Nắng nóng, làm sao để trẻ đỡ đổ bệnh?
Trong điều kiện nắng nóng gay gắt kéo dài, trẻ em là đối tượng dễ bị tác động nhất. Phụ huynh cần có những biện pháp đồng hành cùng con để trẻ không đổ bệnh.
Lê Bình - Yến Nhi | 17:14 05/05/2024
Nắng nóng, làm sao để trẻ đỡ đổ bệnh?
Nắng nóng gay gắt kéo dài tại khu vực miền Nam khiến cho trẻ em là đối tượng dễ bị tác động nhiều nhất. Phụ huynh cần có những biện pháp đồng hành cùng con để trẻ không đổ bệnh.
MC 1:
Thưa quý bà con, thời gian qua tình hình thời tiết tại khu vực miền Nam diễn biến phức tạp. Nắng nóng kéo dài với nhiệt độ sắp xỉ 40 độ C, gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và cuộc sống của người dân.
Tại TPHCM, số lượng người lớn, trẻ nhỏ nhập viện ngày một tăng, đặc biệt là những bệnh liên quan đến tiêu hóa, viêm hô hấp trên, say nắng, sốc nhiệt.
Với trẻ em, do hệ miễn dịch của đối tượng này chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu kém thời tiết nắng nóng rất dễ làm trẻ bị mắc bệnh và nhiều tác động không tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, số lượng trẻ đến khám gia tăng trong những tháng qua. Các nhóm bệnh được ghi nhận bao gồm: tiêu chảy cấp, nhiễm khuẩn đường ruột, viêm đường hô hấp, sốt phát ban, bệnh về da. Từ đầu năm đến nay, số lượng bệnh nhi đến khám tại bệnh viện này có liên quan đến thời tiết nắng nóng dao động từ 15.000 - 26.000/ tháng, tương đương khoảng từ gần 1.000 lượt khám mỗi ngày.
Tại bệnh viện Nhi đồng Thành phố, có rất đông phụ huynh chờ đến lượt khám bệnh cho con cũng như chờ kết quả khám bệnh. Dù không gian bệnh viện thoáng đãng, hệ thống máy lạnh, máy quạt hoạt động liên tục nhưng với thời tiết oi bức khó chịu, phụ huynh phải trang bị thêm quạt giấy để quạt cho con và cho trẻ uống nước để giải nhiệt.Phần lớn các phụ huynh tại đây đều cho rằng, từ khi thời tiết bắt đầu nắng nóng khó chịu, các bé hay bứt rứt, khó chịu, dễ mệt mỏi và sức khoẻ cũng kém hơn. Phát băng.
Ở nhà thì bé bị sốt, xong lên đây bé sốt 6 ngày, ở nhà trời nắng nóng, bé chịu không nổi
Thời tiết này bé thở không nổi, ngủ khó, giấc trưa như vầy bé khó ngủ lắm, khóc hoài à
Bé thở nhanh, thở gấp, bé sốt á, bị viêm phổi với trào ngược dạ dày thực quản, thời tiết vầy bé cứ nóng nóng, sốt, khò khè vậy hoài
Bác sĩ nói bé bị viêm phổi, viêm phế quản, ở nhà là ngủ máy lạnh, hay uống nước đá. Tui thấy hình như mùa á, bé nhập viện nhiều đông lắm
Thời tiết thay đổi như thế này nè, bé đi học, nhiều bé nọ lây nhau, lây chéo nên bệnh nhiều
Nhiều phụ huynh cho rằng, thời tiết nắng nóng khiến bệnh của các bé dai dẳng, lâu khỏi hơn, dù đã chú ý đảm bảo vệ sinh ăn uống nhưng trẻ vẫn dễ mắc bệnh.
Từ hôm đó đến nay, cháu ngoại tôi bị viêm họng, ho, mua thuốc uống 12 ngày mà chưa bớt. Mới hôm qua, cho ăn cơm xong thì nó than đau bụng, dù đồ ăn tôi vẫn nấu bình thường, thậm chí là kỹ hơn sáng nấu canh sáng, trưa nấu canh ăn chiều chứ không để ăn nguyên ngày nhưng mà bé vẫn bị bệnh nhiều hơn trước. trời nắng này rất nguy hiểm
Thời tiết nắng nóng, nhiều trẻ em cả ngày không ra khỏi phòng máy lạnh. Thậm chí vừa đi học về là chạy ngay vào phòng máy lạnh dù nắng nóng. Một phụ huynh cho biết:
2 đứa cháu nhà tôi hầu như xa được cái máy lạnh. Như lễ 30/4 vừa rồi, các cháu được về quê chơi với ông bà, nhưng chỉ ở được một đêm là sáng hôm sau về ngay lại SG vì quê nóng quá, lại không có máy lạnh. Dù biết trẻ ở suốt máy lạnh không tốt nhưng giờ nóng quá, không biết làm sao hơn.
Thưa quý thính giả,
Để giúp các phụ huynh đồng hành và có thêm những kiến thức để đồng hành, bảo vệ sức khỏe cùng trẻ, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã có cuộc trao đổi ngắn với TTƯT.BS.CK2 Đặng Thị Kim Huyên, Giảng viên Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM về vấn đề này. Đây cũng là vị bác sĩ nổi tiếng với biệt danh bác sĩ Khủng Long Nhí có nhiều chia sẻ kiến thức cho các phụ huynh về kiến thức chăm sóc con nhỏ trên các nền tảng mạng xã hội. Xin mời quý bà con cùng lắng nghe.
MC 2: Tương tác
Câu 1. Thưa bác sĩ Kim Huyên, thời tiết nắng nóng như hiện nay thì trẻ em sẽ dễ mắc bệnh gì?
Câu 2. Những thói quen nào ở trẻ mà cha mẹ cần hạn chế để trẻ không dễ mắc bệnh trong thời tiết oi bức?
Câu 3. Nắng nóng cũng rất dễ khiến trẻ bị sốc nhiệt, sốt, thậm chí là co giật. Xin bác sĩ hướng dẫn cách xử lý.
Câu 4. Cuối chương trình, xin bác sĩ Kim Huyên hướng dẫn cha mẹ và các bạn nhỏ cùng vượt qua thời tiết nắng nóng an toàn và hiệu quả?
MC 1:
Thưa quý thính giả và bà con,
Thời tiết nắng nóng ở khu vực Nam Bộ và TP.HCM được dự báo sẽ còn kéo dài với nền nhiệt cao. Điều này đe doạ rất lớn đến sức khoẻ của trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Phần lớn trẻ dưới 5 tuổi, mọi nhu cầu của bản thân đều phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ hay người chăm sóc.
Việc chăm sóc thích hợp, đặc biệt là vào những những lúc thời tiết quá nóng sẽ góp phần giúp trẻ thích nghi tốt hơn vớithời tiết, cải thiện sức đề kháng và giúp trẻ luôn khỏe mạnh trong suốt thời kỳ nắng nóng.
Tới đây, chương trình Sức khỏe nhà nông của NongnghiepRadio xin được tạm dừng. Xin chào và hẹn gặp lại quý vị vào số phát sóng sau. Xin chào và hẹn gặp lại.
Nắng nóng, làm sao để trẻ đỡ đổ bệnh?
Trong điều kiện nắng nóng gay gắt kéo dài, trẻ em là đối tượng dễ bị tác động nhất. Phụ huynh cần có những biện pháp đồng hành cùng con để trẻ không đổ bệnh.
Lê Bình - Yến Nhi
Tin liên quan
Các chương trình
Thường xuyên ngồi xổm, bẻ khớp, đi giày cao gót, tập luyện quá sức… sẽ làm tăng áp lực lên khớp, khiến xương khớp thoái hóa nhanh hơn.
Thói quen ăn mặn khiến cơ thể dễ bị nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ, các bệnh về thận, suy tim, mù lòa...