Lưu ý quan trọng khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc

Lưu ý quan trọng khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc; Tăng diện tích cây vụ đông; Trồng dứa cho lợi nhuận cao gấp đôi mía, tràm.

Quỳnh Anh  | 10:47 20/09/2024

Lưu ý quan trọng khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc

Tự động

Lưu ý quan trọng khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc

Sapo: “Nông nghiệp 24H” của NongnghiepRadio ngày 20/9 sẽ có những nội dung chính sau: Lưu ý quan trọng trong xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc; Sẵn sàng sơ tán dân khi có tình huống khẩn cấp; Tăng diện tích cây vụ đông để khắc phục thiệt hại sau bão.

Phần này KO đọc. Đây là tít và sapo của Bài phát thanh)

Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 20/9/2024 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.

Logo Nong nghiệp 24h

Trước tiên sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.

  • Lưu ý quan trọng trong xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc

Thưa quý vị và bà con, hôm qua Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến quy định xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc. Hội nghị đã cung cấp những hướng dẫn quan trọng để triển khai việc xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc. Trong đó, có hướng dẫn Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm đối với sầu riêng đông lạnh xuất khẩu và hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở đóng gói đăng ký mã số doanh nghiệp theo Lệnh 248. Ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật lưu ý, các doanh nghiệp xuất khẩu, cơ sở đóng gói, vùng trồng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại Nghị định thư. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục thông tin tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Sẵn sàng sơ tán dân khi có tình huống khẩn cấp khi bão

Cũng trong ngày hôm qua, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai tổ chức họp với các Bộ ngành và cơ quan liên quan về công tác ứng phó với bão số 4. Ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đề nghị các đơn vị thực hiện nghiêm túc công điện số 98 và công điện số 97 của Thủ tướng Chính phủ, theo dõi sát diễn biến của bão. Sẵn sàng phương án sơ tán dân đối với nhà ở không đảm bảo an toàn, khu vực trũng thấp cửa sông, ven biển, nơi có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. Tập trung lực lượng thu hoạch diện tích lúa đã đến kỳ thu hoạch, sẵn sàng các biện pháp tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp.  Đồng thời, tiếp tục khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão, tìm kiếm người mất tích, dọn dẹp, vệ sinh môi trường sớm ổn định đời sống của nhân dân

  • Hà Nội tăng diện tích cây vụ đông để khắc phục thiệt hại sau bão

Sau bão số 3, Hà Nội ghi nhận hơn 36.000 ha lúa bị gãy, đổ và bị ngập, hơn 11.700 ha rau màu và hơn 8.800 ha cây ăn quả bị ảnh hưởng. Nhằm khắc phục thiệt hại trong lĩnh vực trồng trọt, ngành NN-PTNT Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nông dân phục hồi sản xuất sau mưa bão. Đặc biệt, tập trung đẩy nhanh thu hoạch lúa vụ mùa, nhất là diện tích bị gãy đổ theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng” và triển khai sản xuất vụ đông. Hiện, để hỗ trợ nông dân, các địa phương đang phối hợp với các doanh nghiệp thu mua lúa cho bà con tại chân ruộng. Bên cạnh đó, theo kế hoạch, diện tích sản xuất cây vụ đông năm 2024 toàn thành phố Hà Nội khoảng 29.000 ha. Nhằm khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, Sở NN-PTNT Hà Nội đã tham mưu đề nghị tăng diện tích gieo trồng cây vụ đông lên 36.000 ha.

  • Trồng dứa cho lợi nhuận cao gấp đôi mía, tràm

Tại Sóc Trăng, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những vùng đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả đang được ngành chuyên môn, chính quyền địa phương vận động nhân dân đẩy mạnh thực hiện. Nổi bật trong đó là mô hình trồng dứa MD2 ở huyện Mỹ Tú. Phòng NN-PTNT huyện Mỹ Tú thông tin, thời gian đầu toàn huyện chỉ có 6 ha đến nay diện tích trồng dứa MD2 đã tăng lên gần 45 ha. Nông dân trồng được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, thu mua trái với giá theo từng hợp đồng nên rất yên tâm sản xuất. Cây dứa đã mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân địa phương với lợi nhuận 150 triệu đồng/ha sau 18 tháng trồng, cao hơn từ 2-3 lần so với trồng mía, tràm.

  • Kiên Giang có gần 120 Tổ Khuyến nông cộng đồng

Kiên Giang là tỉnh đầu tiên thực hiện Đề án thành lập Tổ Kinh tế Kỹ thuật Nông nghiệp xã từ năm 2005. Mỗi tổ có 3 cán bộ khuyến nông cơ sở chuyên môn trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Năm 2022, khi Bộ NN-PTNT ra quyết định về củng cố, kiện toàn hệ thống khuyến nông cơ sở theo mô hình Tổ Khuyến nông cộng đồng,  Kiên Giang là một trong những tỉnh được chọn để thí điểm. Đến nay, địa phương đã thành lập gần 120 Tổ Khuyến nông cộng đồng, có thêm gần 700 khuyến nông viên. Ông Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang chia sẻ, các tổ khuyến nông cộng đồng giúp kết nối đưa kiến thức khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp tới người nông dân, từ đó giúp ngành nông nghiệp của tỉnh ngày càng phát triển.

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, tháng 8 vừa qua, việc Trung Quốc mở cửa thị trường cho sầu riêng Việt Nam, thông qua ký nghị định thư cho phân khúc sầu riêng đông lạnh được nhập khẩu vào quốc gia này, là cơ hội để ngành hàng nâng cao giá trị, tránh được rủi ro khi phụ thuộc vào xuất khẩu sản phẩm tươi. Để việc thực hiện xuất khẩu đạt hiệu quả, trong thời gian tới, ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục BVTV  lưu ý, các doanh nghiệp xuất khẩu, cơ sở đóng gói, vùng trồng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật và an toàn thực vật đối với xuất khẩu sầu riêng đông lạnh từ Việt Nam sang Trung Quốc với một số điểm quan trọng:

Băng:

Thanh Thủy

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 20/9/2024.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh hoan Xử lý công việc thường xuyên.

  Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Trao đổi một số nội dung liên quan đến Dự án 15. Họp nghe báo cáo việc xây dựng dự án KHCN, các nhiệm vụ thuộc dự án KHCN thuộc Đề án phát triển KHCN và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến năm 2030. Sau đó, Nghe báo cáo về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động khoa học và công nghệ lĩnh vực chăn nuôi

Thứ trưởng Trần Thanh Nam đi Công tác địa phương về ổn định dân cư.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp họp Công tác cán bộ của Thanh tra Bộ. Sau đó, họp Công tác cán bộ của Cục Quản lý xây dựng công trình.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Làm việc với Công ty Giấy Bãi Bằng về lĩnh vực Lâm nghiệp.

Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung Họp Chi bộ. Sau đó, họp Công tác cán bộ của Cục Bảo vệ thực vật.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Lưu ý quan trọng khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc

Lưu ý quan trọng khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc; Tăng diện tích cây vụ đông; Trồng dứa cho lợi nhuận cao gấp đôi mía, tràm.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ 20/09/2024: Mưa giảm nhanh, Bắc bộ khôi phục sản xuất
Thời sự

Bắc bộ chỉ còn mưa vài nơi, Trung bộ mưa giảm từ ngày mai, bà con có thể ra đồng khôi phục hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Thời tiết nông vụ 20/09/2024: Mưa giảm nhanh, Bắc bộ khôi phục sản xuất
Xác định đúng đối tượng và nhu cầu khi hỗ trợ phục hồi sản xuất
Thời sự

Xác định đúng đối tượng và nhu cầu khi hỗ trợ phục hồi sản xuất; Bắc Giang công bố tình huống khẩn cấp sạt lở núi; Đồng Tháp mở rộng mô hình nuôi cá đồng.

Xác định đúng đối tượng và nhu cầu khi hỗ trợ phục hồi sản xuất