tràn xả lũ, đường quản lý… của công trình đang xuống cấp nghiêm trọng, đối diện với nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân trong khu vực. Theo ông Mai Văn Thê, Trưởng thôn Phú Hữu, xã Liên Trạch, thì từ lâu công trình này không tích được nước và mùa mưa lũ thì đe dọa an toàn của hai thôn ở hạ du. Ông Mai Văn Thê cho hay:

Phỏng vấn 1, ông Mai Văn Thê

Trên địa bàn xã Thái Thủy (huyện Lệ Thủy), hồ Dạ Lam có dung tích 41.000 m3, phục vụ nước tưới sản xuất cho hơn 50 ha lúa, cây trồng trên địa bàn. Sau hơn 30 năm tích nước, phục vụ sản xuất, đến nay hồ đã xuống cấp nghiêm trọng.

Hiện trạng của hồ thủy lợi này là van cống không thể đóng mở, đập tràn đã bị hư hỏng không thể vận hành. Đặc biệt, hệ thống thân đập bị thấm, xói lở nhiều đoạn. Hiện hồ Dạ Lam đang đề nghị phải dừng tích nước. Trong khi mùa mưa đang đến gần, hàng trăm hộ dân sinh sống ở khu vực hạ du công trình thủy lợi này đang luôn trong tình trạng lo lắng và buộc phải di dời khi dự báo có mưa lũ lớn. Thực tế này cũng làm chính quyền địa phương rất lo lắng. Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thuận Văn, Chủ tịch UBND xẫ Thái Thủy cho hay, trước mùa mưa bão, chính quyền luôn bố trí lực lượng để hỗ trợ người dân các thôn sinh sống dưới hạ du đập để di dời bà con đến nơi an toàn. Ông Lê Thuận Văn nói:

Phỏng vấn 2,  ông Lê Thuận Văn

Theo con số thống kê, tỉnh Quảng Bình hiện có 153 hồ chứa, 193 đập dâng thủy lợi cũng cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt cho người dân và có tác dụng cắt giảm lũ cho hạ du.

Sau hàng chục năm sử dụng và luôn hứng chịu nhiều trận mưa bão lớn nên hiện có 38 hồ chứa xung yếu, hư hỏng nghiêm trọng Trong đó, có 1 hồ chứa thủy lợi đề nghị không được tích nước vì lý do an toàn, 13 hồ chứa hư hỏng đề nghị phải tích nước hạn chế đến mức thấp nhất. Bên cạnh đó, nhiều hồ được ghi nhận thân đập bị thấm, biến dạng mái đập, xói lở thân tràn, hư hỏng thân cống cần phải được nâng cấp, sửa chữa để phát huy hiệu quả và đảm bảo an toàn hồ đập trước mỗi mùa mưa bão. Đề cập đến vấn đề này, chúng tôi đã có buổi làm việc với  ông Lê Xuân Tiến, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Bình. Ông Lê Xuân Tiến cho hay: “

Phỏng vấn 3,  ông Lê Xuân Tiến

 

MC1: Thư quý vị và bà con, ở một địa phương được ví von “chưa mưa đã úng, chưa nắng đã khô” thì Quảng Bình cần hơn nữa những công trình tiêu úng, giảm khô để bà con nơi đây yên tâm đầu tư sản xuất. Hiện, toàn tỉnh Quảng Bình có nhiều công trình hồ, đập đang cần sửa chữa nâng cấp. Tuy nhiên, địa phương này đang còn gặp nhiều khó khăn của một tỉnh đang nghèo, Chi cuc Thủy lợi cũng đề xuất các bộ, ngành Trung ương quan tâm, bố trí nguồn kinh phí để nâng cấp, sửa chữa các công trình hồ, đập đã xuống cấp, hư hỏng nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng và an toàn hồ đập trước mỗi mùa mưa bão đến..

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực Phòng chống thiên tai.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con, Tính từ ngày 28 đến sáng 29/7, tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã xảy ra hơn 30 trận động đất, trong đó có trận động đất vào trưa 28/7 được ghi nhận có độ lớn 5,0 độ. Đây là trận động đất có cường độ mạnh nhất từ trước đến nay, với độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1km, khiến nhiều địa phương lân cận như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Gia Lai, Đăk Lắk… cũng cảm nhận được rung lắc. Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần nhận định cấp độ rủi ro thiên tai ở mức 2. Theo báo cáo ban đầu, chưa có thiệt hại về người nhưng có thiệt hại về tài sản. Động đất tại khu vực huyện Kon Plông xảy thường xuyên và liên tục kể từ năm 2021 đến nay. Tại khu vực này từng ghi nhận trận động đất có độ lớn cao nhất trong nhiều năm qua là 4,7 độ, xảy ra vào chiều 23/8/2022.

MC 2: tin 2

Theo Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau, từ đầu năm đến nay, thiên tai tại Cà Mau đã làm 110 căn nhà bị thiệt hại. Trong đó, 48 căn bị sập, tốc mái, hư hỏng 62 căn. Toàn tỉnh cũng đang có 80 vị trí ven sông bị sạt lở với chiều dài hơn 2,1km. Tình hình hạn hán mùa khô cũng sụt lún 730 vị trí với tổng chiều dài hơn 19km. Đặc biệt, mùa mưa bão đang diễn ra đã gây ngập úng, thiệt hại 575 ha lúa Hè - Thu; nhiều nhà dân bị dông lốc làm sập, tốc mái. Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Cà Mau từ đầu năm đến nay là hơn 35 tỷ đồng. Cơ quan chức năng địa phương đang tiếp tục triển khai các giải pháp ứng phó. Trong đó, chú trọng việc hướng dẫn người dân chằng chống nhà cửa; tuyên truyền bà con nhân dân khu vực có nguy cơ sạt lở đề cao cảnh giác, di dời tài sản đến nơi an toàn.

MC 1: tin 3

Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La, từ ngày 22 - 28/7, ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 trên địa bàn đã làm 9 người chết, 1 người mất tích, 5 người bị thương; hơn 2.300 nhà ở bị thiệt hại; 8 điểm trường bị ảnh hưởng cùng nhiều thiệt hại về giao thông, sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng... Tổng thiệt hại ước tính trên 315 tỷ đồng. Hiện nay, các địa phương vùng lũ Sơn La đang vừa tập trung khắc phục thiệt hại nặng nề do hoàn lưu bão số 2 gây ra, vừa phải tiếp tục ứng phó, phòng chống mưa lũ, sạt lở trong đợt mưa mới.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phòng chống thiên tai của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bản Phát thanh gói PCTT:

Lo lắng an toàn hồ, đập thủy lợi trong mùa mưa lũ

Thực hiện: Tâm Phùng…

MC1: Quỳnh Anh

MC2: Võ Dũng

  MC1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phòng chống thiên tai.

Thưa quý vị và bà con, Quảng Bình là một địa phương thường gánh nhiều trận bão lụt trong mỗi năm. Vì vậy, hệ thống hồ đập của các công trình thủy lợi thường nhanh hư hỏng, xuống cấp. Trong khi đó, phần lớn các công trình hồ đập tại địa phương này đều có thời gian sử dụng trên 30 năm nên hệ số an toàn hồ đập đạt rất thấp. Nhiều hồ đập đã trở thành mối đe dọa đến cuọc sống của người dân trước mỗi mùa mưa bão đến. Ghi nhận của phóng viên Tâm Phùng.

  MC2: Thực tế cho thấy, địa hình tỉnh Quảng Bình tạo nên những con sông ngắn, có độ dốc cao, nước chảy xiết. Khi vào mùa mưa bão, lượng nước trên các con sông đổ về hồ, đập cao gấp nhiều lần so với những địa phương khác. Bởi vậy, trong thời gina ngắn, lượng nước tích trong các hồ, đập thủy lợivượt báo động 3. Những hồ đập đã xuống cấp, hệ số an toàn thấp sẽ trở thành hiểm họa khôn lương đê dọa đến cuộc sống người dân phía du. Do vậy, việc đầu tư nâng cấp hồ, đập đã xuống cấp nghiêm trọng ở Quảng Bình là giải pháp phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai.

Trong một chuyến công tác, chúng tôi đã đến”mục sở thị”  hồ thủy lợi Troóc Vực nằm trên địa bàn xã Liên Trạch (huyện Bố Trạch). Hồ được đầu tư xây dựng năm 1989, có dung tích 680.000m3, bảo đảm nước tưới cho 87ha lúa 2 vụ và hỗ trợ cấp nước cho người dân từ nguồn nước hồi quy qua hệ thống giếng khơi của nhân dân trong khu vực. Hiện, nhiều hạng mục như thân đập, mái đập, hệ thống cống, tràn xả lũ, đường quản lý… của công trình đang xuống cấp nghiêm trọng, đối diện với nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân trong khu vực. Theo ông Mai Văn Thê, Trưởng thôn Phú Hữu, xã Liên Trạch, thì từ lâu công trình này không tích được nước và mùa mưa lũ thì đe dọa an toàn của hai thôn ở hạ du. Ông Mai Văn Thê cho hay:

Phỏng vấn 1, ông Mai Văn Thê

Trên địa bàn xã Thái Thủy (huyện Lệ Thủy), hồ Dạ Lam có dung tích 41.000 m3, phục vụ nước tưới sản xuất cho hơn 50 ha lúa, cây trồng trên địa bàn. Sau hơn 30 năm tích nước, phục vụ sản xuất, đến nay hồ đã xuống cấp nghiêm trọng.

Hiện trạng của hồ thủy lợi này là van cống không thể đóng mở, đập tràn đã bị hư hỏng không thể vận hành. Đặc biệt, hệ thống thân đập bị thấm, xói lở nhiều đoạn. Hiện hồ Dạ Lam đang đề nghị phải dừng tích nước. Trong khi mùa mưa đang đến gần, hàng trăm hộ dân sinh sống ở khu vực hạ du công trình thủy lợi này đang luôn trong tình trạng lo lắng và buộc phải di dời khi dự báo có mưa lũ lớn. Thực tế này cũng làm chính quyền địa phương rất lo lắng. Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thuận Văn, Chủ tịch UBND xẫ Thái Thủy cho hay, trước mùa mưa bão, chính quyền luôn bố trí lực lượng để hỗ trợ người dân các thôn sinh sống dưới hạ du đập để di dời bà con đến nơi an toàn. Ông Lê Thuận Văn nói:

Phỏng vấn 2,  ông Lê Thuận Văn

Theo con số thống kê, tỉnh Quảng Bình hiện có 153 hồ chứa, 193 đập dâng thủy lợi cũng cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt cho người dân và có tác dụng cắt giảm lũ cho hạ du.

Sau hàng chục năm sử dụng và luôn hứng chịu nhiều trận mưa bão lớn nên hiện có 38 hồ chứa xung yếu, hư hỏng nghiêm trọng Trong đó, có 1 hồ chứa thủy lợi đề nghị không được tích nước vì lý do an toàn, 13 hồ chứa hư hỏng đề nghị phải tích nước hạn chế đến mức thấp nhất. Bên cạnh đó, nhiều hồ được ghi nhận thân đập bị thấm, biến dạng mái đập, xói lở thân tràn, hư hỏng thân cống cần phải được nâng cấp, sửa chữa để phát huy hiệu quả và đảm bảo an toàn hồ đập trước mỗi mùa mưa bão. Đề cập đến vấn đề này, chúng tôi đã có buổi làm việc với  ông Lê Xuân Tiến, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Bình. Ông Lê Xuân Tiến cho hay: “

Phỏng vấn 3,  ông Lê Xuân Tiến

 

MC1: Thư quý vị và bà con, ở một địa phương được ví von “chưa mưa đã úng, chưa nắng đã khô” thì Quảng Bình cần hơn nữa những công trình tiêu úng, giảm khô để bà con nơi đây yên tâm đầu tư sản xuất. Hiện, toàn tỉnh Quảng Bình có nhiều công trình hồ, đập đang cần sửa chữa nâng cấp. Tuy nhiên, địa phương này đang còn gặp nhiều khó khăn của một tỉnh đang nghèo, Chi cuc Thủy lợi cũng đề xuất các bộ, ngành Trung ương quan tâm, bố trí nguồn kinh phí để nâng cấp, sửa chữa các công trình hồ, đập đã xuống cấp, hư hỏng nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng và an toàn hồ đập trước mỗi mùa mưa bão đến..

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực Phòng chống thiên tai.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con, Tính từ ngày 28 đến sáng 29/7, tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã xảy ra hơn 30 trận động đất, trong đó có trận động đất vào trưa 28/7 được ghi nhận có độ lớn 5,0 độ. Đây là trận động đất có cường độ mạnh nhất từ trước đến nay, với độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1km, khiến nhiều địa phương lân cận như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Gia Lai, Đăk Lắk… cũng cảm nhận được rung lắc. Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần nhận định cấp độ rủi ro thiên tai ở mức 2. Theo báo cáo ban đầu, chưa có thiệt hại về người nhưng có thiệt hại về tài sản. Động đất tại khu vực huyện Kon Plông xảy thường xuyên và liên tục kể từ năm 2021 đến nay. Tại khu vực này từng ghi nhận trận động đất có độ lớn cao nhất trong nhiều năm qua là 4,7 độ, xảy ra vào chiều 23/8/2022.

MC 2: tin 2

Theo Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau, từ đầu năm đến nay, thiên tai tại Cà Mau đã làm 110 căn nhà bị thiệt hại. Trong đó, 48 căn bị sập, tốc mái, hư hỏng 62 căn. Toàn tỉnh cũng đang có 80 vị trí ven sông bị sạt lở với chiều dài hơn 2,1km. Tình hình hạn hán mùa khô cũng sụt lún 730 vị trí với tổng chiều dài hơn 19km. Đặc biệt, mùa mưa bão đang diễn ra đã gây ngập úng, thiệt hại 575 ha lúa Hè - Thu; nhiều nhà dân bị dông lốc làm sập, tốc mái. Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Cà Mau từ đầu năm đến nay là hơn 35 tỷ đồng. Cơ quan chức năng địa phương đang tiếp tục triển khai các giải pháp ứng phó. Trong đó, chú trọng việc hướng dẫn người dân chằng chống nhà cửa; tuyên truyền bà con nhân dân khu vực có nguy cơ sạt lở đề cao cảnh giác, di dời tài sản đến nơi an toàn.

MC 1: tin 3

Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La, từ ngày 22 - 28/7, ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 trên địa bàn đã làm 9 người chết, 1 người mất tích, 5 người bị thương; hơn 2.300 nhà ở bị thiệt hại; 8 điểm trường bị ảnh hưởng cùng nhiều thiệt hại về giao thông, sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng... Tổng thiệt hại ước tính trên 315 tỷ đồng. Hiện nay, các địa phương vùng lũ Sơn La đang vừa tập trung khắc phục thiệt hại nặng nề do hoàn lưu bão số 2 gây ra, vừa phải tiếp tục ứng phó, phòng chống mưa lũ, sạt lở trong đợt mưa mới.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phòng chống thiên tai của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tự động

Lo lắng an toàn hồ, đập thủy lợi trong mùa mưa lũ

Là địa phương gánh nhiều trận bão lụt mỗi năm, các hồ, đập thủy lợi tại Quảng Bình thường nhanh hư hỏng, xuống cấp, nhiều hồ trở thành mối đe dọa tới người dân.

Tâm Phùng

Tin liên quan

Các chương trình

Ngành chè Việt Nam thoát bẫy giá rẻ bằng con đường nông nghiệp hữu cơ
Phóng sự

Giải pháp nào để ngành chè Việt Nam xóa bỏ tư duy manh mún để nâng cao chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn thị trường quốc tế và phát triển bền vững?

Ngành chè Việt Nam thoát bẫy giá rẻ bằng con đường nông nghiệp hữu cơ
Trang trại nông nghiệp tuần hoàn khép kín bên sườn đồi đẹp như tranh
Phóng sự

Vườn cây ăn quả xanh tốt mênh mông trải dài từ thung lũng đến các sườn đồi, cho đến khu chăn nuôi được quy hoạch bài bản trên vùng đất vốn khô cằn, sỏi đá.

Trang trại nông nghiệp tuần hoàn khép kín bên sườn đồi đẹp như tranh