Những công trình thủy lợi già nua ‘oằn mình’ cõng nước về ruộng đồng
Tại Sơn Dương (Tuyên Quang) có không ít công trình thủy lợi đã xây dựng lâu năm, bị xuống cấp nhưng vẫn phải ‘oằn mình’ đưa nước về tưới tiêu cho ruộng đồng.
Đào Thanh | 09:10 03/07/2024
Những công trình thủy lợi già nua ‘oằn mình’ cõng nước về ruộng đồng
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Thủy lợi và phát triển.
Thưa quý vị và bà con! Với mục tiêu trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Tuyên Quang, việc phát triển hệ thống công trình thủy lợi được huyện Sơn Dương coi là nhiệm vụ quan trọng để qua đó, góp phần đảm bảo an ninh lượng thực và gia tăng sản xuất của người nông dân. Tuy nhiên, tại địa phương này có không ít những công trình thủy lợi đã xây dựng lâu năm, bị xuống cấp nhưng vẫn phải ‘oằn mình’ đưa nước về tưới tiêu cho ruộng đồng. Sau đây là ghi nhận của phóng viên Nông nghiệp Radio.
MC 2:
Thưa quý vị và bà con! Hiện nay toàn huyện Sơn Dương có 424 công trình thủy lợi, trong đó có khoảng 200 hồ chứa. Hệ thống các công trình thủy lợi đảm bảo tưới tiêu cho hơn 10.300ha diện tích lúa 2 vụ của người dân địa phương. Thế nhưng thực tế hiện nay, do được đầu tư lâu năm, nhiều công trình thủy lợi đã xuống cấp, không đảm bảo hoạt động hết công suất như thiết kế ban đầu.
Ông Hoàng Văn Niên, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Sơn Dương cho biết, hầu hết các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện được xây dựng từ lâu, nhiềucông trình hiện đã hư hỏng, xuống cấp, lòng hồ bị bồi lắng có nguy cơ mấtan toàn khi có mưa lũ xảy ra. Trong đó, có 94 công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp, cần được đầu tư xây dựng, nâng cấp; tổng nhu cầu kinh phí thực hiện đầu tư xây dựng, nâng cấp, tu sửa là 224,5 tỷ đồng.
Trích băng ông Hoàng Văn Niên
Công trình hồ thủy lợi hồ Như Xuyên, thuộc xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương có diện tích lưu vực lên đến 15km2, dung tích hồ chứa đạt 2 triệu m3. Tuy nhiên hiện nay, phần đỉnh đập rộng 4 – 5m kết hợp đường dân sinh chưa được gia cố, nhiều vị trí bị lõm, xuất hiện ổ gà, ổ voi và ứ đọng nước vào mùa mưa. Phần mái đập đã được xếp đá khan, tuy nhiên một phần hiện nay đã xuống cấp. Phần mái hạ lưu chưa có rãnh thoát nước, chân đập xuất hiện dòng thấm; bể tiêu nặng bị hư hỏng.
Ông Vi Văn Hồ, Chủ tịch UBND xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương cho biết, công trình thủy lợi hồ Như Xuyên thường xuyên đảm bảo tưới tiêu cho gần 140ha ruộng lúa của người dân xã Đồng Quý. Những năm qua, chính quyền địa phương cũng như ngành thủy lợi thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, tuy nhiên công trình được đầu tư đã lâu, một số hạng mục xuống cấp cần nguồn kinh phí lớn để duy tu, bảo dưỡng mới đảm bảo an toàn công trình và vận hành hết khả năng tưới tiêu.
Trích băng ông Vi Văn Hồ
MC 1:
Thưa quý vị và bà con! Có thể thấy, hệ thống các công trình thủy lợi được đảm bảo an toàn sẽ đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, làm nên những mùa vụ bội thu cho người nông dân ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Không những thế, các công trình được kiên cố, bền vững cũng giúp đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân vùng hạ lưu, nhất là khi mùa mưa bão đã đến. Mong rằng trong thời gian tới, hệ thống thủy lợi tại Sơn Dương sẽ ngày càng kiên cố, giúp bà con yên tâm sản xuất, bảo vệ mùa màng để địa phương tiến tới mục tiêu là điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Tuyên Quang.
MC 2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực thủy lợi.
MC 1: tin 1
Thưa quý vị và bà con, tại Hội nghị điều phối vùng ĐBSCL lần thứ tư vừa diễn ra tại Cà Mau, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng, tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL thời gian qua tuy có khá nhưng chưa bền vững. Theo đó, cần tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm; sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên với mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu; sớm hình thành 8 đầu mối tổng hợp trong hỗ trợ phát triển nông nghiệp… Trong đó, An ninh nguồn nước là vấn đề cấp bách, cần có giải pháp chủ động thông qua các giải pháp công trình, phi công trình, thích ứng biến đổi khí hậu, khi tình hình hạn hán trong thời gian qua đã tác động lớn đến mọi mặt đời sống, sản xuất của người dân, đặc biệt tại các tỉnh ĐBSCL, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực, tiến độ phát triển của ĐBSCL.
MC 2: tin 2
Dự án Cải tạo, nâng cấp kênh chính Bắc, kênh B7, hệ thống kênh thủy lợi Thạch Nham, tỉnh Quảng Ngãi đi vào hoạt động từ quý I/2018. Ngày 17/4/2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quyết định về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh tiến độ thực hiện Dự án đến quý I/2025. Đến nay, nhà đầu tư đã hoàn thành công tác đo vẽ, cắm mốc và thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng với tổng diện tích trên 53ha, hiện còn 4 hộ dân chưa nhận tiền bồi thường theo phương án đã được phê duyệt. Về tiến độ xây dựng, nhà đầu tư đã thi công hoàn thành các hạng mục cửa xả vào bể lắng, cống hộp và kênh đẫn từ kênh B7 vào hồ Thái Cân. Riêng hồ Thái Cân đã thi công khoảng 60% khối lượng bờ đắp hồ. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhà đầu tư chưa hoàn thành việc lập hồ sơ trình Sở NN&PTNT thẩm định điều chỉnh thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công.
MC 1: tin 3
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Hà Nội, TP Hà Nội hiện có hơn 600km đê được phân cấp. Ngoài ra, còn có 43 tuyến đê bao, đê bối và đê chuyên dùng với tổng chiều dài trên 140km chưa được phân cấp. Hiện nay, trên địa bàn TP có 5 trọng điểm xung yếu cấp TP. Trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn phát sinh 5 sự cố về đê điều hồm 2 sự cố về kè, 2 sự cố về bờ bãi sông và 1 sự cố công trình đê điều khác. Công tác kiểm tra hệ thống đê, kè, cống, bờ bãi sông được thực hiện thường xuyên, các sự cố, hư hỏng công trình đê điều được phát hiện, báo cáo, đề xuất xử lý kịp thời.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Những công trình thủy lợi già nua ‘oằn mình’ cõng nước về ruộng đồng
Tại Sơn Dương (Tuyên Quang) có không ít công trình thủy lợi đã xây dựng lâu năm, bị xuống cấp nhưng vẫn phải ‘oằn mình’ đưa nước về tưới tiêu cho ruộng đồng.
Đào Thanh
Tin liên quan
Các chương trình
Với truyền thống hàng trăm năm tuổi, sản xuất tăm hương và làm hương ở xã Quảng Phú Cầu đã chuyển từ nghề phụ thành sinh kế chính, có những đơn hàng xuất khẩu.
Bên cạnh những hình thức quảng bá truyền thống, hoa xuân Mê Linh hiện còn có mặt ở các phiên chợ, lễ hội và đặc biệt là những phiên livestream trên mạng xã hội.