| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau mất 5.200ha đất và rừng phòng hộ trong 10 năm vì sạt lở

Thứ Sáu 12/01/2024 , 18:05 (GMT+7)

Cần có cơ chế đặc thù để huy động nguồn lực trong phòng, chống thiên tai vì liên quan đến quy định pháp luật cần phải tháo gỡ, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhận định.

Hội nghị 'Tổng kết mô hình hợp tác công tư trong xây dựng công trình phòng, chống sạt lở ven biển tỉnh Cà Mau'. Ảnh: Trọng Linh.

Hội nghị "Tổng kết mô hình hợp tác công tư trong xây dựng công trình phòng, chống sạt lở ven biển tỉnh Cà Mau". Ảnh: Trọng Linh.

Sáng 12/1, Bộ NN-PTNT cùng UBND tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị "Tổng kết mô hình hợp tác công tư trong xây dựng công trình phòng, chống sạt lở ven biển tỉnh Cà Mau".

Hội nghị được triển khai theo tinh thần ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc về phòng, chống sụt lún, sạt lở và ngập úng ở ĐBSCL tại Thông báo số 349/TB-VPCP, ngày 24/8/2023 của Văn phòng Chính phủ.

Sạt lở cả biển Đông, biển Tây

Hiện nay, khu vực ĐBSCL với chiều dài khoảng 720km nhưng có hơn 50% chiều dài đang bị xói lở. Trong đó, hơn 70km đang bị xói lở với tốc độ từ 20 đến 50m mỗi năm. Trong các tỉnh ven biển khu vực ĐBSCL, Cà Mau được xem là “điểm nóng” khi có đến 187/254 km bờ biển bị sạt lở với nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, có hơn 90km chiều dài bị sạt lở ở mức độ nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.

Giai đoạn 2011 - 2021, sạt lở bờ biển đã làm mất đất và rừng phòng hộ ở Cà Mau với diện tích hơn 5.200 ha.

Trong 10 năm, sạt lở bờ biển đã làm mất đất và rừng phòng hộ của tỉnh Cà Mau với diện tích hơn 5.200 ha. Ảnh: Trọng Linh.

Trong 10 năm, sạt lở bờ biển đã làm mất đất và rừng phòng hộ của tỉnh Cà Mau với diện tích hơn 5.200 ha. Ảnh: Trọng Linh.

Trước hiểm họa sạt lở, trong nhiều năm liên tục, tỉnh Cà Mau ban bố tình huống khẩn cấp vùng ven biển và nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ và bộ, ngành Trung ương. Nhờ sự hỗ trợ đó mà đến nay, tỉnh này đã xây dựng hoàn thành được gần 63km kè bảo vệ bờ biển, với tổng kinh phí hơn 2.000 tỷ đồng. 

Những công trình kè ven biển ở Cà Mau được bố trí đủ vốn và đầu tư hoàn thiện đã phát huy hiệu quả rõ rệt, giúp làm giảm sóng biển, chống sạt lở và bước đầu đã gây bồi, tạo bãi, khôi phục lại được gần 1.000ha rừng phòng hộ.

Cần cơ chế đặt thù để huy động nguồn lực

Ngoài nguồn ngân sách, từ năm 2014, Cà Mau huy động nguồn lực của doanh nghiệp đầu tư xây dựng được 4km bờ kè chống sạt lở ven biển tại khu du lịch Khai Long thuộc ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, kinh phí khoảng 72 tỷ đồng. Công trình trên hoàn thành vào năm 2021, phạm vi được bảo vệ bên trong kè có chiều rộng khoảng 89m, tình từ đất liền đến chân kè, đoạn bờ biển có công trình không bị sạt lở thêm.

Khu vực kè ven biển Khu du lịch Khai Long (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) được thực hiện theo hình thức xã hội hoá. Ảnh: Trọng Linh.

Khu vực kè ven biển Khu du lịch Khai Long (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) được thực hiện theo hình thức xã hội hoá. Ảnh: Trọng Linh.

Trong khi đó, các khu vực liền kề khu du lịch Khai Long chưa có kè bảo vệ thì bị sạt lở nghiêm trọng. Trong đó, đoạn từ kè Khai Long đến kênh Năm Ô Rô và rạch Thọ (huyện Ngọc Hiển) bị sạt lở làm mất thêm 40ha rừng phòng hộ.

Theo ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, trong thời gian qua tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh diễn ra hết sức phức tạp, mặc dù đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn của Trung ương, tuy nhiên do nguồn lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, do đó tình trạng sạt lở những năm qua ngày càng nghiêm trọng hơn, diện tích đất, rừng bị mất cũng tăng theo.

Trong quá trình thực hiện huy động nguồn lực xã hội hóa trong xây dựng phòng, chống sạt lở, kết quả khả quan từ việc huy động nguồn lực chung tay với Nhà nước thực hiện nhiệm vụ giữ đất, giữ rừng tại Khai Long đã giúp Cà Mau mở ra hướng tiếp cận mới về giải pháp công trình, về huy động nguồn vốn đầu tư, trong tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch rừng trong giai đoạn tiếp theo.

Tỉnh Cà Mau đã giao cho Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý diện tích đất ven biển tại huyện Ngọc Hiển để thực hiện dự án Khu du lịch Khai Long. Công trình kè đã phát huy tác dụng tích cực trong phòng chống sạt lở ở khu vực được bảo vệ. Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Cà Mau đã giao cho Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý diện tích đất ven biển tại huyện Ngọc Hiển để thực hiện dự án Khu du lịch Khai Long. Công trình kè đã phát huy tác dụng tích cực trong phòng chống sạt lở ở khu vực được bảo vệ. Ảnh: Trọng Linh.

Tuy nhiên, để tiếp tục thực hiện việc xã hội hoá trong phòng, chống sạt lở ven biển, Cà Mau gặp nhiều vướng mắc. Bởi, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (số 64/2020/QH14 của Quốc hội) hiện không còn hình thức BT.

Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp: Hiện nay, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ở Việt Nam diễn biến hết sức phức tạp và nặng nề hơn. Ngân sách nhà nước đã bỏ ra hàng trăm nghìn tỷ vẫn chưa kiểm soát được vấn đề sạt lở. Do đó, câu chuyện xã hội hoá làm kè biển ở Khai Long là cách làm hay, sáng tạo, gợi mở vấn đề lớn không chỉ cho Cà Mau mà cả vùng ĐBSCL và cả nước nhằm tìm đường ra cho câu chuyện bảo đảm giữ đất, giữ rừng, lấn biển, để đất đai tổ quốc không bị mất thêm nhưng giảm gánh nặng từ ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, cần có cơ chế đặc thù để huy động nguồn lực trong phòng, chống thiên tai vì trong quá thực hiện còn liên quan đến nhiều vấn đề liên quan đến quy định pháp luật như Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Lâm nghiệp hay Luật Xây dựng… Đây là những vấn đề cần phải tháo gỡ.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại Hội nghị Tổng kết mô hình hợp tác công tư trong xây dựng công trình phòng, chống sạt lở ven biển tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại Hội nghị Tổng kết mô hình hợp tác công tư trong xây dựng công trình phòng, chống sạt lở ven biển tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, trong thời gian tới, phải thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh việc huy động nguồn lực thông qua xã hội hóa để phục vụ công tác phòng, chống thiên tai nói chung và phòng chống sạt lở nói riêng.

"Xét về yêu cầu thực tế, chúng ta phải làm nhưng theo cách nào, chúng ta phải tính toán. Bộ NN-PTNT sẽ cùng với Cà Mau hoàn thiện báo cáo trình Thủ tướng, đề xuất các giải pháp tốt nhất cho câu chuyện xã hội hoá đầu tư công trình phòng, chống sạt lở ven biển để tới đây có thể triển khai đại trà tại nhiều địa phương vùng ven biển", Thứ trưởng Hiệp cho biết.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cũng lưu ý, trong báo cáo cần làm rõ việc xã hội hóa sạt lở bờ biển phục vụ yếu tố thiên tai, sự chủ động của Nhà nước ra sao. Giao rõ nhiệm vụ mà doanh nghiệp cần thực hiện, cả mục đích sử dụng đất, công trình kè xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn như thế nào; đề xuất các vấn đề khác biệt cần ưu tiên tháo gỡ.

Xem thêm
Dự kiến trình cấp thẩm quyền phương án giảm 8 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Phiên họp của Ban Chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ đã thống nhất phương án trình cấp thẩm quyền về cơ cấu tổ chức của Chính phủ. Theo đó dự kiến có 22 bộ, cơ quan, gồm 17 bộ, cơ quan ngang bộ và 5 cơ quan thuộc Chính phủ.

Ngành nông nghiệp Bình Thuận phấn đấu tăng trưởng 3 - 3,5%

Năm 2024, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông, lâm, thủy sản của tỉnh Bình Thuận ước đạt 3,43%, vượt kế hoạch đề ra.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Long An tri ân các mạnh thường quân

Ngày 11/1, UBND tỉnh Long An tổ chức Lễ tri ân các nhà tài trợ, doanh nghiệp, mạnh thường quân vì sự phát triển và an sinh xã hội tỉnh Long An năm 2024.