Năm 2024 dự báo sẽ có một vài đợt thiên tai mang tính cực đoan

Năm 2024 sẽ có một vài đợt thiên tai mang tính cực đoan; Nghệ An đối mặt với nguy cơ hạn hán do lượng mưa đạt thấp; Đẩy mạnh dữ liệu số nông nghiệp.

Quỳnh Anh  | 

Năm 2024 dự báo sẽ có một vài đợt thiên tai mang tính cực đoan

Tự động

  • Tích hợp vào dữ liệu quốc gia giúp ngành nông nghiệp quản lý hiệu quả
  • Năm 2024 sẽ có một vài đợt thiên tai mang tính cực đoan
  • Xây dựng 21 vùng sản xuất lúa Japonica, lúa chất lượng cao
  • Nghệ An đối mặt với nguy cơ hạn hán do lượng mưa đạt thấp
  • Xác nhận 100 cá thể hươu đạt tiêu chí đực giống
  • Hợp tác xã nông nghiệp giúp giải quyết tốt các quan hệ hợp tác
  • Nhiều HTX nông nghiệp của Thanh Hóa không đủ sức cạnh tranh
  • Đẩy mạnh triển khai nền tảng dữ liệu số nông nghiệp

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Tích hợp vào dữ liệu quốc gia giúp ngành nông nghiệp quản lý hiệu quả

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, Bộ NN-PTNT cùng Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử. Chia sẻ tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, dữ liệu dân cư giúp nâng cao năng lực quản trị quốc gia và khi tích hợp được các dữ liệu của ngành nông nghiệp, sẽ giúp giảm chi phí, tăng tiện ích cho người nông dân trong hoạt động sản xuất hàng ngày. Còn về góc độ của cơ quan quản lý nhà nước, người đứng đầu ngành nông nghiệp cho rằng khi có những dữ liệu này thì các thông tin đang mù mờ sẽ trở nên minh bạch, dễ quản lý hơn.

  • Năm 2024 sẽ có một vài đợt thiên tai mang tính cực đoan

Theo thông tin tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 2024 của Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai diễn ra mới đây, năm 2023 trên các vùng miền của cả nước xảy ra 1.145 trận thiên tai. Thiên tai đã làm 169 người chết, mất tích, giảm 3% so với năm 2022. Thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 8.200 tỷ đồng. Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, thiên tai năm 2024 được dự báo còn diễn biến phức tạp. Do đó, Cục đê điều và phòng, chống thiên tai cần xác định sẽ có một vài đợt thiên tai cực đoan trong thời gian tới, chuẩn bị sẵn sàng mọi nguồn lực để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người cũng như tài sản của người dân. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục thông tin tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Xây dựng 21 vùng sản xuất lúa Japonica, lúa chất lượng cao

Năm 2023, Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội đã thực hiện 4 kế hoạch phát triển nông nghiệp giai đoạn 2021-2025. Trong đó, nổi bật là kế hoạch phát triển sản xuất lúa Japonica hàng hóa, chất lượng cao theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Trong năm vừa qua, Trung tâm đã xây dựng được 21 vùng sản xuất lúa Japonica và lúa chất lượng cao tại 20 xã thuộc 7 huyện với tổng diện tích 1.375ha, bao gồm: 60ha lúa theo hướng hữu cơ, 5ha lúa thảo dược, 730ha lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, 580ha lúa an toàn. Ngoài ra, kế hoạch về sản xuất bưởi đỏ, một số giống bưởi đặc sản, phát triển cây chuối... cũng được Trung tâm triển khai hiệu quả, xây dựng các vùng trồng bưởi, chuối quy mô lớn, chất lượng cao. Một số vùng trồng bưởi đặc sản, chuối công nghệ cao đã được xây dựng mã số vùng trồng hướng tới xuất khẩu.

  • Nghệ An đối mặt với nguy cơ hạn hán do lượng mưa đạt thấp

Theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi Nghệ An, do lượng mưa đạt thấp so với bình quân hằng năm nên đến nay trong số 1.061 hồ, đập thủy lợi của tỉnh, có hơn một nửa số hồ, đập có dung tích nước thiếu hụt, số hồ chứa đầy nước ít hơn hẳn so mọi năm. Trong đó, có hơn 100 hồ, đập do địa phương quản lý có dung tích nước chỉ đạt từ 40-70% dung tích thiết kế. Không chỉ khó khăn về nguồn nước, mà việc phục vụ tưới cho sản xuất còn gặp khó do nhiều công trình thủy lợi, trong đó có hệ thống kênh mương xuống cấp gây thất thoát, lãng phí nước. Trước nguy cơ đối mặt với hạn hán, các địa phương khuyến cáo bà con sử dụng tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ đông xuân cùng giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý..

  • Xác nhận 100 cá thể hươu đạt tiêu chí đực giống

Năm 2023, Trung tâm khuyến nông Hà Tĩnh khảo sát hơn 11.000 cá thể hươu đực giống của 4.000 hộ chăn nuôi trên điạ bàn 10 xã, thị trấn thuộc huyện Hương Sơn. Quá trình khảo sát đánh giá, ngành chuyên môn đã lựa chọn được 100 cá thể hươu đực xác nhận đạt tiêu chuẩn làm giống. Đây là cơ sở để những năm tới  huyện Hương Sơn nói riêng, tỉnh Hà Tĩnh nói chung nhân rộng đàn hươu từ những cá thể đực giống có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng, năng suất nhung tốt, góp phần phát triển bền vững nghề chăn nuôi hươu, mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho người chăn nuôi.

  • Hợp tác xã nông nghiệp giúp giải quyết tốt các quan hệ hợp tác

Theo số liệu từ Liên minh Hợp tác xã tỉnh Kiên Giang, năm 2023, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Kiên Giang phối hợp các sở, ngành, địa phương thành lập mới 85 tổ hợp tác, 29 hợp tác xã, tiến hành giải thể 16 hợp tác xã, xóa tên 9 hợp tác xã và 1 quỹ tín dụng nhân dân. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 2.270 tổ hợp tác và gần 520 hợp tác xã đang hoạt động. Hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp đã giải quyết tốt các quan hệ hợp tác, giúp nhau trong quá trình sản xuất. Hợp tác xã còn giúp thành viên tiết kiệm được thời gian để tự tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

  • Nhiều HTX nông nghiệp quy mô nhỏ, không đủ sức cạnh tranh

Còn tại tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 835 HTX nông nghiệp, lợi nhuận bình quân của các HTX đạt 276 triệu đồng/HTX/năm, Theo thống kê, Thanh Hóa đã hình thành được hơn 1.800 chuỗi liên kết bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, khu vực HTX phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, tốc độ tăng trưởng chậm, thiếu ổn định, một số HTX năng lực nội tại còn yếu, chưa tiếp cận được vốn vay của các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, sự liên kết, hợp tác giữa các HTX với nhau và với doanh nghiệp còn hạn chế, nhiều HTX quy mô nhỏ, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Một số HTX nông nghiệp còn thụ động và iệc hỗ trợ các HTX tìm kiếm thị trường, tiếp cận các nguồn vốn, giới thiệu đối tác kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm còn lúng túng.

  • Đẩy mạnh triển khai nền tảng dữ liệu số nông nghiệp

Cùng với việc đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, Đồng Tháp đang thí điểm triển khai nền tảng dữ liệu số nông nghiệp nhằm tích hợp, tạo cơ sở dữ liệu đồng bộ phục vụ công tác quản lý nhà nước. Theo Sở NN&PTNT Đồng Tháp, dữ liệu số về nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp vận hành trên nền tảng Vdapes với 6 lĩnh vực gồm: trồng trọt và bảo vệ thực vật; chăn nuôi, thú y; thủy sản; phát triển nông thôn; thủy lợi; lâm nghiệp. Để chuyển đổi số ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh toàn diện, năm 2024 và những năm tiếp theo, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục tự động thu thập, xử lý, thống kê số liệu tiến độ sản xuất thông qua ứng dụng công nghệ viễn thám; tiến hành thu thập dữ liệu thống kê về ứng dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, năm 2023 cả nước xảy ra 1.145 trận thiên tai. Thiên tai đã làm 169 người chết, mất tích, giảm 3% so với năm 2022. Thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 8.200 tỷ đồng. Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 2024 của Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nhận định, 2023 là một năm may mắn thiên tai không khốc liệt, song số người chết giảm không nhiều, chỉ 3% so với 2022, do đó, Thứ trưởng cho rằng Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai cần có những nghiên cứu kĩ hơn về nội dung này trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Băng

Quang Dũng

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn,  Quý vị và bà con có thể liên hệ với chương trình qua số hotline:   0912.145.266                               

 Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Năm 2024 dự báo sẽ có một vài đợt thiên tai mang tính cực đoan

Năm 2024 sẽ có một vài đợt thiên tai mang tính cực đoan; Nghệ An đối mặt với nguy cơ hạn hán do lượng mưa đạt thấp; Đẩy mạnh dữ liệu số nông nghiệp.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Thủy sản ngày 17/5/2024: Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch
Thời sự

Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch; Năng nóng giảm, người nuôi tôm đồng loạt thả giống; Chủ động nguồn giống, phát triển thương hiệu cá Bỗng Hà Giang.

Bản tin Thủy sản ngày 17/5/2024: Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch
4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ
Thời sự

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ; Nhiều loại sâu bệnh có thể phát sinh gây hại lúa xuân.

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ