Nâng cao năng lực quản lý thông tin, tăng hiệu quả khai thác thủy lợi

Việc quản lý thông tin sẽ giúp công tác vận hành công trình thủy lợi đạt hiệu quả hơn, làm cơ sở để ngành thủy lợi thực hiện tốt nhiệm vụ.

Quỳnh Anh - Xuân Hào  | 

Nâng cao năng lực quản lý thông tin, tăng hiệu quả khai thác thủy lợi

Tự động

Nâng cao năng lực quản lý thông tin thủy lợi, tăng hiệu quả khai thác công trình

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Thủy lợi và phát triển

Thưa quý vị và bà con, Việt Nam hiện có khoảng 3.450 con sông với chiều dài từ 10 km trở lên, tổng lượng nước mặt hàng năm khoảng 840 tỷ m3. Tuy nhiên, trong đó hơn 60% sản sinh ở bên ngoài lãnh thổ. Nguồn nước nội sinh trong lãnh thổ chỉ chiếm 37%. Bên cạnh đó, hệ thống công trình thủy lợi có vai trò quan trọng với sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội, tuy nhiên, thời gian qua, việc quản lý nguồn nước ở Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức như trình trạng hán hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, tình trạng ngập úng diễn biến phức tạp… gây ra thiệt hại không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt tại khắp các khu vực trên cả nước. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là việc quản lý thông tin thủy lợi chưa được thực hiện tốt, dẫn đến hiệu quả khai thác công trình thủy lợi chưa cao.

MC 2:

Vâng thưa quý vị và bà con, Việt Nam được đánh giá là có hệ thống sông ngòi dày đặc, thủy lợi Việt Nam trong nhiều thập kỉ qua đã góp phần xây dựng nên một nền nông nghiệp trù phú với nhiều sản phẩm chủ lực, không chỉ đả bảo an ninh lương thực trong nước mà còn xuất khẩu ra thế giới. Thế nhưng, hệ thống sông ngòi của nước ta chủ yếu là các dòng sông nhỏ, ít sông lớn, nguồn nước nội sinh chiếm tỉ lệ thấp. Như vậy, việc đầu tư xây dựng và công tác vận hành các công trình thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong điều tiết nguồn nước đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Bên cạnh thách thức do tác động của biến đổi khí hậu, bởi những nguyên nhân khác nhau mà nhiều hệ thống thủy lợi Việt Nam cũng đang xuống cấp và chưa được đầu tư sửa chữa kịp thời. Điều đó đã gây ra những thiệt hại về kinh tế cũng như hoạt động sản xuất nông nghiệp trong nhiều năm qua và thậm chí đe dọa đến tính mạng con người. Ông Lương Văn Anh, Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi chia sẻ:

Băng 1

Tại Việt Nam, Thanh Hóa là địa phương có hệ thống sông ngòi phong phú với 4 hệ thống sông chính là sông Mã, sông Hoạt, sông Bạng, sông Yên. Hiện địa phương này có hơn 2.500 công trình thủy lợi đầu mối. Hệ thống hạ tầng thủy lợi đã và đang phục vụ tưới, tiêu ổn định cho 310.000 ha đất gieo trồng cây hàng năm. Tuy nhiên, đa phần công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đều đã được xây dựng lâu năm, không đồng bộ, việc đại tu, sửa chữa lại hạn chế, nên nhiều công trình đã xuống cấp. Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình thủy lợi chủ yếu đánh giá trực quan bằng mắt thường nên sẽ ảnh hưởng đến việc theo dõi, chỉ đạo, quản lý vận hành công trình.

Theo thống kê, toàn tỉnh Thanh Hoá hiện có gần 1.300 công trình thủy lợi bị hư hỏng, cần duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa. Toàn tỉnh có 86 hồ chứa bị hư hỏng nặng có nguy cơ mất an toàn. Các công trình thủy lợi xuống cấp đã khiến việc điều tiết, cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp tại địa phương gặp nhiều khó khăn. Đơn cử như tại Chi nhánh thủy lợi Quảng Xương của Công ty Thủy nông Sông Chu, ông Cao Thế Sơn, Giám đốc Chi nhánh thông tin:

Băng Thanh Hóa

Được biết đến là là một trong 5 lưu vực sông lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích gần 28.500 km2, lưu vực sông Mã trải rộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hơn 8.200 km2 và hơn 240 km chiều dài. Hiện nay, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, ngập úng thường xuyên xảy ra ở khu vực này với mức độ ngày càng cực đoan, ảnh hưởng đến hiệu quả lấy nước của các công trình thủy lợi. Cùng với đó, nhiều hệ thống thủy lợi ở đây đang xuống cấp, lạc hậu, thiếu cơ sở vật chất và trang thiết bị quản lý dẫn đến hiệu quả phục vụ suy giảm.

Trước thực tế đó, năm 2022, Dự án “Xây dựng hệ thống quản lý thông tin thủy lợi tổng hợp tại lưu vực sông Mã - miền Trung Việt Nam (tỉnh Thanh Hóa)” do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ đã được khởi động với mong muốn tiếp nhận những thành tựu khoa học - công nghệ và kĩ thuật hiện đại đã được áp dụng hiệu quả ở Hàn Quốc để quản lý thông tin thủy lợi ở Việt Nam, cụ thể là lưu vực sông Mã. Dự án sẽ hỗ trợ các thiết bị, giải pháp quản lý nguồn nước và vận hành tối ưu công trình thủy lợi, hỗ trợ điều hành an toàn đập, hồ chứa và phòng, chống thiên tai. Đến nay, dự án đã đi được nửa chặng đường, tại cuộc họp giữa kỳ lần thứ nhất của dự án mới đây, bà Kim Chô Rông – Điều phối viên Dự án Thông tin:

Băng 2

Cũng tại cuộc họp này, ông Nguyễn Mạnh Hùng, đại diện Cục thủy lợi, thông tin về Quy trình điều hành các đợt lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ mà ngành thủy lợi Việt Nam đang thực hiện.

Băng 3

MC 1

Thưa quý vị và bà con, trong tiến trình hướng tới nền nông nghiệp hiện đại với những yêu cầu tất yếu về chuyển đổi số, việc xây dựng hệ thống quản lý thông tin nói chung và quản lý thông tin trong lĩnh vực thủy lợi nói riêng là giải pháp quan trọng. Việc quản lý thông tin sẽ giúp công tác quản lý, khai thác, vận hành công trình thủy lợi đạt hiệu quả tốt hơn, làm cơ sở để ngành thủy lợi ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ cung cấp nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, tiếp tục đóng góp vào hành trình kiến tạo nên những thành tựu mới của nông nghiệp Việt Nam.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực thủy lợi.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con,

Thời gian qua, chính quyền tỉnh Long An đã thường xuyên yêu cầu chủ đầu tư các hạ tầng công nghiệp, khu dân cư phải xây dựng hoàn thành hệ thống xử lý nước thải và thu gom, xử lý nước thải đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường. Các cấp, các ngành chuyên môn cũng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi xả nước thải không bảo đảm quy chuẩn ra sông, kênh, rạch. Theo Kế hoạch về quan trắc chất lượng môi trường tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025, tại hệ thống các kênh, rạch chính trên địa bàn tỉnh, có 25 vị trí được thực hiện quan trắc môi trường; nước mặt ở các sông có 68 vị trí quan trắc môi trường. Tần suất quan trắc của kênh, rạch chính và mặt nước sông là 6 lần/năm. Quan trắc nguồn nước mặt định kỳ, liên tục sẽ giúp phát hiện kịp thời ô nhiễm môi trường, nguy cơ ô nhiễm và đánh giá được diễn biến, tình hình chất lượng nguồn nước.

MC 2: tin 2

Tương tự tại Tây Ninh, Mùa khô năm nay, Sở TN&MT tỉnh đã triển khai Kế hoạch Bảo vệ môi trường nguồn nước sông, suối, kênh, rạch, định kỳ hàng tuần cử cán bộ kiểm tra, khảo sát lưu vực sông, các nguồn thải từ 2 -3 lần, không kể ngày nghỉ, lễ. Qua kiểm tra, chưa phát hiện tình trạng doanh nghiệp xả trộm chất thải chưa qua xử lý ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước tại khu vực ô nhiễm. Nguyên nhân chính nước sông ở một số nơi ô nhiễm là do các khu vực này tiếp nhận gần 50.000m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý, trong đó có khoảng gần 3000 cơ sở, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, tiệm ăn, sửa xe,… với tổng lưu lượng nước thải phát sinh là 8.000 m3/ngày.đêm xả trực tiếp ra môi trường.

MC 1: tin 3

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Ninh, từ năm 2021 đến nay, tỉnh đã phát hiện, lập biên bản và kiến nghị chính quyền các địa phương xử lý 893 trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều và thủy lợi, chưa kể hàng nghìn trường hợp vi phạm cũ từ năm 2000 trở về trước. Tỉnh quyết tâm xử lý, giải tỏa các trường hợp vi phạm và ngăn chặn, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm mới, tái phạm nhiều lần. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Ninh đề nghị các địa phương phát huy tinh thần trách nhiệm, tổ chức rà soát, phân loại, đánh giá mức độ vi phạm đối với từng trường hợp để đưa ra mốc thời gian xử lý. Qua đó, từng bước chấn chỉnh vi phạm, góp phần ngăn chặn, phòng ngừa các trường hợp vi phạm Luật Đê điều, Luật Thủy lợi trên địa bàn.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lai.

Tự động

Nâng cao năng lực quản lý thông tin, tăng hiệu quả khai thác thủy lợi

Việc quản lý thông tin sẽ giúp công tác vận hành công trình thủy lợi đạt hiệu quả hơn, làm cơ sở để ngành thủy lợi thực hiện tốt nhiệm vụ.

Quỳnh Anh - Xuân Hào

Tin liên quan

Các chương trình

Khơi thông các nguồn lực quốc tế cho 1 triệu ha lúa chất lượng cao
Phóng sự

Dù nhận được sự ủng hộ lớn nhưng Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL đang gặp phải một số vướng mắc trong quá trình huy động nguồn lực.

Khơi thông các nguồn lực quốc tế cho 1 triệu ha lúa chất lượng cao
Có thủy lợi tốt giúp nông dân Tam Nông cải thiện năng suất cây trồng
Phóng sự

Các công trình thủy lợi không chỉ giúp cải thiện năng suất cây trồng mà còn đảm bảo an toàn lương thực và sinh kế cho người dân địa phương.

Có thủy lợi tốt giúp nông dân Tam Nông cải thiện năng suất cây trồng