Nâng cao khả năng lấy nước phục vụ nông nghiệp của sông Hồng

Nâng cao khả năng lấy nước phục vụ nông nghiệp của sông Hồng; Áp dụng chế tài mạnh với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; Chú trọng công tác dự báo, chủ động ứng phó thiên tai; Thu gần 2.000 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng trong 8 tháng; Trên 270 điểm sạt lở núi làm ảnh hưởng gần 3.000 hộ dân.

Quỳnh Anh  | 

Nâng cao khả năng lấy nước phục vụ nông nghiệp của sông Hồng

Tự động

Nâng cao khả năng lấy nước phục vụ nông nghiệp của sông Hồng

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Áp dụng chế tài mạnh với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai pháp luật về an toàn thực phẩm, an toàn sinh học trong chăn nuôi. Ông Phạm Kim Đăng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi thông tin, gần đây, tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã xuất hiện trở lại tại một số cơ sở chăn nuôi lợn, bò thịt tại các tỉnh miền Trung và miền Nam. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất ngành chăn nuôi trong nước. Việc đảm bảo không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển chăn nuôi bền vững. Chính vì vậy, công việc này sẽ được giám sát thường xuyên và tăng cường hơn trong những năm sắp tới. Chúng ta không chỉ siết chặt bằng những quy định, phạt hành chính mà còn sẽ áp dụng những chế tài mạnh, xử lý bằng pháp luật.

  • Chú trọng công tác dự báo, chủ động ứng phó thiên tai

Cũng trong tuần qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng. Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chia sẻ, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã đưa ra nhiều giải pháp về kỹ thuật giúp nông dân thích ứng, giảm nhẹ tác động của các loại hình thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp. Trong giai đoạn tiếp theo, Trung tâm sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, chú trọng vào công tác dự báo, phòng ngừa, chủ động ứng phó. Các cấp chính quyền cần phối hợp thực hiện hiệu quả đồng thời 2 mục tiêu ứng phó, giảm thiểu tác động của thiên tai và thích ứng đối với biến đổi khí hậu.

  • Thu gần 2000 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng trong 8 tháng

8 tháng năm 2023, cả nước ta thu gần 2.000 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, đạt gần 60% kế hoạch năm nhưng giảm 18% so với cùng kỳ năm trước. Theo đại diện Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, số tiền thu dịch vụ môi trường rừng đến thời điểm này giảm bởi quý III hàng năm mới là thời gian cao điểm thu tiền dịch môi trường rừng. Bên cạnh đó, hai quý đầu năm nay lượng mưa sụt giảm đáng kể, nước về các hồ thủy điện ít đi. Nhiều hồ thủy điện ở miền Bắc đầu năm do hạn hán, mưa ít còn thiếu nước phát điện nên nguồn thu giảm. Sản lượng điện tiêu thụ của các địa phương cũng giảm nên tác động đến nguồn thu tiền dịch vụ môi trường rừng. Tuy nhiên, với kế hoạch thu đặt ra năm 2023 là 3.200 tỷ đồng sẽ cơ bản đảm bảo.

  • Trên 270 điểm sạt lở núi làm ảnh hưởng gần 3.000 hộ dân

Theo báo cáo của Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Nghệ An, tính đến thời điểm này Nghệ An hiện có 274 điểm sạt lở núi, làm ảnh hưởng gần 3.000 hộ dân. Ông Nguyễn Quang Đông, Trưởng phòng Phòng chống thiên tai, Chi cục Thuỷ lợi tỉnh cho biết, khó khăn nhất hiện nay là hầu hết các điểm sạt lở, sụt lún đều nằm ở khu vực vùng núi, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Trong khi đó, nguồn kinh phí khắc phục hậu quả bão lụt hàng năm không nhiều nên hầu hết các hộ dân tự huy động nguồn lực để xử lý tạm thời khắc phục sạt lở như thuê máy bạt mái taluy, hoặc xây dựng các bờ kè đá nhỏ.

  • Nhện đỏ gây hại nhiều diện tích sắn lại Gia Lai

Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai hiện có trên 35.000 ha sắn. Nắng nóng kéo dài trong tháng 8 đã làm nhiều diện tích sắn của người dân bị nhện đỏ gây hại. Trong đó, thị xã Ayun Pa bị gây hại gần 70 ha, huyện Ia Pa có 778 ha, huyện Krông Pa rải rác trên toàn bộ 22.700 ha. Ngay sau khi phát hiện nhện đỏ gây hại trên cây sắn, ngành chức năng đã trực tiếp xuống cơ sở kiểm tra, rà soát, xác định mức độ gây hại và giai đoạn sinh trưởng của cây để khoanh vùng, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng trừ, không để bệnh lây lan trên diện rộng.

  • Ngăn chặn tình trạng săn bắt chim hoang dã, chim di cư

Theo quy luật, hằng năm từ tháng 9 đến tháng 12, nhất là gần đến mùa mưa bão, các loài chim trời như cò, vạc, cói, triết... thường di cư và tìm nơi trú ngụ trên những cánh đồng. Đây cũng là thời điểm gia tăng nạn săn bắt những loài chim này. Để ngăn chặn tình trạng săn bắt chim trời, thời gian qua Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản gửi các sở, ban, ngành có liên quan về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, chim di cư trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chỉ đạo này, cuối tuần qua, Hạt kiểm lâm ven biển đã tham mưu cho TP Sầm Sơn, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa thành lập 2 tổ công tác liên ngành ra quân kiểm tra trực tiếp tại một số xã, phường. Qua đó, phát hiện và thu giữ 5.000 m lưới, 70 xốp cò giả, 55 bẫy sập, thả về tự nhiên 25 con cò mồi.

  • Hải Dương cấp 6.650 lít hóa chất khử trùng môi trường chăn nuôi

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương vừa cấp hơn 6.650 lít hóa chất cho 12 Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các địa phương để triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 2 trên địa bàn. Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 2 diễn ra từ ngày 15/9 – 15/10 nhằm chủ động tiêu diệt mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, hạn chế dịch bệnh phát sinh. Chi cục cũng yêu cầu chủ các cơ sở chăn nuôi phát quang cây cỏ xung quanh chuồng trại, thu gom phân rác để đốt hoặc chôn, khơi thông cống rãnh, vệ sinh, tiêu độc toàn bộ chuồng trại, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, thức ăn… Phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực chuồng nuôi và vùng phụ cận 2 lần/tuần, rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi.

  • Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho dừa sáp Trà Vinh

Ông Trần Văn Út Tám, Phó Giám Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Trà Vinh thông tin, tỉnh này vừa đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý "Trà Vinh" cho sản phẩm dừa sáp với tổng kinh phí hơn 1,5 tỷ đồng. Việc đăng ký bảo hộ địa lý trên sản phẩm như dừa sáp nhằm gia tăng giá trị và thương hiệu của sản phẩm dừa sáp trên thị trường. Đồng thời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, chế biến, và cung cấp sản phẩm. Hiện tỉnh Trà Vinh có 750ha dừa sáp, cung cấp cho thị trường hơn 2,3 triệu trái sáp/năm. Sắp tới, tỉnh Trà Vinh sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động liên quan đến chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm  đậu phộng, tôm khô, cua biển, và dưa hấu.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, vừa qua, các cơ quan chuyên môn của Bộ NN-PTNT đã có chuyến khảo sát thực địa để tính toán, lựa chọn số lượng, vị trí và quy mô công trình đập dâng trên sông Hồng. Dựa trên các chỉ số, kết quả thu được, đoàn khảo sát đánh giá, vấn đề hạ thấp mực nước trên sông Hồng đã diễn ra mạnh mẽ trong thời gian hơn 10 năm trở lại đây và ảnh hưởng không nhỏ đến các công trình thủy lợi lấy nước dọc con sông này. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng các đập dâng sẽ giúp nâng cao khả năng lấy nước phục vụ nông nghiệp trong giai đoạn mùa kiệt và phục vụ trực tiếp cho một số hệ thống thủy nông lớn. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, mời quý vị và bà con cùng đến với chia sẻ của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp.

Phạm Huy

Băng

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn,  Quý vị và bà con có thể liên hệ với chương trình qua số hotline:   0912.145.266                               

 Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Nâng cao khả năng lấy nước phục vụ nông nghiệp của sông Hồng

Nâng cao khả năng lấy nước phục vụ nông nghiệp của sông Hồng; Áp dụng chế tài mạnh với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; Chú trọng công tác dự báo, chủ động ứng phó thiên tai; Thu gần 2.000 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng trong 8 tháng; Trên 270 điểm sạt lở núi làm ảnh hưởng gần 3.000 hộ dân.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 8/5/2024: Phát hiện 650 vụ phá rừng trong 4 tháng
Thời sự

Phát hiện 650 vụ phá rừng trong 4 tháng; Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có 50 tổ phòng chống, chữa cháy rừng; Bắc Tây Nguyên phát triển vùng nguyên liệu gỗ.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 8/5/2024: Phát hiện 650 vụ phá rừng trong 4 tháng
Bản tin Thủy sản ngày 8/5/2024: Xuất khẩu cá tra sang Mỹ có kim ngạch cao nhất kể từ tháng 6/2023
Thời sự

Xuất khẩu cá tra sang Mỹ có kim ngạch cao nhất kể từ tháng 6/2023; Xác định nguyên nhân tôm chết bất thường; Hơn 2.500 tàu cá hết hạn giấy phép khai thác thủy sản.

Bản tin Thủy sản ngày 8/5/2024: Xuất khẩu cá tra sang Mỹ có kim ngạch cao nhất kể từ tháng 6/2023